Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 13

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 13

NGŨ VĂN.BÀI 13. TIẾT 61

Văn bản: Làng

 Kim Lân

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học, giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tình thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

 - Nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp cua rnhà văn Kim Lân

 - Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt tác phẩm

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 C. Tiến trình họat động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc bài thơ Anh trăng ( Nguyễn Duy ). Em hiểu gì về trạng thái giật mình của nhân vật trữ tình ở khổ thơ cuối?

 - Nêu ý nghĩa chung của bài thơ?

 Bước 3: Bài mới

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2006
	Ngũ văn.Bài 13. Tiết 61
Văn bản: Làng
	 Kim Lân
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tình thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
	- Nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp cua rnhà văn Kim Lân
	- Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt tác phẩm
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
	C. Tiến trình họat động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc bài thơ Anh trăng ( Nguyễn Duy ). Em hiểu gì về trạng thái giật mình của nhân vật trữ tình ở khổ thơ cuối?
	- Nêu ý nghĩa chung của bài thơ?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi chú thích * ( T171)
? Nêu một số nét chính về tác giả?
- GV giới thiệu thêm về tác giả.
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Bối cảnh xã hội nước ta và hoàn cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
GV tóm tắt ngắn gọn tác phẩm: 
Trong kháng chiến, ông Hai - người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng đi tản cư. Ơ nơi tản cư, nghe tin đồn làng mình theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.
- Tóm tắt phần văn bản bị lược bỏ
- GV đọc mẫu một đoạn
- HS lần lưột đọc tiếp
- Chú ý các chú thích. GV giới thiệu thêm một số từ cũ, từ địa phương.
? Có thể chia văn bản thành mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?
- Cuộc sống của ông Hai và gia đình ở nơi sơ tán.
- Tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng.
- Tâm trạng của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng.
GV giới thiệu lại phần đầu văn bản
? Cuộc sống của gia đình ông Hai ở nơi sơ tán được kể như thế nào?
 ? Em có nhận xét gí về cuộc sống gia đình ông?
- Trong cuộc sống khó khăn chung của toàn dân ấy, ông luôn quan tâm đến làng mình.
? Ông Hai nhớ những gì ở làng?
? Em hình dung ra tâm trạng ông Hai như thế nào khi nghĩ về làng? Vì sao ông có tâm trạng ấy?
? Qua đó em hiểu tâm trạng của ông Hai đối với làng như thế nào?
Theo dõi đoạn: Ông Hai đi nghênh ngang... vui quá
? Tìm những chi tiết thể hiện sự quan tâm của ông với cuộc kháng chiến của dân tộc?
? Lời văn của đoạn này có gì đặc biệt?
? Nhận xét về tình cảm của ông Hai với kháng chiến?
? Như thế, ta có thể đánh giá chung như thế nào về nhân vật ông Hai qua phần văn bản này?
Theo dõi chú thích.
Độc lập
Độc lập
Nghe
Độc lập
Đọc bài
Độc lập
Độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
Thảo luận tự do
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Kim Lân tên thật: Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê Kinh Bắc ( Bắc Ninh )
- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn
- Kim Lân am hiểu, gắn bó với nông thôn và người nông dân
- Tác phẩm nổi tiếng: Làng, Vợ nhặt, Ông Cản Ngũ...
2. Tác phẩm:
- Viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn Nghệ năm 1948
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: chú thích sgk
- Bổ sung:
+ vạt: mảnh, vùng, khoảng đất
+ gồng: gánh một dầu có hàng, một đầu không có gì ( dùng tay chặn lên đòn gánh)
+ liếp: tấm phên
+ vưỡn: vẫn
2. Bố cục: Chia ba đoạn
- Từ đầu đến vui quá: 
- Tiếp đến vơi đi được đôi phần: 
- Còn lại: 
3. Phân tích:
a. Tâm trạng của ông Hai và gia đình ở nơi sơ tán:
- Xa quê ... ở nhờ nhà người khác
mọi người lo kiếm sống ( vợ và con gái đầu lo chạy chợ, ông và 2 đứa con nhỏ tìm đất trồng trọt)
Cuộc sống tạm bợ, khó khăn song vẫn gắng giữ nề nếp.
- Ông Hai luôn nhớ về làng:
... cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... không biết chòi gác ở đầu làng dựng xong chưa? ... đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm...?
Ông Hai rất vui ( vì làng ông là làng tích cực kháng chiến )
Ông Hai gắn bó với làng quê, tự hào về làng và có trách nhiệm với làng.
... đi nghênh ngang ... hai tay vung vẩy... gặp ai cũng níu lại, cười cười... 
vào phòng thông tin nghe đọc báo... đấy cứ kêu chúng nó trẻ con...
khiếp thật, tinh những người giỏi cả... ruột gan ... múa lên, vui quá...
Sử dụng nhiều khẩu ngữ, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật 
 tình cảm với kháng chiến tha thiết, nồng nhiệt và hết sức chất phác, chân thành.
* Tóm lại: Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê kháng chiến.
	Bước 4: Củng cố
	- Nêu nhận xét chung về nhân vật ông Hai qua phần văn bản đã tìm hiểu
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung. Tóm tắt văn bản
	- Soạn tiếp phần còn lại
 _________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 02 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn.Bài 13. Tiết 62
Văn bản: Làng
	Kim Lân
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Tiếp tục tìm hiểu văn bản, tìm hiểu tình yêu làng của ông Hai biểu hiện qua những thử thách
	- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật, diến biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật.
	- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm
	- Tích hợp với phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu vài nét về tác giả - Tác phẩm Làng ? 
	- Tóm tắt văn bản. 
	- Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai ở nơi sơ tán?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Theo dõi đoạn: Ông lão náo nức... giọng lạc hẳn đi
? Tóm tắt phần truyện kể về nhân vật ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng?
? Tìm chi tiết thể hiện cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc?
? Tìm chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của ông Hai khi quay trở về?
? Nhận xét về cách diễn tả?
? Các chi tiết đó cho thấy tâm trạng ông Hai lúc này như thế nào?
? Theo dõi đoạn: Ông lão bỗng ngừng lại ... đã rõ cái cơ sự này chưa?
? Cảm nghĩ cực nhục của ông Hai được thể hiện trong đoạn văn nào?
? Em hiểu gì về suy nghĩ của ông Hai?
? ý nghĩ cho rằng cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước cho em hiểu ông Hai là người như thế nào?
? Gia đình ông Hai lâm vào hoàn cảnh như thế nào khi có tin làng chợ Dầu theo giặc? Thái độ, hành động của ông ra sao?
? Trong đoạn, tác giả sử dụng kiểu ngôn ngữ nào?
? Nhân vật ông Hai đã bộc lộ tâm trạng như thế nào qua những độc thoại này?
Theo dõi đoạn: Ông lão ôm thằng con út... đôi phần
? Nội dung của cuộc trò chuyện?
? Cuộc trò chuyện được kể bằng khẩu ngôn ngữ nào? 
- Thảo luận
? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con của mình?
? Cảm xúc của ông khi nói chuyện với con được biểu hiện như thế nào?
? Từ đó em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông với làng, với kháng chiến, với đất nước?
? Những suy nghĩ, dằn vặt của ông Hai cho chúng ta biết về một con người như thế nào?
- Tóm tắt đoạn văn bản còn lại.
? Khi biết tin làng mình không theo giặc, dáng vẻ ông Hai như thế nào?
? Dáng vẻ ấy cho em biết tâm trạng ông Hai như thế nào?
? Lúc này hành động, cử chỉ của ông ra sao?
? Cử chỉ đó phản ánh nội tâm như thế nào?
? Tại sao ông Hai lại mừng, khoe: Tây nó đốt nhà tôi rồi?
? Từ những cử chỉ, lời nói dáng vẻ ấy, em hiểu ông Hai là người như thế nào?
HS đọc ghi nhớ ( sgk )
? Nêu nhận xét về những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
? Chủ đề của truyện?
? Nét riêng của tình yêu làng của ông Hai là gì?
Đọc bài
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
Thảo luận nhóm
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Thảo luận nhóm
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Thảo luận
Đọc ghi nhớ
Độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
3. Phân tích:
b. Tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng:
- Khi vừa nghe tin xấu về làng:
....Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân ... lặng đi, tưởng như không thở được... một lúc lâu mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ...
- Khi quay về:
....vờ lảng ra chỗ khác...cúi gằm mặt xuống mà đi...nằm vật ra giường...
Dùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 
ông Hai bàng hoàng, xấu hổ đau xót và uất ức.
- Khi suy nghĩ:
....ngờ ngợ....
....không có lửa làm sao có khói...
....rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao...
Ông Hai đang vừa tự thanh minh, bào chữa lại vừa tự kết tội cho những những người làng mà ông vốn rất tin về tinh thần chiến đấu 
Ông vô cùng bối rối, hoang mang về tin đồn, căm ghét những kẻ bán nước Ông là người có tinh thần yêu nước nồng nàn.
- ở nơi tản cư: 
......nghe có lệnh đuổi người làng chợ Dầu
......Về làng: không về nữa, vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ... Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù...
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Ông Hai đang có cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt song thái độ ông rất kiên quyết, yêu làng sâu sắc nhưng không thể vì làng mình mà làm mất đi tình yêu cao cả: tình yêu đất nước
tâm trạng cay đắng, tỉu nhục, uất hận.
- Khi trò chuyện với con:
Bố con ông nói với nhau về hai việc nhà ta ở làng chợ Dầu và ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.
Dùng ngôn ngữ đối thoại
 khẳng định tình cảm với làng, với kháng chiến
* HS thảo luận:
- Vì ông Hai không biết giãi bày cùng ai, ông nói với con để bày tỏ lòng mình.
- Nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má.
Ông là người có tấm lòng son sắt, thủy chung với làng quê, với đất nước, vớib kháng chiến.
* Tóm lại:
- Ông Hai là một người yêu quê hương, yêu đất nước chân thật, đằm thắm.
- Một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi
c. Tâm trạng của ông Hai khi thoát khỏi tin xấu về làng:
- Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên... mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy...
Ông Hai rất vui sướng, nhẹ nhõm...
... vừa đến ngõ đã lên tiếng ... lật đật... bô lô: Tây nó đốt nhà tôi rồi! ... múa tay lên mà khoe...
Ông Hai sung sướng, hả hê đến cực điểm
- Thảo luận:
- Vì đó là bằng chứng của việc gia đình ông, làng ông là một làng kháng chiến thật sự.
Kết luận: Ông Hai là người coi trọng danh dự yêu làng, yêu nước, hết lòng vì kháng chiến.
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
1. Nghệ thuật của truyện: 
- Tác giả thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, kết hợp miêu tả ngoại hình và nội tâm, nhất là dùng đọc thoại để miêu tả tâm lý nhân vật
- Lời văn tự nhiên, hồn hậu, sử dụng nhiều khẩu ngữ, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
2.Chủ đề của truyện: Tình yêu làng của người nông dân thống nhất, gắn bó với tình yêu nước. Đó là tình cảm mới 
xuất hiện trong tâm hồn, tình cảm của người nông dân Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8.
3. Yêu làng đến say mê, hãnh diện thành thói quen khoe làng.
Yêu làng thống nhất với yêu nước, kiên quyết chống giặc đến cùng. Làng theo giặc thì phải thù.
	Bước 4: Củng cố
- Qua câu chuyện, nhà văn đã thể hiện cách nhìn như thế nào đối với người nông dân và cuộc kháng chiến của n ...  nào của nhân dân đối với quê hương, kháng chiến?	
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn: Lặng lẽ sa pa, Chuẩn bị nội dung: Chương trình địa phương 
___________________________________________________________
	Thứ bảy ngày 02 tháng 12 năm 2006
Ngữ văn. Bài 13. Tiết 63
	Tiếng Việt Chương trình địa phương
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước.
	- Ôn tập, hệ thống hóa các nội dung về chương trình địa phương đã học.
	- Rèn kỹ năng giải thích ý nghĩa của từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ và tục ngữ khác nhau ở điểm nào?
	- Chữa bài tập sgk.
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt độngcủa HS
Kiến thức cần đạt
? Hãy tìm trong phương ngữ em biết:
a. Từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân?
b. Từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương thức khác?
c. Từ ngữ đồng âm nhưng khác về nghĩa với từ ngữ trong phương thức khác
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và cho điểm.
? Vì sao những từ ngữ ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và từ ngữ toàn dân?
? Quan sát bảng mẫu BT1
Từ ngữ nào (b ) và cách hiểu nào ( c) đựoc coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân?
? Các từ Sầu riêng, Chôm chôm có được coi là ngôn ngữ toàn dân không? Vì sao?
? Xác định từ ngữ địa phương trong đoạn trích?
? Các từ ngữ đó thuộc phương thức nào?
? Tác dụng của việc dùng các phương ngữ đó?
? Từ ví dụ trên đây, em nhận xét gì khi sử dụng ngôn ngữ địa phương trong tác phẩm văn chương?
Thảo luận tự do
Thảo luận tự do
Thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày.
Độc lập
Thảo luận nhóm.
Độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
I. Mở rộng vốn từ ngữ địa phương:
Bài tập 1: sgk - 175
a. Từ ngữ riêng biệt của một địa phương
- Nghệ Tĩnh:
+ chẻo: tên 1 loại nước chấm
+ tắc: 1 loại quả họ quýt
+ nốc : chiếc thuyền
+ nuộc chạc: mối dây
- Nam bộ: 
+ mắc: đắt ;
- Thừa Thiên Huế
+ sương: gánh
+ bọc: cái túi áo
b) Đồng nghĩa với các phương ngữ khác
P. Ngữ
Bắc
P.Ngữ
Trung
P.Ngữ
Nam
bố - mẹ
giả vờ
đâu
nghiện
vào
vừng
quả doi
cái bát
thấy
này ( nay )
ba - mạ 
bọ - mụ 
giả vờ
mô
nghiền
vô
mè
trái đào
cái tô
chộ
ni
ba ( tía ) - m á
giả đò
nghiền
vô
mè
trái mận
cái chén
nớ
c) Từ ngữ đồng âm khác nghĩa với từ ngữ trong các phương ngữ khác
- Nón:
+ bắc: chỉ là cái nón
+ nam: chỉ cả nón và mũ
- hòm: 
+ bắc: đồ để đựng quần áo
+ nam, trung: Quan tài
- bắp: 
+ bắc:bắp chân, bặp cày
+ nam, trung: ngô
- sương:
+ bắc: hơi nước
+ trung: gánh
- nỏ:
+ bắc: cái nỏ, củi nỏ
+trung: không, chẳng
2. Vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ ngữ toàn dân.
a) Lí do có sự khác biệt về một số từ ngữ địa phương:
- Do điều kiện địa lí, tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng ở mỗi vùng có sự khác nhau nên có những từ ngữ gọi tên sự vật, hiện tượng chỉ có ở một vùng nhất định.
 sự khác biệt này chứng tỏ tính đa dạng, phong phú về tự nhiên và xã hội ở từng vùng miền. Số lượng của nó không nhiều nên không ảnh hưởng đến từ ngữ toàn dân.
b) Nhận diện từ ngữ toàn dân:
- Các từ thuộc phương ngữ bắc gần với từ ngữ toàn dân hơn các từ thuộc phương ngữ trung và nam
- Một số từ ngữ địa phương có thể chuyển thành ngôn ngữ của toàn dân. Vì có những sự vật chỉ xuất hiện ở địa phương này nhưng sau đó phổ biến trên cả nước.
Ví dụ: sầu riêng, chôm chôm, thanh long.... 
3. Tác dụng của từ ngữ địa phương trong văn chương.
a) Tìm hiểu từ ngữ địa phương trong đoạn thơ:
- chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ
Từ ngữ này phổ biến ở khu vực Trung bộ như các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế.
 Từ ngữ địa phương có tác dụng thể hiện chân thực hơn hình ảnh một vùng quê và tình cảm sauy nghĩ, tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy.
b) Kết luận:
- Sử dụng từ ngữ địa phương trong văn chương một cách hợp lí sẽ làm tăng hiệu quả diễn đạt cho tác phẩm.
	 Bước 4: Củng cố
	- Thế nào là từ ngữ địa phương?
	- Quê em có những từ ngữ nào riêng biệt?
	- Vai trò và tác dụng của từ ngữ địa phương trong từ ngữ toàn dân?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà.
	- Tìm hiểu thêm những từ ngữ địa phương mình.
	- Ôn tập tiếp phần Tiếng Việt.
 __________________________________________________________________
Thứ hai ngày 04 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 13. Tiết 64
 Tập làm văn:
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự đồng htời hiểu được tác dụng của chúng.
	- Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc - viết văn tự sự.
B Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Đọc trước bài.
C. Tiến trình hoạt động.
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra bài tập 1, 2 ( sgk - 161 )
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thhức cần đạt
HS đọc đoạn trích sgk.
? Trong ba câu đầu đoạn trích là ai nói với ai? Có ít nhất mấy người tham gia câu chuyện?
? Dấu hiệu nào cho biết đó là cuộc trò chuyện qua lại?
? Câu Hà, nắng gớm, về nào... là ông Hai nó với ai? Đây có phải là câu đối thoại không? Vì sao?
? Trong đoạn văn còn có câu nào kiểu như câu này không?
? Những câu: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? là những câu ai hỏi ai?
Tại sao những câu này không gạch đầu dòng?
? Tác dụng của các hình thức đối thoại trên là gì?
? Vậy, thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
HS đọc ghi nhó sgk - 178
? Xác định các lượt lời trong cuộc đối thoại?
?Tác dụng của các hình thức đối thoại đó?
Đọc đoạn văn
Độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Thảo luận tự do
Độc lập
Nhận xét, kết luận
Đọc ghi nhớ
Độc lập
Độc lập
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự
1. Tìm hiểu bài tập.sgk - 176
a) Ba câu đầu đoạn trích miêu tả cuộc đối thoại của những người phụ nữ tẩn cư.
- Có ít nhất hai người tham gia câu chuyện
- Dấu hiệu nhận biếu:
+ Có hai lượt lời qua lại với nội dung đều nói về một đối tượng.
+ Hình thức được thể hiện bằng hai dấu gạch đầu dòng.
b) Câu Hà, nắng gớm, về nào:
- Ông Hai nói trống không (bâng quơ)
- Câu nói không hướng tới một đối tượng cụ thể nào, cũng không có ai đáp lại.
Đây không phải là câu đối thoại mà là câu ông lão nói với chính mình đánh trống lảng để tìm cách thoái lui.
- Câu cùng kiểu nói như vậy: Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì ......thế này?
c) Những câu hỏi trong đoạn trích: 
- Là những câu ông Hai tự hỏi chính mình.
- Những câu này không được nói ra thành lời mà chỉ là suy nghĩ, tự hỏi, tự dằn vặt trong lòng ( vì thế cùng không được kí hiệu bằng các dấu gạch đầu dòng ) Được gọi là những câu độc thoại nội tâm.
d) Tác dụng:
- Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như đang diễn ra trong cuộc sống.
- Tạo tình huống để nhân vật bộc lộ nội tâm từ đó hiểu được tâm trạng đau đớn, xót xa của một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, giúp khác họa sâu sắc tính cách của nhân vật.
2. Ghi nhớ: sgk - 178
II. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 178
- Các lượt lời trong cuộc đối thoại:
+ Nhân vật bà Hai:
1. Này, thầy nó ạ.
2. Thầy nó ngủ rồi à?
3. Tôi thấy người ta đồn...
+ Nhân vật ông Hai:
1.?
2.Gì?
3.Biết rồi
Cuộc đối thoại rời rạc làm nổi bật tâm trạng buồn bã, chán chường, đau khổ, thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin đồn làng mình theo giặc.
	Bước 4: Củng cố
	- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
	- Độc thoại nội tâm có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung văn bản?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm chắc nội dung.
	- Làm bài tập 2 - trang 179
	- Chuẩn bị bài Luyện nói ( trang 179 ).
 ________________________________________________________________
Thứ ba ngày 05 tháng 12 năm 2006
	Ngữ văn. Bài 13. Tiết 65
 Tập làm văn: Luyện nói
Tự sự kết hợp nghị luận 
và miêu tả nội tâm
A. Mục tiêu cần đạt
Qua bài luyện nói giúp học sinh:
	- Ôn tập, củng cố hệ thống hóa kiến thức đã học về văn bản tự sự.
	- Rèn kĩ năng nói trên cơ sở kiến thức tổng hợp về văn tự sự.
	- Tao cho học sinh thói quen trình bày văn bản nói trước tập thể.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
C. Tiến trình hoạt động.
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
	- Đọc bài tập đã làm ở nhà ( Bài tập 2 - 179 )
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
	Bước 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh đối với ba đề trong sgk.
GV chia hai nhóm để cùng hoàn thiện hai đề sẽ trình bày trên lớp.
- Nhóm 1: (Tổ 1,và tổ 2 ) chuẩn bị đề 1
- Nhóm 2:( Tổ 3 và tổ 4 ) chuẩn bị đề 2.
Thời gian chuẩn bị là 10 phút.
GVgọi đại diện các nhóm lên trình bày.
Gọi nhóm bạn bổ sung ý còn thiếu hoặc nhận xét về nội dung của bài.
GV nhận xét và cho điểm
Trình nội dung đã chuẩn bị ở nhà
Hoạt động theo hai nhóm đã chia.
Trình bày bài nói trước lớp.
I. Chuẩn bị: Lập các đề cương cơ bản cho bài luyện nói.
Đề 1:
a) Diễn biến của sự việc:
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc sai trái của em? Đó là sự việc gì?
- Mức độ phạm lỗi đối với bạn?
- Sự việc xảy ra có những ai biết? ( cũng có thể chỉ một mình mình biết )
b) Tâm trạng:
- Tại sao em phải suy nghĩ dằn vặt? ( do em tự vấn lương tâm hay do ai nhắc nhở ? )
- Em có suy nghĩ cụ thể như thế nào? Lời tự hứa với bản thân ra sao?
Đề 2:
a) Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp và nội dung chủ yếu.
b) Nội dung ý kiến của em:
- Phân tích nguyên nhân khiến mọi người hiểu đúng về bạn Nam
- Những lí lẽ dẫn chứng để khẳng định Nam là người bạn tốt.
- Cảm nghĩ của em về sự việc đó và bài học chung trong quan hệ bạn bè.
II. Thực hành
- Đại diện các nhóm lên trình bày
+ Diễn đạt bằng một bài nói, không được đọc nội dung đã chuẩn bị theo kiểu viết sẵn.
+ Lời nói chuẩn mực.
+ Động viên bài nói có cảm xúc .
	Bước 4: Củng cố
	- Nhận xét giờ luyện nói.
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Viết hoàn chỉnh các bài nói theo nhóm đã phân công.
	- Viết thành văn bài tập 3 - trang 179.
	- Chuẩn bị bài viết số 3.
_______________________________________________________________________________
	Kí duyệt của tổ chuyên môn	Kí duyệt của ban giám hiệu
______________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc