Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 20

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 20

Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ

 Nguyễn Đình Thi

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học, giúp học sinh:

 - Hiểu được nội dung của căn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với con người qua đoạn trích nghị luận chặt chẽ, ngắn gọn, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi

 - Hiểu và học tập cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu và phân tích văn bản nghị luận

 B. Chuẩn bị:

 - GV: sgk, sgv Ngữ văn 9 + Bài Mấy vấn đề về văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

 - HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên

 C. Tiến trình hoạt động:

 Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra bài cũ

 - Nêu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm?

 - Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào?

 - Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?

 Bước 3: Bài mới

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 22 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 19. Tiết 96
Văn bản:	Tiếng nói của văn nghệ
	Nguyễn Đình Thi
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hiểu được nội dung của căn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với con người qua đoạn trích nghị luận chặt chẽ, ngắn gọn, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi
	- Hiểu và học tập cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
	- Rèn kĩ năng đọc - hiểu và phân tích văn bản nghị luận
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9 + Bài Mấy vấn đề về văn nghệ của Nguyễn Đình Thi
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu vài nét về tác giả Chu Quang Tiềm?
	- Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào?
	- Em đã học theo lời khuyên ấy đến đâu?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi chú thích * ( T 16 )
? Nêu những nét cơ bản về tác giả?
? Xuất xứ của văn bản?
GV đọc 1 đoạn
HS lần lượt đọc tiếp
? Giải nghĩa các từ: phẫn khích, rất kị, phật giáo diễn ca
? Xác định hệ thống luận điểm đến nội dung của văn bản?( Tóm tắt hệ thống luận điểm )
? Hãy nhận xét xem có những từ nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong văn bản?
? Việc lặp đi lặp lại nhiều lần các từ này có mục đích gì?
? Tác giả đã phân tích tác động của văn nghệ tới đời sống con người bằng mấy luận điểm? Hãy chia đoạn cho văn bản?
Luận điểm 1: Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.
Luận điểm 2: Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.
Luận điểm 3: Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.
? Hãy gọi tên cho luận điểm 1?
- Nội dung của văn nghệ
? Luận điểm 2 và 3 có thể hợp thành một ý chung nhất là gì? 
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Theo dõi phần 1 của văn bản
? Theo tác giả, trong tác phẩm văn nghệ , có những cái được ghi lại, và có cả những điều mới mẻ nghệ sĩ muốn nói.
? Trong tác phẩm của Nguyễn Du và Tônxtôi những cái được ghi lại là gì?
? Những điều đó tác động như thế nào đến con người?
? Những điều mới mẻ muốn nói của hai nghệ sĩ này là gì?
? Những điều đó tác động như thế nào đến con người?
? Văn nghệ bắt nguồn từ đâu?
? Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Hãy tìm câu văn nêu tác dụng của văn nghệ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận trong phần văn bản này?
? Nội dung của văn nghệ là gì?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi ( 1924 - 2003 ), quê Hà Nội
Sau CMT8.
- Làm tổng thư kí hội văn hóa cứu quốc, đại biểu quốc hội khóa 1
- Từ năm 1958 đến 1983: Tổng thư kí hội nhà văn
- Là một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, lý luận phê bình...
2. Tác phẩm:
- Tiếng nói của văn nghệ viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học ( xuất bản 1956)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích:
- Chú ý: chú thích 1, 5, 8
- Phật giáo diễn ca: bài thơ dài, nôm na dễ hiểu về nội dung đạo phật
- Phẫn khích: kích thích căm thù, phẫn nộ. 
- Rất kị: tránh, không hợp...
2. Tóm tắt nội dung nghị luận: 
- Nội dung của văn nghệ: Cùng với thực tại khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn óc ta nghĩ.
- Vai trò của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu của cuộc kháng chiến.
- Tác dụng của văn nghệ: văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người thông qua những rung cảm sâu xa tự tráI tim.
- Các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần: văn nghệ, tâm hồn
Định hướng nội dung chủ yếu cho văn bản: Văn nghệ tác động như thế nào tới tâm hồn con người.
3. Bố cục:
- Từ đầu đến một cách sống của tâm hồn: 
- Tiếp theo đến không rời trang giấy
- Còn lại: 
4. Phân tích:
a. Nội dung của văn nghệ:
- Cảnh mùa xuân:
Cỏ non xanh tận cộng hoàân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Nàng Kiều đã lưu lạc cộng hoàìm nổi 15 năm...
- Annakarenina chết thảm khốc ra sao... thuyết học luân lí, lời khuyên xử thế, sự thực tâm lí , xã hội.
giúp con người nhận thức hiện thực khách quan, thỏa mãn trí tò mò, mong muốn hiểu biết của con người.
- Những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích.
- Bao nhiêu câu chuyện của từng câu thơ, trong sách
- Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ...
- Bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta
tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn đời sống của con người.
 Văn nghệ bắt nguồn từ chính những chất liệu trong đời sống xã hội.
Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong.....làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn óc ta nghĩ.
 Con người cần tiếng nói của văn nghệ vì qua văn nghệ chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn. 
- Nghệ thuật nghị luận: 
+ Lập luận từ những luận cứ cụ thể trong đời sống, trong tác phẩm văn nghệ. 
+ Kết hợp nghị luận với miêu tả, tự sự.
văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.
 	Bước 4: Củng cố
	- Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?
	- Nội dung chính của văn nghệ?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn phần còn lại
 ____________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 19 . Tiết 97
Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ
	 Nguyễn Đình Thi
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hiểu được sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua đoạn trích, nghị luận ngắn, chặt chẽ, giàu hình ảnh.
	- Rèn kĩ năng đọc, hiểu và phân tích văn bản nghị luận
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ?
	- Nêu hệ thống luận điểm của văn bản?
	- Nội dung của văn nghệ?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
Theo dõi phần 2 văn bản còn lại
- Gọi học sinh đọc
? Sức mạnh của nghệ thuật trước hết được tác giả phân tích qua những ví dụ điển hình nào?
? Em hiểu gì về những lời nhận xét trên?
? Tóm tắt phân tích của tác giả về vấn đề: văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc?
? Cách lập luận ấy cho em hiểu tác giả muốn nhấn mạnh đặc điểm nào về tác động của văn nghệ?
? Cách thể hiện và tác động tư tưởng của văn nghệ có gì đặc biệt?
? Nêu nhận xét về sự tác động của tư tưởng trong văn nghệ?
? Cách tuyên truyền của văn nghệ có gì độc đáo?
? Nhận xét về cách tuyên truyền của văn nghệ? 
? Nhận xét về nghệ thuật nghị luận trong phần văn bản này?
? Từ đó tác giả muốn chúng ta nhận thức điều gì về nội dung phản ánh và tác động của văn nghệ?
HS đọc ghi nhớ ( sgk )
 Từ những lời bàn trong văn bản tác giả cho thấy quan niệm về nghệ thuật của ông như thế nào?
? Cách viết nghị luận trong văn bản này có gì giống và khác so với văn bản : Bàn về đọc sách?
? Qua thực tế ( đọc các tác phẩm ) em cảm nhận tác động của văn nghệ tới bản thân như thế nào?
4. Phân tích:
b. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ:
b1 Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm của tâm hồn
... những người đàn bà nhà quê lam lũ... suốt đời đầu tắt mặt tối... biến đổi khác hẳn khi họ ru con, hát ghẹo, chen nhau say mê xem một buổi chèo... làm cho những con người ấy... được cười hả dạ hay rỏ dấu một giọt nước mắt...
Văn nghệ đem lại niềm vui sống cho những kiếp người nghèo khổ.
... Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc...văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống...
.....Chỗ đứng của văn nghệ chính là ở cộng hoàỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống....là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu....
Văn nghệ phản ánh những xúc cảm của lòng người và tác động tới đời sống tình cảm con người. Tiếng nói của tình cảm được thông qua nghệ thuật để biểu hiện.
b2. Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng
- Nghệ sĩ không mở cuộc thảo luận lộ liễu, khô khan, ... làm cho chúng ta nhìn, nghe... rồi từ đó khơi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ... cái tư tưởng trong nghệ thuật là 1 tư tưởng náu mình, yên lặng
Văn nghệ tác động đến tư tưởng bằng cách riêng của mình rất độc đáo: tư tưởng được nghệ thuật hoá
..... Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy...
...nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn...
....nghệ thuật giải phóng được con người...
Văn nghệ giúp tác động đến tình cảm và bằng tình cảm, từ đó nhận thức và tự giác hành động.
- Nghệ thuật nghị luận: Cách nghị luận nhiệt tình và giàu lí lẽ
 * Tóm lại: Văn nghệ có thể phản ánh và tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội và con người, song mặt tác động sâu sắc nhất là đời sống tình cảm, tâm hồn con người.
III. Ghi nhớ: sgk
IV. Luyện tập:
1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi: Văn nghệ có khái niệm kì diệu trong phản ánh và tác động đến đời sống tâm hồn con người. Văn nghệ làm giàu đời sống tâm hồn cho mỗi người, xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội, do đó không thể thiếu trong đời sống.
2. So sánh hai văn bản: Bàn về đọc sách và Tiếng nói của văn nghệ:
- Giống nhau: Lập luận từ các luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng, thể hiện nhiệt tình của người viết.
- Khác nhau: Đây là bài nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh gợi cảm.
3. HS tự nêu
	Bước 4: Củng cố
	- Tác giả trình bày sức mạnh của văn nghệ theo trình tự như thế nào?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Soạn: Chuẩn bị chương trình địa phương
 ______________________________________________________________
Thứ tư ngày 24 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 19. Tiết 98
Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán
	- Nắm được công dụng của mỗi thành phần đó trong câu.
	- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Đọc trước bài
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Nêu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ
	- Làm bài tập 2 sgk
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi ví dụ sgk ( T18 )
? Các từ ngữ in đậm ( chắ c, có lẽ ) thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?
? Giả sử ta bỏ các từ in đậm đó đi, em hãy nêu nhận xét về ý nghĩa của câu?
? Vì sao?
Gọi thành phần in đậm trong ví dụ trên là phần tình thái. Vậy thế nào là phần tình thái?
Theo dõi ví dụ sgk ( T18 )
? Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay hay sự việc gì không?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ra hiểu được tại sao nói kêu ồ hoặc trời ơi?
? Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì?
? Đặc điểm của thành phần cảm thán?
HS đọc ghi nhớ sgk ( T18 )
? Xác định thành phần cảm thán, tình thái trong những câu trong bài tập 1 ( sgk )
? Sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần về độ tin cậy?
? Giải thích về ý nghĩa cách dùng các từ chắc, hình như, chắc chắn
HS tự nêu lí do
I. Thành phần tình thái:
1. Tìm hiểu ví dụ:sgk - 18
- Câu a: Thái độ tin cậy cao: chắc
- Câu b: Thái độ tin cậy chưa cao: có lẽ
- Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu không thay đổi ( vì từ ngữ in đậm chỉ thể hiện thái độ của người nói với sự việc ở trong câu chứ không phải thông tin sự việc của câu )
2. Kết luận:
- Thành phần tình thái dùng để thể hiện thái độ của người nói với sự việc trong câu.
II. Thành phần cảm thán
1. Tìm hiểu ví dụ:
- Các từ ngữ in đậm không chỉ các sự vật hay sự việc
- Sự có mặt của các từ này trong câu là do nội dung phần câu tiếp theo.
- Các từ ngữ in đậm thể hiện trạng thái, tâm lí, tình cảm của người nói : ( ồ: ngạc nhiên. trời ơi: tiếc rẻ )
2. Kết luận:
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.
- Thành phần tình thái , cảm thán được gọi là thành phần biệt lập trong câu.
III. Ghi nhớ : sgk - 18
IV. Luyện tập:
Bài tập 1 - sgk trang 19
- Các thành phần tình thái và cảm thán trong các câu là:
a. có lẽ : tình thái
b. chao ôi : cảm thán
c. hình như : tình thái
d. chả nhẽ : tình thái
Bài tập 2( T19 - sgk )
- Trình tự tăng dần về độ tin cậy:
Dường như - hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài tập 3: sgk - 19
- Trong nhóm từ: chắc, hình như, chắc chắn, thì từ chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, từ hình như có độ tin cậy thấp nhất. Tác giả dùng từ chắc vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo 2 khả năng:
- Thứ nhất, theo tính chất huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
- Thứ hai, do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác một chút.
	Bước 4: Củng cố
	- Nêu đặc điểm, công dụng của thành phần tình thái, cảm thán?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Làm bài tập 4 ( sgk ) và bài tập trong sách Bài tập Ngữ văn
 ___________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 27 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 19. Tiết 99
Làm văn: Nghị luận về 
 một sự việc, hiện tượng đời sống
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học, giúp học sinh:
	- Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 9
	- HS: Đọc trước bài
	C. Tiến trình hoạt động:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là phép lập luận phân tích, tổng hợp?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
HS đọc văn bản Bệnh lề mề ( sgk - T20 )
? Trong văn bản trên tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống? 
? Biểu hiện của hiện tượng đó?
? Tác giả làm thế nào để mọi người nhận ra hiện tượng ấy?
? Nguyên nhân nào ( có thể ) dẫn đến hiện tượng ấy?
? Tác hại của bệnh lề mề ?
? Tại sao phải cương quyết chữa bệnh lề mề?
? Nhận xét về bố cục bài viết?
Đây là một bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội.
? Em hiểu gì về một bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội? 
HS đọc ghi nhớ sgk
- Học sinh thảo luận: 
? Hãy nêu các hiện tượng sự việc tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường, ngoài xã hội?
? Có thể viết bài nghị luận cho các sự việc, hiện tượng nào?
? Nhận xét về hiện tượng trong bài tập 2 sgk 
- Học sinh thảo luận tự do.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu bài tập:
- Văn bản bàn về hiện tượng lề mề ( chậm chạp) trong đời sống.
- Biểu hiện: sai hẹn
 đi muộn
 không coi trọng giờ giấc
- Tác giả nêu ví dụ cụ thể 
- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng, không tôn trọng người khác.
+ ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung
- Tác hại:
+ Không bàn bạc được công viêc đến nơI đến chốn.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo ra một thói quen kém văn hoá
- Phải chữa bệnh lề mề vì:
+ Cuộc sống văn minh, hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng, hợp tác lẫn nhau.
+ Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
- Bố cục bài viết: rõ ràng, mạch lạc, các nội dung được sắp xếp hợp lí, liên kết chặt chẽ với nhau.
2. Ghi nhớ ( sgk )
II. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 21
- Các sự việc - hiện tượng tốt
+ Giúp bạn học tốt
+ Góp ý, phê bình khi bạn có khuyết điểm
+ Bảo vệ cây xanh
+ Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ
+ Đưa em nhỏ qua đường
+ Trả lại của rơi
- Có thể viết bài nghị luận:
+ Giúp bạn học tốt
+ Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
+ Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ
Bài tập 2: sgk - 21
- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài nghị luận vì:
+ Thứ nhất, nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân, cộng đồng, nòi giống
+ Thứ hai, nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môI trường: khói thuốc lá gây bệnh cho những người xung quanh
+ Thứ ba, nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
+ Nó là một vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. 
	Bước 4: Củng cố
	- Đọc lại ghi nhớ sgk
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Xem bài. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
 ___________________________________________________________________
Thứ bảy ngày 27 tháng 01 năm 2007
	Ngữ văn. Bài 19. Tiết 100
Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về
 một sự việc, hiện tượng đời sống
	A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
	- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
	B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9
	- HS: Làm bài tập và đọc trước bài.
	C. Tiến trình hoạt động
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội?
	- Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận?
	Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
HS đọc thầm 4 đề bài trong sgk - 22
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Hãy chỉ ra các điểm giống nhau đó?
? Em hãy tự đặt một đề bài ?
Gọi học sinh đọc đề bài sgk - 23
? Đề bài thuộc loại gì?
? Đề bài yêu cầu nêu sự việc, hiện tượng gì?
? Đề nêu yêu cầu làm gì?
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì?
? Vì sao Thành Đoàn Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
? Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh theo dõi dàn bài trong sgk
? Hãy dựa vào dàn bài để lập thêm những ý chi tiết cụ thể cho bài viết?
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV gọi học sinh trình bày.
- GV chốt lại.
? Làm một bài văn nghị luận về một hiện tợng trong đời sống cần chú ý gì
? Tìm ý cho đề 4? 
? Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh ấy có bình thường không? tại sao?
? Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật? Tư chất gì đặc biệt?
? Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là gì?
? ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền được biểu hiện ra sao?
? Lập dàn bài cho đề 4 ( sgk - 22 )
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Tìm hiểu cộng hoàácộng hoà đề bài: sgk - 22
- Mỗi đề bài gồm có hai phần:
+ Nêu sự việc, hiện tượng cần bàn luận ( dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin...)
+ Nêu yêu cầu, mệnh lệnh đối với người làm 
2. Tự đặt một đề bài:
Ví dụ: 
- Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lácộng hoà đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
II. Cộng hoàácộng hoà làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
 Đề bài: sgk - 23
a) Tìm hiểu đề
- Đề bài thuộc loại nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt: Tấm gương Phạm Văn Nghĩa ham học, cộng hoàăm làm, có đầu óc sáng tạo...
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy.
b) Tìm ý:
- Nhận xét về Nghĩa: Là người năng động, biết vận dụng những kiến thức đã học để sử dụng trong cuộc sống.
- Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường mà hiệu quả.
- Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được:
+ Nghĩa là người con thương mẹ, biết giúp đỡ mẹ trong cộng hoàông việc/
+ Nghĩa là một học sinh biết kết hợp có hiệu quả học và hành.
+ Nghĩa là một học sinh có đầu óc sáng tạo.
- Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp, sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng.
2. Lập dàn ý
3. Viết các đoạn văn 
- HS viết đoạn 1 và 2
4. Đọc bài và sửa chữa
II. Ghi nhớ: sgk - 24
III. Luyện tập
Đề bài: Đề số 4 ( sgk - 22 )
1. Tìm ý:
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong cảnh nhà rất nghèo. Đó là một hoàn cảnh quá khắ c nghiệt đối với sự phát triển bình thường của một cậu bé. Nguyễn Hiền đã phải làm nhiều việc lẽ ra một đứa trẻ cộng hoàưa phải làm.
- Nguyễn Hiền có đặc điểm nổi bật là ham học, tư chất đặc biệt là thông minh, mau hiểu.
- Nguyên nhân dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là tinh thần kiên trì, vượt khó để học
- Vua cho gọi Nguyễn Hiền vào triều nhưng đoàn tuỳ tùng không có võng lọng đón, Nguyễn Hiền không đi vì không đủ nghi thức.
2. Lập dàn ý
- Học sinh lập dàn ý theo nhóm.
	Bước 4: Củng cố
	- Có mấy loại đề bài nghị luận?
	- Khi làm một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cần chú ý gì?
	- Bố cục của một bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Đó là những phần nào?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung.
	- Làm đề 3 9 sgk - 22 )
______________________________________________________________________________
	Kí duyệt của tổ chuyên môn	 Kí duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc