Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần học 3

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần học 3

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

 Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

 1. Kiến thức:

 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở VN

 2. Kĩ năng:

 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.

 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

 - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

 3. Thái độ:

 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân.

 - Bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm thômg sâu sắc đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.

III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Nêu vấn đề ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần học 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, 
 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM ( Trích “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” )
 Tiết : 11 
 NS: 
 ND:
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. 
 1. Kiến thức:
 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở VN 
 2. Kĩ năng: 
 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
 - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
 3. Thái độ: 
 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân.
 - Bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm thômg sâu sắc đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Nêu vấn đề ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Vì sao nói chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất ?
 - Sự gần gũi và khác biệt giữa chiến tranh hạt nhân và động đất, sóng thần ở điểm nào ?
 Mỗi chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hòa bình ?
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em luôn là một trong những đối tượng cần quan tâm hàng đầu của cả thế giới. Các vấn đề về trẻ em trở nên quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu, quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ và sâu sắc hơn. Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em đã họp tại trụ sở LHQ ở Niu Oóc ngày 30/9/1990 đã đề ra một bản tuyên bố chung mang nội dung: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Nó trở thành văn bản quan trọng mà mọi người cần biết đến. Trong chương trình NV 9, các em sẽ được học một phần trích từ bản tuyên bố này.
àHoạt động 1: H/d tìm hiểu chung về vb.
ž GV hướng dẫn HS đọc to, rõ ràng, dứt khoát, khúc chiết.
? Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản.
ž GV cho HS tìm hiểu nghĩa các từ trong chú thích SGK/34.
+ Bổ sung: tăng trưởng: phát triển theo hướng tốt đẹp, tiến bộ. vô gia cư: không gia đình, không nhà ở. 
? Văn bản được chia thành mấy phần? Hãy xác định giới hạn và nội dung từng phần ?
ž GV: Văn bản trình bày rõ ràng, hợp lí, kết cấu chặt chẽ giữa các mục, các phần.
àHoạt động 1: 
ž Đọc văn bản. 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Hoạt động nhóm theo bàn.
I. Tìm hiểu chung:
- Văn bản trích trong Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30/9/1990 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc.
- Văn bản gồm có 17 mục, chia thành 4 phần: + Phần 1: Mở đầu (mục1&2): Lí do của bản tuyên bố.
+ Phần 2: Sự thách thức (mục 3-7): Thực trạng của trẻ em trên thế giới.
+ Phần 3: Cơ hội (mục 8&9): Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng.
+ Phần 4: Nhiệm vụ (mục 10-17): Những nhiệm vụ cụ thể.
" Văn bản Tuyên bố rõ ràng, mạch lạc hợp lí, liên kết các phần chặt chẽ.
àHoạt động 2: H/d đọc – hiểu văn bản.
ž HS đọc lại mục 1 và 2. 
? Nêu nội dung ý nghĩa từng mục.
 (Mục 1: Nêu vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới.
 Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, phát triển, hạnh phúc của trẻ em).
? Em nghĩ gì về cách nhìn như thế của cộng đồng thế giới đối với trẻ em ?
(Là cách nhìn đầy tin yêu và trách nhiệm đối với tương lai của t/ giới, đối với trẻ em) 
ž GV nhấn mạnh vị trí, vai trò của trẻ em thế hệ tương lai, chủ nhân của đất nước trong mỗi quốc gia: Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là một vấn đề mang tính chất nhân bản.
àHoạt động 2: 
ž Đọc văn bản. 
- Độc lập suy nghĩ.
- Trình bày ý kiến của cá nhân.
- Lắng nghe.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a) Lí do của bản tuyên bố:
- Mục đích, nhiệm vụ của hội nghị cấp cao.
- Đặc điểm tâm sinh lí và quyền sống của trẻ em. 
ž GV cho HS đọc lại mục 3g7(Chú ý các từ ngữ: hiểm họa, chế độ a-pác-thai, tị nạn)
? Bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao ?
(Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc - Trẻ em chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp - Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.).
+ Liên hệ nạn buôn bán trẻ em, sóng thần, lụt bão,
? Em có nhận xét gì về cách trình bày của bản tuyên bố ? (Trình bày ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống bị cực khổ về nhiều mặt của trẻ em trên thế giới)
? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào ? (Trẻ em đang rơi vào những hiểm họa, Cảm thôngKêu gọi toàn thể nhân loại hãy thương yêu, chăm sóc trẻ em,)
ž GV chốt ý.
ž Đọc lại mục 3-7.
- Phát hiện chi tiết và trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trình bày ý kiến của cá nhân.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Lắng nghe.
b) Sự thách thức: Thực trạng của trẻ em trên thế giới.
* Những thảm hoạ, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là sự thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.
- Luận cứ xác thực với những con số cụ thể gây ấn tượng mạnh.
ž GV cho HS đọc thầm phần Cơ hội.
? Qua phần Cơ hội, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì? 
? Bản Tuyên bố đã nêu và phân tích những điều kiện thuận lợi ấy như thế nào ? (giải thích kết hợp với chứng minh, phân tích một cách khoa học)
ž GV chốt ý.
ž Đọc thầm v.bản.
- Phát hiện chi tiết, trả lời.
- Hoạt động nhóm theo bàn.
- Lắng nghe.
c) Cơ hội: Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, bảo đảm quyền của trẻ em.
- Sự liên kết lại của các nước
- Công ước về quyền trẻ em.
- Những cải thiện của bầu không khí chính trị quốc tế.
- Những biến chuyển trong giải trừ quân bị
* Giải thích kết hợp với chứng minh một cách khoa học.
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương. 
Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em, những quan tâm của các cá nhân, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế đối với trẻ em.
2/ Bài sắp học: vb: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (tt) 
Đọc kĩ lại văn bản và chú thích trong SGK.
Trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/35. Bản Tuyên bố đã cho biết cộng đồng quốc tế và từng quốc gia cần có những nhiệm vj cụ thể nào ?
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG: 
Tích hợp cụm v/b nhật dụng về vấn đề hòa bình và quyền con người, trong đó có quyền trẻ em. Tích hợp bài GĐC lớp 7: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
Quản Trọng (một nhà chính trị thời cổ đại) nói: Nhất niên chi kế, mạc nhi thụ cốc. 
 Thập niên chi kế, mạc nhi thụ mộc. 
 Chung thân chi kế, mạc nhi thụ nhân”
 Có nghĩa là: Trù việc một năm, không gì bằng trồng lúa.
 Trù việc mười năm, không gì bằng trồng cây.
 Trù việc cả đời, không gì bằng trồng người. 
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. (Hồ Chí Minh)
 . œ ¯  œ .
Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, 
 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM (tt) ( Trích “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” )
 Tiết : 12 
 NS: 
 ND:
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. 
 1. Kiến thức:
 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở VN 
 2. Kĩ năng: 
 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
 - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
 3. Thái độ: - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân.
 - Bồi dưỡng lòng nhân ái. 
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới được nêu trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” như thế nào ?
 Trước những thực tế đó, em có suy nghĩ gì và chia sẻ như thế nào đối với các bạn trẻ còn bất hạnh trên trái đất này ?
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Từ thực tế của trẻ em trên thế giới hiên nay và những điều kiện thuận lợi cơ bản của cộng đồng quốc tế, bản Tuyên bố đã xác định rõ nhiệm vụ cấp thiết mà cộng đồng quốc tế và từng quốc gia phải thực hiện là gì ? Tiết học tiếp theo về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em các em sẽ tìm hiểu về điều này.
àHoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản. 
ž GV cho HS đọc thầm phần Nhiệm vụ.
? Phần Nhiệm vụ nêu cụ thể, rõ ràng từng nhiệm vụ mà các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Đó là những nhiệm vụ gì ? 
? Em hãy phân tích tính chất toàn diện mà bản Tuyên bố đã nêu ra ở phần Nhiệm vụ?
ž GV nhấn mạnh: các nhiệm vụ chủ yếu đề cập đến sức khỏe, giáo dục, kinh tế.
àHoạt động 1: 
ž HS đọc.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
d) Nhiệm vụ: Những đề xuất nhằm bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ và phát triển.
- Bảy nhiệm vụ cụ thể bao quát nhiều mặt của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em mang tính chất toàn diện và thiết thực.
NHIỆM VỤ
Tạo cơ hội cho trẻ em biết được nguồn gốc, lai lịch của mình và tham gia vào sinh hoạt VH XH.
Thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ.
Tăng cường chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng .
Đảm bảo an toàn mang thai và sinh đẻ. Có trách nhiệm về mặt KHHGĐ.
Bảo đảm sự tăng trưởng và phát tr ... g đó có sử dụng một thành ngữ liên quan đến phương châm lịch sự (hoặc phương châm cách thức).
Câu 4: (3 điểm) Nêu một tình huống trong đó người nói đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại khi giao tiếp. Hãy giải thích vì sao người nói đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại đó.
BIỂU ĐIỂM:
* Câu 1: mỗi câu đúng 1,5 điểm. * Câu 2: mỗi câu đúng 1 điểm. * Câu 3: mỗi câu đúng 1 điểm.
* Câu 4: Nêu đúng tình huống có vi phạm phương châm hội thoại. (1 điểm)
 Giải thích đúng vì sao người nói đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại. (2 điểm) 
3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Phương châm hội thoại là một nội dung của ngữ dụng học. Vì vậy, muốn xác định một câu nói có tuân thủ phương châm hội thoại hay không, phải xét nó trong mối quan hệ với tình huống giao tiếp cụ thể. Có thể một câu nói được coi là tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huống này, nhưng lại không tuân thủ phương châm hội thoại trong tình huống khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp và những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong bài học Các phương châm hội thoại tiếp theo hôm nay.
àHoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
ž GV cho HS đọc truyện cười “Chào hỏi”. Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
? Cuộc hội thoại trong văn bản diễn ra ở đâu ? Lúc nào ? Với ai ? Có mục đích gì ?
? Trong hoàn cảnh giao tiếp như thế thì lời gọi (ra dấu gọi - cũng chỉ để chào hỏi) của chàng rể làm phiền hà gì cho người đốn củi ?
? Lời chào hỏi ấy đã vi phạm phương châm giao tiếp gì? Vì sao như vậy ?
? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này ?
ž GV chốt ý: Khi hội thoại phải chú ý đến các tình huống giao tiếp (nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói nhằm mục đích gì). Một câu có thể dùng trong tình huống này nhưng có thể không thích hợp với tình huống khác.
ž GV cho HS đọc ghi nhớ SGK/36.
àHoạt động 1: 
ž Đọc truyện cười “Chào hỏi”. 
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trình bày ý kiến của cá nhân.
ž Đọc ghi nhớ.
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
àVí dụ: ( SGK/36)
* Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
à Ghi nhớ: ( SGK/36 )
àHoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
? Theo em, vì sao chàng rể trong câu chuyện Chào hỏi không tuân thủ phương châm hội thoại ? 
ž GV cho HS đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi ở mục II.2-SGK/37.
? Trong đoạn đối thoại, có ph/châm hội thoại nào không được tuân thủ ? 
? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại ấy ?
(Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn . P/c về lượng không được tuân thủ. Vì Ba không biết chính xác năm chế tạo chiếc máy bay đầu tiên và không muốn vi phạm p/c về chất – nói điều mình không biết chính xác là đúng)
? Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì ph/châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ ? Vì sao bác sĩ phải làm như vậy ?
? Tìm những tình huống giao tiếp khác mà phương châm về chất không được tuân thủ.
ž GV chốt ý: Trong tình huống giao tiếp nào mà có một yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn yêu cầu tuân thủ p/c hội thoại thì p/c hội thoại có thể không được tuân thủ.
? Khi nói Tiền bạc chỉ là tiền bạc thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không ? Phải hiểu ý nghĩa của câu nói này ntn ?
ž GV chốt ý: Trong tình huống giao tiếp người nói không tuân thủ phương châm hội thoại vì muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
ž GV cho HS đọc ghi nhớ SGK/37.
àHoạt động 2:
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
ž Đọc đoạn đối thoại trong SGK/37
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
(Ba cố ý vi phạm phương châm về lượng vì không muốn vi phạm phương châm về chất )
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Tự nêu ví dụ.
(người chiến sĩ không khai sự thật với kẻ thù).
- Thảo luận nhóm theo bàn. (Ý nghĩa: tiền bạc không phải là tất cả, chỉ là ph/ tiện để sống)
- Lắng nghe.
ž Đọc ghi nhớ.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
àVí dụ: ( SGK/36)
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
à Ghi nhớ: ( SGK/37 )
àHoạt động 3: Luyện tập – Củng cố.
BT1/38: Cho HS đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi. 
 Chú ý cậu bé 5 tuổi và câu trả lời của ông bố.
BT2/38: Cho HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. 
àHoạt động 3: 
- Làm BT theo yêu cầu của GV.
- Làm BT theo yêu cầu của GV.
III. Luyên tập:
Bài 1/38: Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. (Cách nói của ông bố là không rõ đối với một cậu bé 5 tuổi)
Bài 2/38: - Thái độ của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) là bất hoà với chủ nhà (lão Miệng) .
- Lời nói của Chân và Tay không tuân thủ phương châm lịch sự vì nó không thích hợp với tình huống giao tiếp.
* BTNC: Hãy đặt một tình huống có sử dụng câu: Trẻ em là trẻ em. Giải thích ý nghĩa của câu đó.
 Gợi ý: Có một người thấy trẻ em nô nghịch, bèn cấm không cho chơi đùa và mắng các em. Khi đó, có thể khuyên người đó bằng câu: Trẻ em là trẻ em.
 Câu này có nghĩa là trẻ em phải được đùa nghịch (chỉ không nên nghịch quá thôi).
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Học thuộc các ghi nhớ SGK/36,37. 
Ôn lại kiến thức về các phương châm hội thoại đã học.
Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm p/c hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân.
2/ Bài sắp học: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – Văn thuyết minh. 
Ôn lại kiến thức và kĩ năng kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết.
Tham khảo các đề bài trong SGK/42.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
(Văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
Tiết : 14 + 15
NS: 
ND: 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức về văn thuyết minh để viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu kết hợp với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; kĩ năng diễn đạt ý trình bày đoạn văn, bài văn.
3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc, khách quan. Có ý thức trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ, bố cục rõ ràng.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: Đề bài – Đáp án , biểu điểm. * HS: Giấy bút làm bài.
III – HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận - Thời gian làm bài 90 phút.
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút làm bài của HS. 
3. Tiến trình dạy học bài mới: 
àHoạt động 1: ž GV ghi đề bài lên bảng và nêu yêu cầu: Bài thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả hợp lí. Thực hiện việc lập dàn bài trước khi viết thành văn bản. 
 ž HS ghi đề bài vào vở và làm bài.
àHoạt động 2: ž HS ghi đề bài vào giấy và làm bài.
 ž GV theo dõi HS làm bài.
àHoạt động 3: ž GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. 
V- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Ôn tập lại văn bản thuyết minh đã học. 
2/ Bài sắp học: Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 
Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu chú thích trong SGK.
Trả lời câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản SGK/51.
à Đề bài : Thuyết minh về một loài cây quen thuộc ở quê em.	
 Yêu cầu chung:
- Nắm vững đặc trưng thể loại văn thuyết minh (kết hợp sử dụng một số biện pháp ng/thuật và yếu tố m/tả )
- Chọn đối tượng thuyết minh cụ thể.
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, thích hợp, trình bày sạch sẽ, đúng chính tả.
 Yêu cầu cụ thể:
 1. Mở bài : Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (sử dụng ca dao, thơ...)
 2. Thân bài: - Nguồn gốc (sử dụng điển tích, truyền thuyết, thơ, văn...)
 - Miêu tả đặc điểm cụ thể, chi tiết các bộ phận
 - Quá trình sinh trưởng, phát triển và cách chăm sóc, bảo vệ.
 - Công dụng và giá trị
 3. Kết bài : Tình cảm của con người đối với loài cây.
 Biểu điểm :
 + Điểm 9, 10: Bài làm trình bày đầy đủ các phần trên, bố cục rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả, diễn đạt trôi chảy, sử dụng các yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật chính xác, cụ thể.
 + Điểm 7, 8: Trình bày đầy đủ, tương đối các ý phần dàn bài, sạch sẽ, khoa học, sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả , sai sót một vài lỗi chính tả không đáng kể.
 + Điểm 5, 6: Viết đúng thể loại, kết hợp các yếu tố miêu tả thuyết minh nhưng chưa nhuần nhuyễn, sai câu và chính tả, diễn đạt còn lủng củng.
 + Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, ý nghèo, diễn đạt lủng củng.
 + Điểm 1, 2: Lạc thể loại.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:
à Có thể cho HS thuyêt minh về một con vật, một đồ vật, hoặc một danh lam thắng cảnh ở ddiwj phương mình sinh sống.
à Đề bài : Thuyết minh về cây lúa ở quê em.
à Đáp án + Biểu điểm:
- Bài viết có đủ 3 phần MB-TB-KB. Viết được văn bản thuyết minh có kết hợp với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả.
DÀN BÀI
I. Mở bài: ( 1,5 điểm )
- Cây lúa có mặt trên khắp đất nước Việt Nam, là cây lương thực chủ yếu của người Việt Nam.
- Cây lúa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân quê em.
II. Thân bài: ( 7 điểm )
- Nguồn gốc ra đời của cây lúa (từ rất xưa, khi con người biết trồng trọt, nhu cầu sinh sống).
- Cấu tạo như thế nào (rễ, thân, lá, hạt,).
- Phân loại: lúa tẻ, lúa nếp, giống Đà Nẵng, Ma lâm 68 (ML 68), BD,
- Đặc điểm sinh trưởng.
- Quá trình gieo trồng, thu hoạch; làm đất, ủ giống, gieo cấy,
- Vai trò và ý nghĩa của cây lúa trong đời sống :
 + Thân: làm thức ăn cho trâu bò, làm nấm, chất đốt,
 + Hạt: thức ăn chính của con người; chế biến các món ăn khác, các loại bánh,
 + Có giá trị kinh tế xuất khẩu
 + Đối tượng cho cảm hứng thơ ca
(Miêu tả đồng lúa, cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, cảnh gieo trồng, gặt hái,)
III. Kết bài: ( 1,5 điểm )
- Là biểu tượng của quê hương.
- Nêu suy nghĩ về cây lúa đối với người dân.
BIỂU ĐIỂM
+ Điểm 9, 10: Bài viết đủ 3 phần, đủ ý theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai không quá 2 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
+ Điểm 7, 8: Bài viết đủ 3 phần, nêu được vài ý chính theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai không quá 3 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày rõ ràng.
+ Điểm 5, 6: Bài viết đủ 3 phần, các ý còn sơ sài, chưa đầy đủ theo yêu cầu của bài thuyết minh; sai không quá 5 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày tương đối rõ ràng.
+ Điểm 3, 4: BBố cục không rõ ràng, có thuyết minh được vài ý; sai không quá 8 lỗi về chính tả, câu, từ; trình bày còn cẩu thả.
+ Điểm 1, 2: Bài viết sơ sài, không đúng theo yêu cầu của bài thuyết minh; bố cục không rõ ràng, trình bày cẩu thả, sai sót nhiều về chính tả, dùng từ, đặt câu, diẽn đạt,

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9 TUAN 3.doc