Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 60

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 60

BÀI 12- TIẾT 56: BẾP LỬA

 (Bằng Việt)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Giúp HS cảm nhận được những tình cảm, cảm xúa chân thành của nhân vật trữ tình- người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc, tâm trạng trong thơ trữ tình thể tám tiếng.

3: Thái độ:

Tỏ lòng kính trọng và biết ơn những người bà, quê hương, đất nước.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, luyện tập, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

SGK, SGV, bài soạn, tranh SGK.

 

doc 18 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 12- tiết 56: bếp lửa
 (Bằng Việt) 
a. mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp HS cảm nhận được những tình cảm, cảm xúa chân thành của nhân vật trữ tình- người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh trong bài thơ.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc, tâm trạng trong thơ trữ tình thể tám tiếng. 
3: Thái độ:
Tỏ lòng kính trọng và biết ơn những người bà, quê hương, đất nước.
b. Phương pháp:
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, luyện tập, thực hành...
c. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
SGK, SGV, bài soạn, tranh SGK.
2. Học sinh:
SGK, đọc và soạn bài. 
d. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Đọc thuộc lòng “bài thơvề tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật?Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ? 
3. Bài mới.
H: Dựa vào phần chú thích hãy giới thiệu về tác giả?
H: Bài thơ ra đời trong thời gian và hoàn cảnh nào?
GV: Nêu y/c đọc: chậm rãi, biểu cảm, xúc động, bồi hồi.
Gv đọc mẫu khổ thơ 1.
Hs đọc các khổ thơ còn lại.
H:Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cách gieo vần ra sao?
H: Hãy chia bố cục cho bài thơ? 
H: Nêu nội dung của khổ thơ 1?
H:Trong kí ức của người cháu có những hình ảnh nào?
H: Thế nào là “chờn vờn, ấp iu”?
- Chờn vờn: khói bay nhẹ, lượn quanh bếp.
- Âp iu: biến thể của từ ôm ấp, nâng niu-> gợi bàn tay khéo léo, kiên nhẫn, tấm lòng của người bà.
H: Hai từ trên thuộc từ loại gì?
Có tác dụng ntn trong việc biểu hiện tình cảm?
GV: Hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời nay, gợi bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng chăm chút của người bà nhóm lửa.
H: Hình ảnh thân quen đó gợi cho cháu tình cảm gì với bà? Qua câu thơ nào trong khổ 1?
H: Cụm từ “mấy nắng mưa” gợi lên điều gì ở người bà?
H: Chú ý vào khổ 2 và tìm những câu thơ nói về hồi tưởng của người cháu?
H: Em hiểu thế nào là “đói mòn, đói mỏi”?
- Cái đói kéo dài làm mệt mỏi, kiệt sức.
H: Hình ảnh nào được nhắc lại trong khổ thơ 2 này?
H: Vì sao hình ảnh “ khói hun nhèm mắt” lại được nhắc lại như vậy?
- Là hình ảnh liên quan đến biểu tượng cảu bài thơ- bếp lửa.
H: Nhận xét về cách kể, tả của tác giả?
H: Cách kể, tả như vậy cho thấy một tuổi thơ của tác giả ntn?
H: Tuổi thơ của cháu luôn gắn với hình ảnh bếp lửa nhưng nhớ nhất vẫn là hình ảnh của ai?
H: Người bà được tác giả giới thiệu qua những chi tiết nào?
H: Nhận xét về giọng thơ và cách đưa các sự việc của tác giả?
H: Tác giả nhớ về bà như vậy thể hiện điều gì ở nhân vật bà?
H: Ngoài hình ảnh bếp lửa còn hình ảnh nào gợi sự liên tưởng ở người cháu?
H: Sự xuất hiện của tiếng chim tu hú nói lên điều gì?
GV: Tiếng chim tu hú, là âm thanh quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi khi hè về. Tiếng chim như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm, gợi sự vắng vẻ, côi cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu.
Gv cho Hs đọc từ “ lận đận đời bà...bếp lửa”
H: Trong đoạn thơ em vừa đọc có gì đáng chú ý?
H: Hình ảnh người bà được khắc hoạ qua những từ ngữ nào?
H: So sánh về nghĩa của các từ “nhóm” trong khổ thơ?
- Nhóm 1,2,3: Hành động nhóm bếp.
- Nhóm 4: ý nghĩa những việc làm của bà với cháu.
H: Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ của tác giả?
H: Qua đó cho thấy những đức tính nào của người bà?
H: Cuối cùng tác giả khái quát tình cảm của mình qua câu nào?
H: Đó là kiểu câu gì?
H: Hình ảnh bếp lửa lúc này có ý nghĩa ntn?
H: Trong khổ thơ cuối trở về thời hiện tại tác giả muốn nói với bà điều gì?
H: Nhận xét về việc sử dụng từ “trăm”? Tác giả muốn nói lên điều gì qua từ này?
H: Câu thơ kết bài có ý nghĩa gì?
H: Khái quát những nét nghệ thuật chính của bài?
H: Bài thơ muốn biểu hiện những nội dung gì?
GV cho HS đọc phần ghi nhớ .
H: Viết một đoạn văn nêu lên cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ?
Hoạt động độc lập.
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm theo SGK.
Lắng nghe và thực hiện y/c đọc của GV.
- Chia bố cục cho VB.
Tìm chi tiết thông qua SGK.
Giải thích nghĩa của từ.
Xác định biện pháp nghệ thuật.
Khái quát nội dung khổ thơ 1.
Tìm chi tiết.
Giải thích nghĩa của từ.
Giải thích dụng ý của tác giả.
Khái quát nội dung.
Tìm chi tiết qua khổ thơ 2,3.
Nhận xét về giọng điệu.
Tìm chi tiết .
Giải thích.
- Đọc thơ.
Tìm chi tiết.
So sánh.
Nhận xét.
Khái quát kiến thức khổ 4.
Tìm câu thơ.
Nêu ý nghĩa.
Tìm chi tiết.
Tìm nghệ thuật.
Khái quát nội dung.
Tổng hợp kiến thức về nội dung và nghệ thuật của toàn bài.
Đọc.
Viết đoạn văn.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(10’)
1- Tác giả.
- Tên: Nguyễn Việt Bằng.
- Sinh 1941. Quê: Hà Tây.
- Nay là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.
2- Tác phẩm.
Sáng tác 1963 khi tác giả đang là sinh viên luật ở nước ngoài.
3- Đọc và giải nghĩa từ khó.
4- Bố cục: 4phần.
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết (25’)
1- Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
a- Hồi tưởng.
- Một bếp lửa chờn vờn...
- Một bếp lửa ấp iu...
-> Từ láy gợi hình.
=> Gợi sự gần gũi, quen thuộc, ấm áp.
- Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
=> Cuộc đời vất vả, lo toan.
b- Tình bà cháu.
Lên bốn tuổi...quen mùi khói
Năm ấy...đói mòn đói mỏi.
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt ...
-> Hình ảnh biểu tượng.
- Kể, tả chân thực.
=> Tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ, lo toan luôn gắn với hình ảnh bếp lửa.
* Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
...
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
-...Bà bảo cháu nghe...
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu...học 
-> Giọng điệu trầm ấm, liệt kê sự việc.
=> Bà cưu mang, đùm bọc là chỗ dựa tinh thần ấm áp cho cháu.
* Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
- Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng..
Kêu chi hoài trên những...xa.
-> Từ ngữ biểu cảm
=> Sự nhớ mong bà đến khắc khoải, da diết.
2- Những suy nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa.
* Lận đận đời bà biết máy nắng mưa
Mấy chục năm rồi... bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
Nhóm nồi sôi gạo mới thổi
-> Từ ngữ đa nghĩa, biểu cảm. Nhớ về quá khứ để liên tưởng đến hiện tại.
=> Bà tần tảo, chịu thương, chịu khó lặng lẽ hi sinh cả cuộc đời.
* Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
-> Câu cảm thán
=> Ngọn lửa của sức sống, niềm tin và lòng yêu thương.
3- Tình cảm của người cháu.
* Giờ cháu đã đi xa
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
-> Điệp từ, câu hỏi tu từ
=> Hình ảnh của bà và bếp lửa luôn sống mãi trong tâm hồn của người cháu.
- Hình ảnh đó trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm ấm lòng và nâng đỡ cháu trên những bước đường đời.
III- Tổng kết ghi nhớ. (5’)
1- Nghệ thuật.
2- Nội dung.
3- Ghi nhớ SGK- T146.
IV- Luyện tập.(5’)
Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp, cũng thân thương và chan chứa tình người . Vì những kỉ niệm đó luôn gắn với những người ruột thịt, gần gũi. Hình ảnh bếp lửa là kỉ niệm riêng của nhà thơ, nhóm dậy tâm tình tuổi thơ, tình cảm bà cháu.
 E- Củng cố- Dặn dò.(3’)
H: Theo em hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa ntn?
VN:- Học thuộc lòng bài thơ.
 - Soạn bài “ Khúc hát ru...mẹ” SGK- T152.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 12- tiết 57: hướng dẫn đọc thêm
khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
( Nguyễn Khoa Điềm)
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS cảm nhận: - Tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này.
 - Giọng điệu thơ thiết tha, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng đọc khúc hát ru, phân tích bố cục và hình ảnh trong bài thơ hát ru trữ tình.
3- Thái độ.
Trân trọng, kính yêu, biết ơn những người phụ nữ, những người mẹ.
B- Phương pháp.
Luyện đọc, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
C- Đồ dùng dạy học.
1- GV: SGK, SGV, bài soạn.
2- HS: SGK, bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định.(1’)
2- KTBC: Đọc thuộc lòng khổ thơ 1,2,3 của bài thơ “ Bếp lửa”? Nêu nội dung chính của các khổ thơ em vừa đọc?
3- Nội dung.
 Hoạt động của giáo viên. 
Hoạt động của học sinh.
 Những nội dung chính.
H: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
H: Nêu thời gian và hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
GV: Nêu y/c đọc: giọng tha thiết, ngọt ngào, lưu ý các đoạn điệp khúc, các câu thơ có đối xứng.
GV đọc mẫu một đoạn và cho HS đọc tiếp.
H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
Thơ tám tiếng vần chân liền nhưng lại có tính chất như một bài hát ru con.
H: Dựa vào phần đọc hãy nêu bố cục của bài thơ?
H: Người mẹ trong bài thơ được tác giả giới thiệu gắn với những công việc gì?
H: Hoàn cảnh công việc đó được khắc hoạ qua những chi tiết nào?
H: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
H: Người mẹ Tà-ôi trong bài thơ có cuộc sống lao động và tinh thần làm việc ntn?
H: Trong bài thơ có mấy khúc hát ru?
H: Qua khúc hát ru thứ 1 em thấy người mẹ dành tình cảm cho ai? Và mẹ mong muốn những gì?
H: Việc nhắc lại các từ ngữ diễn tả tình cảm của người mẹ ntn? 
H: Trong lời ru thứ 2 tình cảm và ước mong của mẹ thay đổi ntn?
H: Phẩm chất đáng quí nào của mẹ A- kay được thể hiện?
H: Tương tự như vậy em hãy chỉ ra những mong ước và tình cảm của người mẹ ở khổ 3?
H: Từ khổ thơ 1 đến khổ thơ thứ 3 tình cảm của người mẹ có sự thay đổi ntn?
H: Qua sự thay đổi đó tác giả muốn nói lên điều gì từ nhân vật người mẹ?
H: Tìm nghệ thuật của bài thơ?
H: Nghệ thuật đó mang tới nội dung gì? 
GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động độc lập.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm dựa vào phần chú thích.
Đọc diến cảm bài thơ 3 HS.
Xác định thể loại.
Chia đoạn.
Tìm chi tiết.
Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật.
Tổng hợp và lựa chọn kiến thức phù hợp.
Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
Tìm các chi tiết.
Tìm biện pháp nghệ thuật qua ba khổ thơ để khái quát nội dung ý nghĩa.
Đọc ghi nhớ.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(20’)
1-Tác giả.
- Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943. Quê Thừa Thiên- Huế.
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2- Tác phẩm.
Sáng tác năm 1971 khi ông đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
3- Đọc và giải nghĩa từ khó.
4- Thể loại: thơ trữ tình, thể thơ tám tiếng.
5- Bố cục: 3 đoạn.
II- Đọc- hiểu văn bản.(12’)
1- Hình ảnh người mẹ.
- Mẹ giã gạo nuôi bộ đội.
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.
- Mẹ đang tỉa bắp trên núi...
- Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
- Mẹ địu em đi để giành trận cuối.
-> Điệp ngữ, kể tả cụ thể.
=> Mẹ vất vả nuôi con làm việc nhưng rất bền bỉ quyết tâm lao động, kháng chiến.
2- Lời ru của người mẹ Tà- ... khi giải phóng được 3 năm, người lính đã trở về với cuộc sống hoà bình, có lúc nào đó người ta lãng quên cái thủa vào sinh ra tử với lẽ sống cao đẹp. Có lẽ đó chính là khởi nguồn cho bao suy ngẫm của nhà thơ khi viết bài thơ này. 
GV nêu y/c đọc:
- 2 khổ thơ đầu: giọng kể, nhịp thơ trôi chảy nhịp nhàng.
- 3 khổ tiếp: giọng ngân nga, thiết tha.
- Khổ cuối: giọng trầm lắng, suy tư.
H: Bài thơ có kết cấu mấy phần?
H: Đọc và nêu nội dung của hai khổ thơ đầu?
H: Trong hai khổ thơ này tác giả kể về điều gì? Trong kí ức của ông đồng, sông, bể, trăng có ý nghĩa ntn? Hình ảnh nào thân thiết nhất với ông?
H: Hình tượng vầng trăng tri kỉ gợi cho tác giả nhớ về ai? Về điều gì?
H: Thời chiến tranh đó con người sống ntn? (Chú ý vào khổ thơ thứ 2).
GV: đó là thời người ta sống gian khổ, hi sinh, hồn nhiên, sống vì lí tưởng cao đẹp. Sống trong tình đồng đội keo sơn có thể chết cho người khác...
Gv cho Hs hoạt động theo nhóm trong 2’.
H: Cuối khổ 2 tác giả nói đến “ Vầng trăng tình nghĩa”. Theo em vầng trăng ấy là biểu tượng của điều gì?
GV: Nhưng có phải lúc nào người ta cũng nhớ về quá khứ khi cuộc sống đã đầy đủ hơn.
H: Hai câu đầu của khổ 3 gợi em nghĩ đến một cuộc sống ntn?
H: Em hiểu thế nào về câu thơ “như người dưng qua đường”? Tại sao người ta lại như vậy?
H: Trong dòng chảy của cuộc sống đó tình huống nào đã bất ngờ xảy ra? Những từ ngữ nào nói rõ điều ấy?
H: Đây là tình huống ntn? Em có nhận xét gì về sắc thái biểu cảm của các từ “ thình lình, đột ngột, rưng rưng”?
H: Lúc này tác giả có cảm giác ntn?
H: Lúc này trăng, sông, bể, đồng lại hiện ra trong tâm hồn tác giả so với khổ thơ đầu thì lúc này tình cảm có gì khác? (sâu sắc hơn)
H: ở khổ thơ 4 ánh trăng hiện ra ntn? Hai chữ “ vành vạnh” gợi cho em cảm nhận ntn về vầng trăng?
GV: Trăng rất tròn, rất sáng, sáng trắng khắp nơi, soi tỏ lòng người.
H: Tại sao tác giả lại viết là “ánh trăng im phăng phắc” chứ không phải vầng trăng?
ánh trăng khiến em có cảm nhận trăng giống như đối tượng nào?
H: Đọc câu thơ cuối em thấy ánh trăng đã gợi lên ở tác giả cảm nghĩ gì?
H: Nhận xét về giọng điệu bài thơ? Giọng điệu ấy có tác dụng ntn trong việc tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?
H: Theo em qua bài thơ tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
GV cho HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động độc lập.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm dựa vào phần chú thích SGK.
Lắng nghe.
Lắng nghe GV đọc mẫu và đọc.
Nhận xét cách đọc của bạn.
Nêu nội dung hai khổ thơ đầu.
Tìm chi tiết và giải thích.
Khái quát kiến thức.
Tìm chi tiết và giải thích.
Hoạt động theo nhóm trong 2’.
Tìm chi tiết và nêu ý kiến.
Giải thích.
Tìm tình huống.
Nhận xét về tình huống để rút ra nghệ thuật.
So sánh hai tình huống để rút ra nhận định về tình cảm.
Liên tưởng.
Giải thích.
Khái quát kiến thức khổ thơ cuối.
Tổng hợp nội dung, nghệ thuật toàn bài thông qua phần ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(10’)
1- Tác giả.
- Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê Thanh Hoá.
- Ra nhập quân đội năm 1966. Là gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ .
2- Tác phẩm.
Viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
3- Đọc và giải thích từ khó.
4- Bố cục : 3 đoạn
II- Đọc hiểu văn bản.(25’)
1- Hình ảnh của trăng trong quá khứ.
* Hồi nhỏ: với đồng, với sông, với bể.
* Hồi chiến tranh: ở rừng
- Trăng thành tri kỉ.
=> Trăng là tri âm, gợi nhớ tình đồng chí, đồng đội.
=> Biểu tượng của quá khứ gian khổ, ân tình, cao đẹp không thể quên.
2- Trăng trong hiện tại.
- ánh điện, cửa gương.
- Như người dưng.
=> Cuộc sống hoà bình làm ta quên đi quá khứ, quên đi những năm tháng oanh liệt, quên đi đồng chí, đồng đội, quên đi tình nghĩa.
* Thình lình ...điện tắt.
Đột ngột vầng trăng tròn.
* Rưng rưng.( Nghẹn ngào xúc động, nước mắt ngấn đầy)
-> Tình huống độc đáo.
- Động từ giàu sắc thái biểu cảm.
=> Trăng khiến ta giật mình, gợi nhớ kỉ niệm.
3- Suy tưởng của tác giả.
Trăng cứ tròn vành vạch.
kể chi người vô tình.
-> Trăng vẹn nguyên, ân tình, chung thuỷ, không đổi thay.
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
-> Anh trăng như ánh mắt bao dung mà nghiêm khắc.
=> Khiến con người nhận ra mình, được thức tỉnh, sẽ sống xứng đáng với quá khứ hơn.
III- Tổng kết- ghi nhớ. (5’)
1- Nghệ thuật.
2- Nội dung.
3- Ghi nhớ.
 E- Củng cố - Dặn dò. (5’)
H: Bài thơ giúp em nhận ra điều gì?
VN: - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Soạn bài: Tổng kết từ vựng. SGK- T158.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 12- tiết 59: tổng kết về từ vựng.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS: - Vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tế giao tiếp, nhất là trong văn chương.
2- Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng và phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ.
3- Thái độ.
Có ý thức sử dụng kiến thức từ vựng trong giao tiếp và trong văn chương.
B- Phương pháp.
Củng cố hệ thống hoá, luyện tập, thực hành, hoạt động nhóm.
C- Đồ dùng dạy học.
1- Gv: SGK, SGV, bảng phụ.
2- Hs: SGK, bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định (1’)
2- KTBC: (5’) Kiểm tra vở soạn của HS.
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Những nội dung chính.
GV treo bảng phụ và y/c HS đọc bài tập.
H: Trong trường hợp này thì “gật đầu” hay “ gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?
GV chia lớp làm 4 nhóm hoạt động trong 7’ để giải quyết các bài tập từ 2->5.
H: Hãy nhận xét cách hiểu nghĩa của người vợ trong đoạn văn ở bài tập 2? 
H: Theo em vì sao người vợ lại hiểu như vậy? 
H: Tìm hiểu nghĩa của các từ sau?
H: Trong các từ ngữ này từ ngữ nào được hiểu theo nghĩa gốc? Từ ngữ nào được hiểu theo nghĩa chuyển?
H: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau?
H: Các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào?
H: Tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng?
H: Đọc và cho biết truyện cười này phê phán điều gì?
Gv tổng hợp, đánh giá.
Hoạt động độc lập.
Đọc và giải thích cách lựa chọn.
Hoạt động theo nhóm trong 7’.
HS các nhóm trình bày, sửa chữa, nhận xét.
1- So sánh hai dị bản.
* Gật đầu: chỉ sự tán thưởng, đồng ý.
- Gật gù: biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
=> Cách 1 thích hợp hơn : tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ.
2- Nhận xét cách hiểu nghĩa.
- Người chồng dùng cách nói ẩn dụ.
* Chỉ có một chân sút -> cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn.
- Người vợ hiểu theo nghĩa đen.
* Cầu thủ chỉ còn có một chân để hoạt động.
3- Tìm hiểu nghĩa.
- Những từ ngữ được hiểu theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển: 
+ vai: hoán dụ.
+ đầu: ẩn dụ.
4- Phân tích.
- Nhóm từ: đỏ, xanh, hồng -> trường từ vựng chỉ màu sắc.
- Nhóm từ: lửa, cháy, tro -> trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa.
5- Tìm hiểu cách đặt tên sự vật.
* Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới: rạch Mái Giầm.
* Dựa vào đặc điểm của đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên: kênh Bọ Mắt, Ba Khía.
* Một số tên gọi dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
- Cà tím, chè móc câu, gấu chó...
- Ơt chỉ thiên, cây xương rồng...
6- Tìm hiểu truyện cười.
- Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
bác sĩ-> đốc tờ.
 E- Củng cố- dặn dò.(3’)
H: Trong thực tế còn những hiện tượng ngôn ngữ nào em cảm thấy phân vân hoặc không giải thích được?
VN: - Đọc và soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận SGK- T160.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 12- tiết 60: luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS biết cách đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
2- Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
3- Thái độ.
Có ý thức đưa yếu tố nghị luận vào bài viết của bản thân một cách hợp lí.
B- Phương pháp.
Nêu vấn đề, so sánh, phân tích, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.
C- Đồ dùng dạy học.
1- GV: SGK, SGV, Bảng phụ.
2- HS: SGK, bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định (1’)
2- KTBC: (5’) Thế nào là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? Người ta sử dụng yếu tố nghị luận bằng cách nào?
3- Thái độ.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Những nội dung chính.
Gv Cho Hs đọc bài văn trong SGK.
H: Trong đoạn văn trên câu nào mang yếu tố nghị luận?
H: Yếu tố nghị luận có vai trò gì trong đoạn văn này?
GV: Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp (có yêu thương, hi vọng nhưng cũng có cả đau buồn, thù hận).
GV chia lớp thành 2 nhóm hoạt động trong 10’
H: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt.
GV treo bảng phụ gợi ý của bài tập2.
 Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên ngày ấy nhà tôi nghèo lắm. Bấy giờ, bà nội tôi tuổi đã cao, nhưng vẫn khoẻ mạnh nên thương đỡ đần bố mẹ tôi công việc nội trợ bếp núc. Bà tôi thường bảo đối với con người hạt gạo là quí giá nhất! Mỗi lần đong gạo bà rất cẩn thận, không bao giờ để vương vãi một hạt gạo nào. Một lần bà tôi mệt tôi phải thay bà nấu cơm. Tôi đã rất cẩn thận nhưng vẫn để vương vãi mấy hạt gạo...
Hoạt động độc lập.
Đọc bài văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
Tìm những câu mang yếu tố nghị luận trong bài.
Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận đối với bài văn trên.
Hoạt động theo 2 nhóm trong 10’.
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung.
I- Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự (10’).
1- Đọc đoạn văn.
 Lỗi lầm và sự biết ơn.
2- Nhận xét.
a- Yếu tố nghị luận trong đoạn văn.
- Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng... trong lòng người.
=> Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí, có ý nghĩa giáo dục cao.
- Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
=> Cho ta bài học về sự bao dung, độ lượng, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa.
II- Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.(23’)
1- Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp.
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra vào thời gian và địa điểm nào? Ai là người điều khiển? Không khí của buổi sinh hoạt ra sao?
- Nội dung của buổi sinh hoạt gồm những gì? Em phát biểu về vần đề nào? Vì sao em phát biểu?
- Em thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt ntn?
( Lí lẽ, ví dụ, lời phân tích).
2- Viết đoạn văn.
- Người em kể là ai?
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ gì? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc ntn?
- Suy nghĩ và bài học rút ra từ câu chuyện trên.
 E- Củng cố- Dặn dò.(2’)
H: Nêu vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
VN: - Viết lại bài tập số 2.
 - Soạn bài “ Làng” SGK- T162.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 bai 12.doc