Bản tham luận về việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ văn THCS

Bản tham luận về việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ văn THCS

 "Kiểm tra" để "đánh giá" đúng được năng lực học tập của từng đối tượng học sinh là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học môn Ngữ Văn THCS nói riêng. Trước yêu cầu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn hiện nay thì vấn đề đặt ra jà phải đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết nhằm loại bỏ kiểu học tủ, học vẹt, học theo văn mẫu của HS vẫn thường diễn ra từ trước. Chính từ yêu cầu thực tiễn đó, năm học 2008- 2009 Bộ giáo dục và Sở giáo dục đào tạo đã định hướng việc đổi mới và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở môn Ngữ Văn THCS với mục tiêu là giúp giáo viên có thể thấy được mức độ tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức của HS đến đâu để từ đó điều chỉnh cách dạy học sao cho HS có thể đạt được kết quả cao hơn trong học tập. Trên tinh thần chỉ đạo về vấn đề đổi mới đánh giá HS đó. Đứng trên phương diện của người trực tiếp thực thi. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đánh giá của mình về vấn đề thực hiện đổi mới, kiểm tra, đanhs giá kết quả học tập môn Ngữ Văn THCS ở các trường phổ thông trong thời gian vừa qua.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bản tham luận về việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản Tham Luận 
về việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn THCS.
 "Kiểm tra" để "đánh giá" đúng được năng lực học tập của từng đối tượng học sinh là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học môn Ngữ Văn THCS nói riêng. Trước yêu cầu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn hiện nay thì vấn đề đặt ra jà phải đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết nhằm loại bỏ kiểu học tủ, học vẹt, học theo văn mẫu của HS vẫn thường diễn ra từ trước. Chính từ yêu cầu thực tiễn đó, năm học 2008- 2009 Bộ giáo dục và Sở giáo dục đào tạo đã định hướng việc đổi mới và cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở môn Ngữ Văn THCS với mục tiêu là giúp giáo viên có thể thấy được mức độ tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức của HS đến đâu để từ đó điều chỉnh cách dạy học sao cho HS có thể đạt được kết quả cao hơn trong học tập. Trên tinh thần chỉ đạo về vấn đề đổi mới đánh giá HS đó. Đứng trên phương diện của người trực tiếp thực thi. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đánh giá của mình về vấn đề thực hiện đổi mới, kiểm tra, đanhs giá kết quả học tập môn Ngữ Văn THCS ở các trường phổ thông trong thời gian vừa qua.
 I. Tình hình thực hiện việc đổi mới - Kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn ở các trường THCS :
 1. Kiểm tra kiến thức bài học cũ để đánh giá vấn đề tự học của HS :
 - Trên tinh thần chỉ đạo việc đổi mới đánh giá HS trong khâu kiểm tra bài cũ là không phải chỉ kiểm tra miệng về nội dung bài học giờ học trước vào đầu mồi giờ học mà là có thể kiểm tra sự nắm vững những nội dung kiến thức đã cung cấp ở mọi thời điểm trong giờ học có nội dung kiến thức liên quan nhằm giúp giáo viên đánh giá được việc học bài ở nhà như thế nào cũng như đánh gía được khả năng, năng lực nghe, nói, quan sát, sưu tầm tư liệu của học sinh.
- Trên tinh thần chỉ đạo đó ,thì thực tế cho thấy hiện nay hầu hết giáo viên dạy môn Ngữ Văn ở THCS vấn sử dụng phương pháp kiểm tra bài cũ theo kiểu truyền thống từ trước là kiểm tra kiến thức Ngữ Văn ở bài học cũ vào đầu mồi giờ học. Câu hỏi kiểm tra bài cũ chủ yếu là các câu hỏi tái hiện, tức là các câu hỏi chỉ cần dựa vào trí nhớ, không cần suy luận, không cần tư duy sáng tạo của HS để giúp HS tìm tòi, mở rộng hoặc đào sâu kiến thức đã học. Dạng câu hỏi tái hiện này thường được giáo viên dùng chung cho tất cả các đối tượng HS mà không phân chia dạng câu hỏi cho từng đối tượng từ yếu đến trung bình đến khá rồi đến giỏi .
 Ví dụ những câu hỏi dạng như : 
 Đọc thuộc lòng bài thơ ? Hay tóm tắt nội dung văn bản tự sự ? Hoặc thé nào là nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? Hoặc thế nào là khởi ngữ ? . 
 Giáo viên dạy Ngữ Văn ở THCS hiện nay ít vận dụng cách kiểm tra đánh HS kiến thức bài học cũ theo kiểu kết hợp vừa cung cấp kiến thức bài học mới vừa kết hợp kiểm tra kiến thức cũ theo tinh thần chỉ đạo của đổi mới đánh giá HS hiện nay là vì:
 +Việc vận dụng tích hợp kiến thức của giáo viên trong mỗi bài dạy là hạn chế, nên việc kiểm tra kiến thức cũ kết hợp trong quá trình cung cấp kiến thức mới là không phổ biến .
 + Do giáo viên còn đầu tư ít thời gian vào bài giảng, phụ thuộc nhiêù vào các giáo án mẫu mà không đầu tư các dạng câu hỏi kiểm tra bài cũ nhằm hướng đến nhiều đối tượng HS.
 + Do đại đa số đối tượng HS đại trà còn chưa giành nhiều thời gian học bài cũ ở nhà nên giáo viên cần phải kiểm tra kiến thức cũ vào đầu mỗi tiết học để hình thành thói quen học bài ở nhà cho học sinh .
 2. Về việc thực hiện kiểm tra viết trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn THCS của GV hiện nay
 Một trong những thao tác quan trọng trong đánh giá học tập môn Ngữ Văn của HS THCS là quá trình kiểm tra viết của học sinh. Đi đôi với việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở THCS sao cho phù hợp với nội dung chương trình thay sách là việc đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS dưạ trên tinh thần đổi mới cách thức ra đề kiểm tra . Hình thức ra đề kiểm tra đánh giá học sinh môn Ngữ Văn THCS là phải ra các câu hỏi theo 2 phần : trắc nghiệm và tự luận :
 a. Vấn đề vận dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn THCS .
 Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới về vấn đề đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn của HS ở THCS là phải sử dụng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm mang tính tích hợp kiến thức của 3 phần môn Văn- Tiếng việt - Tập làm văn ở các mức độ : tái hiện, thông hiểu vận dụng và sáng tạo bằng việc xây dựng các ma trận đề trong quá trình kiểm tra viết của HS. Thì trên thực tế hiện nay, việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn của giáo viên THCS qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan là rất miễn cưỡng và hiệu quả chưa cao . Chưa đánh giá chính xác được khả năng nhận biết kiến thức bài học của HS
*Nguyên nhân :
 Do giáo viên chưa hiểu, chưa xác định được ma trận đề trước khi xây dựng đề kiểm tra . Nên chính vì lẽ đó mà các đề kiểm tra trắc nghiệm của giáo viên ra hoặc là quá dễ, hoặc là quá khó hoặc không thể tổng hợp trên phạm vi rộng các kiến thức, nội dung đã học.Dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập của HS là chưa có hiệu quả. 
 Thực tế cho thấy tính chính xác trong việc đánh giá kết quả học tập của HS bằng kiểm tra trắc nghiệm khách quan là chưa cao . Vì trong quá trình kiểm tra, nhiều học sinh lựa chọn phương án trả lời theo cảm tính, không theo sự thông hiểu về kiến thức bài học. Nên về mặt này đã có nhiều giáo viên tỏ rõ quan điểm là không nên kiểm tra đánh giá học sinh học môn Ngữ Văn bằng trắc nghiệm khách quan.Vì dựa vào các phương án trả lời theo kiểu khoanh tròn cảm tính của học sinh giáo viên khó có thể đánh giá được kỹ năng trình bày của các em như thế nào ? Nhiều đối tượng HS kỹ năng viết câu, sử dụng từ, kỹ năng trình bày rất yếu nhưng khi trả lời trắc nghiệm các em chỉ việc khoanh tròn phương án trả lời đúng là điểm đã ở mức tối đa ngang bằng với học sinh khá, giỏi về kỹ năng trình bày. Mà vấn đề rèn kỹ năng trình bày cho HS là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong dạy học Ngữ Văn hiện nay. Chính vì lẽ đó đã làm cho giáo viên không thể đánh giá được chính xác từng đối tượng HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức về Ngữ Văn.
 ở một khía cạnh khác, việc kiểm tra trắc nghiệm khách quan mang đến một hiện tượng tiêu cực trong thi cử là HS yếu chỉ trông chờ vào các kí hiệu A,B,C,D từ HS khá giỏi để làm bài mà không hề tư duy suy nghĩ gì về 
câu hỏi kiểm tra . Muốn khắc phục được tình trạng này thì giáo viên phaỉ ra nhiều đề có các kiểu câu hỏi và ma trận đề trắc nghiệm khác nhau. Song trên thực tế, điều kiện in, sao cho mỗi em một kiểu mã đề là không thể làm được ở các trường phổ thông do điều kiện kinh phí có hạn nên việc thực hiện đổi mới đánh giá kết quả học tập kết quả học tập của học sinh ở môn Ngữ Văn bằng kiểm tra trắc nghiệm khách quan hiệu quả chưa cao và chưa được thực hiện một cách đồng nhất.
 Hiện nay, ở một số trường THCS đề kiểm tra định kỳ đã loại bỏ hẳn kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan này. Chỉ sử dụng kiểm tra đánh giá HS bằng kiểu câu hỏi tự luận trả lời ngắn và câu hỏi tự luận trả lời là viết bài tập làm văn.
 b. Vấn đề sử dụng các câu hỏi tự luận trong đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn THCS .
 Sau một thời gian triển khai thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá bằng các dạng câu hỏi tự luận có tính chất mở nhằm phát huy tính sáng tạo, mở rộng phạm vi kiến thức cho HS đã được đại đa số giáo viên dạy Ngữ Văn ở THCS tích cực thực hiện nhằm đánh giá khả năng tư duy, óc quan sát và tưởng tượng của HS thông qua quá trình học tập.
 Tuy nhiên việc đánh giá nhận xét chưa cặn kẽ đến từng đối tượng HS vẫn còn tồn tại ở nhiều giáo viên. Còn nhiều giáo viên khi đánh giá học sinh qua kiểm tra tự luận chỉ chú trọng đến điểm số mà hoàn toàn bỏ qua đánh giá ,nhận xét về khả năng viết câu, dựng đoạn nhằm phân loại đối tượng HS để có phương án sửa chữa,uốn nắn kịp thời những khiếm khuyết,sai sót của các em, hoàn thiện dần kỹ năng trình bày cho HS.
	Một mặt khác, có không ít giáo viên khi ra đề kiểm tra tự luận chỉ ở mức độ "đồng nhất,cào bằng", không có dạng đề mang tính phân hoá giành cho các đối tượng HS yếu - TB - Khá - Giỏi khác nhau nên hiện tượng HS yếu quay cóp bài của HS khá vẫn diễn ra thường xuyên dẫn đến việc đánh giá chính xác kết quả học tập môn Ngữ Văn cuả HS là chưa chuẩn, chưa triệt để.
 II. Vấn đề thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá của bản thân về dạy học môn NgữVăn THCS :
Trên cơ sở chỉ đạo chung về đổi mới cách đánh giá HS môn Ngữ Văn THCS do Bộ giáo dục và Sở giáo dục triển khai.Bản thân cá nhân là một người trực tiếp tham gia và cũng xuất phát từ thực tiễn cá nhân tôi đã tiến hành các cách thức kiểm tra đánh giá học sinh nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn THCS như sau:
1.Kiểm tra kiến thức bài học cũ:
	- Kiêm tra thường xuyên vở soạn bài Ngữ văn và vở bài tập tự làm bài ở nhà của HS vào đầu các giờ học.
Cách thức kiểm tra:Giành khoảng 1 đến 2 phút kiểm tra bất kỳ từ 3 đến 5 HS vào đầu tiết học. Giáo viên có thể nhận xét đánh giá ngắn gọn tinh thần, ý thức, thái độ và hiệu quả họ tập của HS sau khi kiểm tra.
	- Kiểm tra thường xuyên kiến thức bài học cũ vào đầu mỗi tiết học.
Cách thức kiểm tra: Kiểm tra khoảng 3 - 4 phút kiến thức bài học cũ. Câu hỏi kiểm tra kiến thức bài học cũ sẽ được phân chia làm hai dạng: Dạng câu hỏi tái hiện cho đối tượng học sinh yếu - TB.Dạng câu hỏi thông hiểu, sáng tạo,phân tích,tổng hợp cho HS Khá - Giỏi.
	 - Từ thực tế bản thân cho thấy việc kiểm tra kiến thực bài học cũ vào đầu các tiết học một cách thường xuyên là hiệu quả hơn. Bởi nếu không làm như vậy thường xuyên thì sẽ không hình thành cho học sinh thói quen học bài cũ ở nhà. Nhiều học sinh lực học yếu sẽ ỉ lại, lười không học bài cũ dẫn đến kết quả học tập kém đi. Mặt khác về tâm lý ở lứa tuổi này HS rất nhanh quên nên cần phải củng cố thường xuyên.
	 - Chỉ nên kiểm tra kiến thức bài học cũ vào quá trình cung cấp kiến thức mới khi thấy cần phải nhắc lại kiến thức cũ và mở rộng kiến thức mới.
 2. Kiểm tra đánh giá HS bằng chắc nghiệm khách quan:
	- Không giành nhiều lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kiến thức HS trong một bài kiểm tra 45 phút. Nếu chỉ sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong một bài kiểm tra đánh giá HS thì GV chỉ đánh giá được HS ở mức độ nhận biết chứ không thể đánh giá hết HS về kỹ năng trình bầy, phấn tích vấn đề, sáng tạo và vận dụng vấn đề vào thực tiễn.
	 - Qua thử nghiệm ra đề kiểm tra đánh giá HS bằng trắc nghiệm thì tôi đã nhận thấy rằng HS biết nhiều vấn đề nhưng không hiểu rõ cặn kẽ được vấn đề làm. Kết quả đó là điều không thể chấp nhận được đối với dạy học môn Ngữ Văn. Vì học văn là phải hiểu vấn đề một cách cặn kẽ sau đố mới là mở rộng, phát triển vấn đề.
	- Kết hợp câu hỏi trắc nghiệm với các kiểu câu hỏi tự luận trả lời ngắn trong bài kiểm tra đánh giá 45 phút.Tuy nhiên cần phải ra đề theo cách phân luồng đối tượng HS để giáo viên có thể đánh giá được HS nằm ở diện Yếu - TB ,Khá hay Giỏi để khắc phục và điều chỉnh từng đối tượng.
3. Kiểm tra tự luận để đánh giá HS trong học môn Ngữ Văn :
 Việc ra đề tự luận trả lời ngắn và kiểu bài tự luận trả lời là bài viết tập làm văn phải gắn chặt được tính tích hợp kiến thức của 3 phân môn Văn - Tiếng- Tập làm văn. Giáo viên khi ra câu hỏi tự luận phải xác định được yêu cầu cụ thể của mình đến từng đối tượng HS. 
 Khi đánh giá học sinh qua kiểu bài tự luận cần chú ý uốn nắn HS kỹ năng trình bày, viết đoạn, phân tích câu, dùng từ Chỉ rõ những nhược điểm của từng đối tượng HS trên bài kiểm tra để sau đó đưa ra các yêu cầu một cách cụ thể.
 Bằng cách này tôi đã giúp HS hoàn thiện dần khả năng tư duy, sáng tạo thông qua trình bày diễn đạt bằng tự luận. Tuy nhiên việc làm này phải được làm một cách thường xuyên và liên tục mới đạt hiệu qủa cao . Từ thực tiễn thực hiện chỉ đạo đổi mới cách đánh giá tôi xin đề xuất và kiến nghị những vấn dề sau:
III. Đề xuất - kiến nghị :
 Chỉ đạo việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết qủa học tập môn Ngữ Văn THCS bằng hệ thống câu hỏi trả lời theo tư duy bằng cách hiểu và vận dụng riêng của HS mà không cần HS phải học thuộc nhiều các nội dung kiến thức, các sự kiện các bài văn tham khảo mẫu là một phương thức khó có thể khả thi trong dạy học phương pháp mới với dung lượng kiến thức đồ sộ của SGK cải cách hiện nay. Muốn làm được như vậy thì nên có chương trình và kinh phí cụ thể cho học sinh tham quan thực tế những danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, những vấn đề có liên quan đến chương trình học của HS để HS có thể học được kiến thức bài học từ trực quan sinh động mà không phải chỉ thông qua sách vở các em vẫn có thể làm được bài kiểm tra bằng chính kiến thức lấy từ thực tế vận dụng qua cách hiểu,cách cảm của riêng mình.
 - Không nên xây dựng ma trận trong các đề kiểm tra,đánh giá HS bằng hệ 
Thống các câu hỏi trắc nghiệm. Nên phát huy việc đổi mới kiểm tra đánh giá HS môn Ngữ Văn THCS bằng câu hỏi tự luận trả lời ngắn và câu hỏi tự luận trả lời là bài tập làm văn. Loại hình kiểm tra trắc nghiệm không phát huy được khả năng lĩnh hội kiến thức của HS thậm chí không muốn nói là làm cho học sinh lười hơn, tiêu cực hơn trong học tập và thi cử.
 - Cần có phương án tăng cường thêm thời gian học tập và giảng dạy môn Ngữ Văn hơn. 
 Quảng Phú , ngày 17 tháng 02 năm 2009
 Xác nhận của nhà trường
 Hiệu trưởng
 Đỗ Đình Đăng

Tài liệu đính kèm:

  • docVan de KTDG Ngu Van THCS.doc