Bí quyết ôn thi môn Ngữ văn

Bí quyết ôn thi môn Ngữ văn

Bí quyết ôn thi môn Ngữ văn

 Mùa thi đang đến gần, các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 sẽ phải đối mặt với ít nhất là hai kì thi: thi học kì 2 và thi chuyển cấp. Các em đang gấp rút ôn tập rất nhiều môn, trong đó môn Ngữ Văn là môn học 5 tiết trên tuần, nhiều kiến thức, vất vả, gian nan nhất.

 Thực tế cho thấy việc ôn thi môn Ngữ văn đối với nhiều em không mấy dễ dàng, các em rất lúng túng, không có phương pháp ôn tập. Kì thực nếu biết cách học thì môn học này sẽ rất nhẹ nhàng, không trở thành áp lực nặng nề cho các em. Các em hãy nghe lời khuyên của nhà mĩ học Trung Quốc Chu Quang Tiềm trong bài " Bàn về đọc sách": " Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân định tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây hoá ra thành lối đánh "tự tiêu hao lực lượng".

 Trong quá trình ôn tập cho học sinh, tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ. Xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp và các em học sinh cùng chia sẻ.

I. Nắm chắc kiến thức cơ bản của SGK tức là "đánh vào thành trì kiên cố. xung yếu"

- Tiếng Việt: ở lớp 9 phần kiến thức học mới không nhiều, không khó, các em chỉ cần nắm thật chắc theo nội dung từng đơn vị kiến thức là được. Chương trình SGK đã chú trọng các kiến thức Tiếng Việt toàn cấp học qua hệ thống những bài tổng kết cả ở cả học kì 1, học kì 2. Các em có thể lập những bảng hệ thống kiến thức lí thuyết theo từng phần

(VD như Bảng ôn tập kiến thức về các biệp pháp tu từ Từ vựng có bán sẵn ở các cửa hàng SGK).

- Điều khó khăn với các em là dạng bài tập cảm thụ thường có trong các đề thi. Nghe hai tiếng "cảm thụ" thì có vẻ to tát lắm, thế nhưng thực chất nó lại rất đơn giản. Các em hãy nắm thật chắc kiến thức lí thuyết về các biện pháp tu từ, tác dụng và cách phân tích tác dụng của từng biện pháp. Từ đó vận dụng để phân tích giá trị của những câu, đoạn thơ hay trong những bài Đọc- hiểu văn bản của chương trình SGK. Về cơ bản, những biện pháp tu từ sẽ là chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa bí mật của những câu thơ hay. ( Các em thử vận dụng cách học của môn toán: nắm chắc công thức, cách giải rồi thay số, các em sẽ có một bài cảm thụ đúng. Còn nếu muốn làm hay thì chắc chắn phải thêm vào sự rung động của con tim biểu hiện bằng những yếu tố biểu cảm trong bài viết, biết vận dụng sự liên tưởng, phép so sánh đối chiếu, viện dẫn trong phân tích thơ.)

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bí quyết ôn thi môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết ôn thi môn Ngữ văn
 Mùa thi đang đến gần, các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 9 sẽ phải đối mặt với ít nhất là hai kì thi: thi học kì 2 và thi chuyển cấp. Các em đang gấp rút ôn tập rất nhiều môn, trong đó môn Ngữ Văn là môn học 5 tiết trên tuần, nhiều kiến thức, vất vả, gian nan nhất.
 Thực tế cho thấy việc ôn thi môn Ngữ văn đối với nhiều em không mấy dễ dàng, các em rất lúng túng, không có phương pháp ôn tập. Kì thực nếu biết cách học thì môn học này sẽ rất nhẹ nhàng, không trở thành áp lực nặng nề cho các em. Các em hãy nghe lời khuyên của nhà mĩ học Trung Quốc Chu Quang Tiềm trong bài " Bàn về đọc sách": " Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân định tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây hoá ra thành lối đánh "tự tiêu hao lực lượng".
 Trong quá trình ôn tập cho học sinh, tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ. Xin được trình bày để các bạn đồng nghiệp và các em học sinh cùng chia sẻ. 
I. Nắm chắc kiến thức cơ bản của SGK tức là "đánh vào thành trì kiên cố... xung yếu"
- Tiếng Việt: ở lớp 9 phần kiến thức học mới không nhiều, không khó, các em chỉ cần nắm thật chắc theo nội dung từng đơn vị kiến thức là được. Chương trình SGK đã chú trọng các kiến thức Tiếng Việt toàn cấp học qua hệ thống những bài tổng kết cả ở cả học kì 1, học kì 2. Các em có thể lập những bảng hệ thống kiến thức lí thuyết theo từng phần
(VD như Bảng ôn tập kiến thức về các biệp pháp tu từ Từ vựng có bán sẵn ở các cửa hàng SGK).
- Điều khó khăn với các em là dạng bài tập cảm thụ thường có trong các đề thi. Nghe hai tiếng "cảm thụ" thì có vẻ to tát lắm, thế nhưng thực chất nó lại rất đơn giản. Các em hãy nắm thật chắc kiến thức lí thuyết về các biện pháp tu từ, tác dụng và cách phân tích tác dụng của từng biện pháp. Từ đó vận dụng để phân tích giá trị của những câu, đoạn thơ hay trong những bài Đọc- hiểu văn bản của chương trình SGK. Về cơ bản, những biện pháp tu từ sẽ là chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa bí mật của những câu thơ hay. ( Các em thử vận dụng cách học của môn toán: nắm chắc công thức, cách giải rồi thay số, các em sẽ có một bài cảm thụ đúng. Còn nếu muốn làm hay thì chắc chắn phải thêm vào sự rung động của con tim biểu hiện bằng những yếu tố biểu cảm trong bài viết, biết vận dụng sự liên tưởng, phép so sánh đối chiếu, viện dẫn trong phân tích thơ...)
II. Đối với các bài đọc hiểu văn bản: 
1. Cách học kiến thức cơ bản:
 - Đối với các bài thơ bắt buộc các em phải thuộc lòng cả bài. Còn với truyện, các em cần đọc thật kĩ để nắm vững nội dung cốt truyện, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nắm được bố cục của tác phẩm. Cần tóm tắt được truyện theo nhiều cách: tóm tắt thật ngắn gọn chừng 10 dòng, rồi tóm tắt dài hơn, có thể kể lại bằng miệng những tình tiết cơ bản của truyện, thậm chí có thể thuộc những câu, đoạn quan trọng để khi làm bài lấy đó làm dẫn chứng trực tiếp thì bài văn mới có sức thuyết phục cao.
- Bước chuẩn bị bài trước khi đến lớp là cực kì quan trọng, cần thiết. Đây là bước các em tự học, nếu làm theo đúng yêu cầu của môn học thì tự các em chiếm lĩnh được khoảng 30-40% kiến thức.
- Sau khi được thày cô hướng dẫn học bài trên lớp, các em cần học thuộc những thông tin về tác giả, tác phẩm theo mục chú thích và phần Kết quả cần đạt, phần Ghi nhớ theo yêu cầu SGK từ năm lớp 6. Và một điều không thể không làm đó là học thuộc kiến thức cơ bản về phân tích tác phẩm mà thày cô đã giúp các em chuẩn hoá ở vở ghi trên lớp. Các em thấy rất khó thuộc phải không? Xin bật mí một cách học rất đơn giản đó là cách dùng sơ đồ cây ( hay còn gọi là sơ đồ dọc). Có thể sơ đồ toàn bài rồi tỉa riêng từng ý lớn, ý nhỏ để nắm chi tiết. Sau đây là một ví dụ về cách dùng sơ đồ cây để học bài Mùa xuân nho nhỏ.
Mùa xuân nho nhỏ.
Cảm xúc của tác giả trước Cảm xúc của tác giả trước 	 Lời tâm nguyện của
mùa xuân của thiên nhiên mùa xuân của đất nước, 	 nhà thơ
cách mạng
H/a Âm thanh Cảm
dòng tiếng xúc 	 H/a 	Không khí H/a đất	 Cách	H/a ẩn Lời
sông chim	 của	 người đi lên 	 nước được	 chuyển dụ: một ngợi
xanh, chiền 	 tác 	 chiến hối hả	 nhân hoá đổi mùa	 ca
bông chiện	 giả đấu, 	khẩn trương so sánh... đại xuân nho xứ
hoa 	 người	 từ... 	nhỏ	 Huế
tím	 lao 	 	 mến
 động	 khẳng định khát	 yêu...
phép phép 	thái độ 	 vẻ đẹp, sức vọng thái độ
đảo ẩn 	nâng 	 sống mãnh hoà khiêm
ngữ, dụ	niu	 biểu trưng	 liệt, hào nhập nhường,
chi chuyển	trân	 cho hai	 hùng của cống	chân
tiết đổi	trọng, nhiệm	 dân tộc hiến,	thành
chọn cảm	say vụ của 	 thể	tha
lọc giác	sưa đất nuớc 	 hiện	thiết
 ngây hiện tại	 mối
Bức Âm 	ngất,	 quan
tranh thanh 	tình yêu 	 hệ
xuân rộn	cuộc	 cá nhân
trong rã	sống	 với
sáng, vui	thiết	 tập
đầy tươi.	tha	 thể
sức
sống.
=>Sơ đồ cây trên đây sẽ giúp các em chắt lọc, tinh giản kiến thức cơ bản nhất của bài. Các em chỉ cần dùng giấy nháp làm độ hai ba lần sẽ nắm dược khung toàn bài. Các em cũng có thể dùng sơ đồ ngang diễn giải cụ thể từng ý. Sơ đồ ngang sẽ giúp các em nhớ ý chi tiết hơn. Ví dụ: Sơ đồ ngang cho ý lớn 1 bài Mùa xuân nho nhỏ
	 H/a dòng sông xanh, bông hoa tím-> đảo ngữ... -> bức 
*Cảm xúc của tác giả trước 	 tranh xuân tươi tắn, trong sáng, đầy sức sống.
mùa xuân của thiên nhiên Âm thanh tiếng chim chiền chiện -> ADCĐCG: thính 
giác-> thị giác -> xúc giác-> cảm nhận tinh tế => âm thanh trong trẻo rộn rã tươi vui...
 Cảm xúc say sưa, ngây ngất thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ.
2. Cách bổ sung, mở rộng kiến thức: Khi nắm vững kiến thức cơ bản rồi, các em có thể tự bổ sung kiến thức bằng cách đọc tài tiệu tham khảo. Những tài liệu viết chắc, viết hay, không đi vào dạng mẫu là cuốn Bình giảng Ngữ văn 9, Tư liệu Ngữ văn 9, Bồi dưỡng Ngữ văn 9 của NXBGD. Việc đọc sách tham khảo là cực kì cần thiết,vì chẳng những các em nắm kiến thức sâu sắc hơn mà còn học được kĩ năng phân tích, bình giá những chi tiết hay của các nhà phê bình có uy tín. Cần tránh việc dùng tài liệu là những bài văn mẫu rồi học thuộc lòng từng bài. Như thế chẳng những không nắm chắc kiến thức cơ bản mà lại còn bị động khi đề bài thay đổi cách diễn đạt, nghĩa là cách làm bài cũng thay đổi theo.
	Làm tốt việc này tức là các em đã biết tự học tốt.
III. Đối với phần Tập làm văn:
1. Điều trước tiên là các em cần nắm vững lí thuyết từng kiểu bài, từng dạng bài. Không nắm được lí thuyết, việc thực hành sẽ rất khó khăn.
2. Khi nắm chắc lí thuyết, nắm vững kiến thức cơ bản của các bài đọc hiểu văn bản thì việc viết bài là không khó. Trước tiên các em tập viết bài phân tích toàn bộ tác phẩm ( nếu là thơ), nếu là truyện thì tập phân tích nhân vật chính. Sau đó mới làm đến các đề khác. Ví dụ với bài thơ Đoàn thuyền đánh cá thì đề cơ bản là: Em hãy phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ( Hay: Về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận). Có thể có các đề khác như: Hình ảnh thiên nhiên biển cả và hình ảnh người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận...). Nếu như với đề yêu cầu phân tích đơn thuần các em có thể bổ ngang thì đề thứ hai các em phải bổ dọc bài thơ, chia luận điểm theo cách diễn đạt của đề. Trên cơ sở viết tốt các bài cơ bản, các em tìm các bài có cùng đề tài, chủ đề, tập xâu chuỗi các tác phẩm như vậy bằng các đề cụ thể. Ví dụ như: Hình ảnh người lính Cụ Hồ qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật ; Bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long... Đây là dạng đề giúp các em tổng hợp kiến thức theo từng giai đoạn , từng thời kì, từng mảng văn học. 
Muốn viết tốt một bài văn nghị luận văn học, điều trước tiên phải có kiến thức văn bản, vững lí thuyết để có kĩ năng xử lí tốt kiến thức. Tuỳ từng cách diễn đạt của đề bài mà gia giảm lượng kiến thức cho phù hợp. Thứ hai, các em cần nắm chắc phương pháp viết đoạn văn, cách triển khai ý lớn, ý nhỏ; nắm được các thao tác nghị luận như giải thích, phân tích, chứng minh một cách nhuần nhuyễn; biết vận dụng những thủ pháp (nghệ thuật) lập luận như nêu giả thiết, so sánh- đối chiếu; biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm... hợp lí. Nếu các em tự làm được mỗi bài đọc- hiểu một bài viết cơ bản là phân tích bài thơ hay tác phẩm truyện rồi tự tìm những đề có cách diễn đạt khác (có sẵn trong SGK) hoặc tự ra những đề bài rồi định hướng cách làm thì các em đã hoàn toàn chủ động trong mọi tình huống. Và khi đó, việc tìm thày để năng cao trình độ, kĩ năng mới thực sự có hiệu quả.
	Những kĩ năng này chương trình SGK đã dạy từ lớp 7,8,9. Trong quá trình học, luyện, các em cần hình dung được tính tích hợp nhuần nhuyễn của chương trình. Ba phân môn Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn đã dần chuyển hoá cho nhau, hoàn thiện nhau. Mục đích cuối cùng là giúp các em biết cách tạo lập văn bản.
	Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mong góp một phần giúp các em ôn thi môn Ngữ văn tốt hơn. Chúc các em thành công!
 Hoàng Thị Mến - Giáo viên trường Trung học cơ sở Trần Phú - Thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.

Tài liệu đính kèm:

  • docBi quyet on thi mon Ngu van.doc