Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
BỘ TÀI LIỆU ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN NGỮ VĂN 9 ÔN THI VÀO THPT CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – NGUYỄN DỮ (4 ĐỀ) Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: “...Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. Buổi ra đi mẹ chàng có dặn rằng: -Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng: -Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẫn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu tàn rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.” (Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập 1) A.Dàn ý: Phần Nội dung I. Mở bài 1. Mở bài: Giới thiệu nhà văn, tác phẩm và vấn đề nghị luận: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương qua đoạn trích: đẹp người, đẹp nết, yêu thương chồng rất mực - Trích dẫn đoạn trích II.Thân bài 1. Khái quát: - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. - - Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. - Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Truyện có sức hấp dẫn người đọc bởi các chi tiết đắt giá, các yếu tố hoang đường kì ảo - Tóm tắt truyện: Chuyện kể về Vũ Nương, quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh – con nhà giàu, ít học, tính đa nghi, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần Phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc đánh đuổi đi. Vũ Nương không minh oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng không chết do được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nghe kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng sông, nói với chồng vài lời cảm tạ rồi biến mất. 2. Cảm nhận về Vũ Nương a. Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh, khéo léo, tế nhị, biết nhún nhường. (chứng minh qua lời giới thiệu của của tác giả và cách ứng xử của nàng với Trương Sinh) - Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. => nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ đầy đủ cả công – dung – ngôn – hạnh. - Trương Sinh đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Chi tiết này càng tô đậm thêm vẻ đẹp của Vũ Nương. - Giữa hai nhân vật có sự cách bức. + Vũ Nương xinh đẹp nết na đức hạnh thì Trương Sinh lại có tính đa nghi. + Trương Sinh có cái quyền của một người đàn ông trong xã hội phong kiến Nam quyền, có quyền của nhà giàu đã phải bỏ trăm lạng vàng để cưới vợ. =>Cuộc sống của Vũ Nương sẽ gặp rất nhiều khó khăn. + Hơn thế nữa, Trương Sinh với vợi lại luôn phòng ngừa quá sức + Nhưng Vũ Nương luôn giữa gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng phải đến thất hòa. => VN là một người phụ nữ khéo léo, tế nhị b. Vũ Nương còn là một người vợ yêu thương chồng. (chứng minh qua lời nói của Vũ Nương khi tiễn chồng ra trận) - Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. - Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. => Trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. + Mong ước của nàng thật giản dị. + Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách, ko cần phú quý vinh hoa. Nàng sợ con nàng khi chào đời sẽ ko có được sự chăm sóc, yêu thương của cả bố và mẹ, không muốn hôn nhân vừa đến đã tàn. - Nàng lo cho nỗi vất vả, an nguy của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng: Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” + Lời nói của nàng thật khiến người đọc cảm động + Nàng không một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. + Nàng chỉ sợ một ngày kia chồng chẳng thể trở về, sợ rằng một mình nàng sẽ phải trải qua những tháng ngày nhớ nhung, trống trải. => Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng. - Liên hệ: chị Dậu: Tấm lòng, tình yêu thương chồng của Vũ Nương khiến ta nhớ đến nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. 3. Đánh giá *Đánh giá về nội dung và nghệ thuật - Bằng việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ (trần thuật và đối thoại) giàu tính ước lệ - (lời văn biền ngẫu), kết hợp miêu tả hành động; dùng nhiều điển tích, điển cố, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật VN – một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. - Nàng chính là hình ảnh đại diện của những người phụ nữ trong xã hội xưa – những con người dù cho cuộc sống có nhiều trái ngang, bất hạnh nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ. - Qua đoạn trích, người đọc thấy được tấm lòng yêu mến, trân trọng của tác giả Nguyễn Dữ dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa * Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học: - Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã khẳng định vị thế nhưng vẫn còn phải chịu nhiều bất công, thiệt thòi (bị bạo hành, bóc lột, lạm dụng...). Để hạnh phúc, người phụ nữ phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, độc lập, tự chủ và nỗ lực đấu tranh đạt đến sự bình đẳng. - Trân trọng, tôn vinh phụ nữ là biểu hiện quan trọng và rõ nhất của tiến bộ xã hội và hạnh phúc gia đình. III.Kết bài -Nhận xét chung về đoạn trích - Đoạn trích khơi gợi tình cảm gì - Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích Bài viết tham khảo: I.MỞ BÀI: Nguyễn Dữ là người học rộng tài cao, ông sống trong thời gian nhà Lê bắt đầu khủng khoảng, các tập đoàn phong kiến tranh quyền, đoạt vị với nhau. Bởi vậy ông ra làm quan không lâu sau đó lui về ở ẩn. Thời gian lui về ở ẩn, ông sưu tầm các truyện dân gian để sáng tác lại thành tập “Truyền kì mạn lục”. Trong số hai mươi truyện của truyền kì mạn lục, nổi bật nhất là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Tác phẩm vừa giàu giá trị hiện thực vừa thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Đọc tác phẩm này người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật Vũ Nương- một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, yêu chồng hết mực. Đến với đoạn trích sau ta sẽ thấy được điều đó: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. [...] Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.” II.THÂN BÀI: 1. Khái quát chung về tác phẩm *Khái quát “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời. - Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Truyện có sức hấp dẫn người đọc bởi các chi tiết đắt giá, các yếu tố hoang đường kì ảo *Tóm tắt Chuyện kể về Vũ Nương, quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh – con nhà giàu, ít học, tính đa nghi, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần Phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc đánh đuổi đi. Vũ Nương không minh oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng không chết do được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nghe kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ giữa dòng sông, nói với chồng vài lời cảm tạ rồi biến mất. 2. Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích a. Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh, khéo léo, tế nhị, biết nhún nhường. Điều đó được thể hiện trong lời g ... ó là cảm giác bình yên đến lạ. Phương Định ngửa cổ uống nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn. Ta không thể tin nổi một cô gái dũng cảm, kiên cường khi đối mặt với quả bom nổ chậm trên cao điểm đến khi về hang lại mang vẻ đẹp trong trẻo, bình dị đến vậy. Và có lẽ chính điều đó càng làm cho cô trở nên đẹp đẽ hơn. 3. Đánh giá *Đánh giá về nội dung và nghệ thuật - Bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực; bằng sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, đoạn trích trên đã giup người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Phương Định – một cô gái dũng cảm, kiên cường, trẻ trung, yêu đời và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. - Phương Định là hình ảnh đại diện của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. - Xây dựng nhân vật này, Lê Minh Khuê muốn gửi gắm vào đó lời ngợi ca đối với thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Đó là những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã góp phần làm nên đất nước. * Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tiễn - Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại, chiến tranh không còn, chúng ta vẫn bắt gặp những con người trẻ tuổi đang cống hiến hết mình vì đất nước. Đó là những y bác sĩ trẻ tuổi, những sinh viên ngành y luôn sẵn sàng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch, là những người chiến sĩ nơi biên cương hải đảo không quản vất vả khó khăn đã và đang theo đuổi lí tưởng bảo vệ tổ quốc. Không ai khác, chính họ đã tiếp nối truyền thống của cha anh. Họ là những “cô gái thanh niên xung phong”, những “người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ” trong thời đại mới. III.Kết bài -Nhận xét chung về đoạn trích - Đoạn trích khơi gợi tình cảm gì - Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích Bài viết tham khảo: I/Mở bài Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc . Ngòi bút của bà trong chiến tranh thường hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm tiêu biểu của bà khi viết về đề tài này. Tác phẩm là bức tranh về cuộc sống chiến đấu vô cùng ác liệt mà ánh sáng của nó là ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đọc tác phẩm này, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật Phương Định – một cô gái dũng cảm, kiên cường, trẻ trung, yêu đời và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Đến với đoạn trích sau, chúng ta sẽ thấy được điều đó: “Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. [...] Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó.” B.Thân bài 1. Khái quát và tóm tắt Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được sáng tác năm 1971 – thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện kể về cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái Nho, Thao, Phương Định để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn, vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Tác phẩm này hấp dẫn bạn đọc ở cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, ở khả năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. “Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện về tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt, gồm ba nữ thanh niên xung phong là Nho, Thao và Phương Định. Tổ đội trinh sát này có nhiệm vụ quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đồng thời đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bỏ chúng, đảm bảo cho xe bộ đội có thể thuận lợi di chuyển. 2. Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích a)Hoàn cảnh sống chiến đấu của Phương Định Phương Định là nhân vật chính trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê và cũng đồng thời là người kể chuyện. Cô và hai người đồng đội của mình sống ở chân một cao điểm trên tuyến lửa Trường Sơn nơi được mệnh danh là “túi bom của địch”. Công việc của cô là “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Sống ở đây và làm việc công việc này là cô sẽ phải đối mặt với nguy hiểm, với cái chết bởi bom đạn không phải là chuyện đùa. Nhưng điều đó không hề khiến cô sờn lòng nản chí, thậm chí nó còn khiến cho vẻ đẹp của cô thêm tỏa sáng hơn. b) Vẻ đẹp của lòng cũng cảm kiên cường, không sợ hi sinh gian khổ. Vẻ đẹp đầu tiên mà người đọc nhận ra ở nhân vật Phương ĐỊnh trong đoạn trích này là lòng dũng cảm, kiên cường, không sợ hi sinh, gian khổ. Như đã nói ở trên, công việc của Phương Định rất gian khổ và nguy hiểm. Và cô tiếp tục kể: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Nơi cô làm việc cũng thật đáng sợ: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Và khi làm việc thì cô luôn cảm thấn thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Mỗi câu văn đọc lên, người đọc có thể hình dung rất rõ về sự nguy hiểm và không khí căng thẳng nơi cô làm việc. Lối miêu tả chân thực khiến người đọc cũng phải rùng mình khi tưởng tượng lại không khí của những cuộc gỡ bom. Bom mìn dội khắp nơi và có thể nổ bất cứ lúc nào còn máy bay địch thì gầm rú liên tục. Ấy vậy mà trong những lời cô kể, người đọc không hề thấy có bóng dáng của sự sợ hãi. Cô không một lời than vãn, không kể khổ. Cô kể thật bình thản và tự nhiên giống như kể về cuộc sống hoà bình thường nhật của mình. Cô không sợ bởi cô hiểu rõ khi xung phong vào chiến trường là cô phải đối mặt với bom đạn, với cái chết thậm chí cô có thể sẽ không quay trở về. Và vì công việc này đã quá quen với cô, mỗi ngày cô phá bom đến ba lần thậm chí có những hôm cô năm lần phá bom nổ chậm. Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên Tôi không vào viện quân y”. Nếu không có cái nhìn lạc quan và một tinh thần dũng cảm thì Phương Định không thể có cách nói bình thản như thế. Sự dũng cảm của cô khiến ta nhớ đến hình ảnh cô thanh niên xung phong Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”. Khi bị thương, cô cũng chẳng hề bận tâm: Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. Có thể nói rằng, dũng cảm, kiên cường là nét phẩm chất chung đẹp đẽ của những cô gái thanh niên xung phong – những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã góp phần làm nên đất nước. c) Phương Định còn là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Không chỉ dũng cảm, kiên cường, Phương Định còn là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Mỗi khi xong việc cô không về ngay mà còn quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào rồi mới chạy về hang. Cái cách cô làm việc thật đáng để ta trân trọng. Cô hiểu được tầm quan trọng trong công việc của mình. Cô phải cẩn trọng bởi nhiệm vụ của cô là ở đây, san lấp những hố bom và phá những quả bom nổ chậm để nối liền con đường huyết mạch của tổ quốc, để hậu phương miền Bắc có thể chi viện cho tiền tuyến Miền Nam. Công việc ấy là một phần quan trọng của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thế nên chỉ cần một thoáng vô trách nhiệm thôi rất có thể những người đồng đội của cô sẽ phải nằm lại nơi này, có thể sẽ chẳng có một ngày nào mang tên “Ngày chiến thắng”. Một chi tiết tưởng chừng nhưng rất nhỏ nhưng lại cho thấy vẻ đẹp tuyệt vời của cô gái thanh niên xung phong. Đột nhiên ta lại nhớ đến nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Dù làm việc một mình, không ai quản lí nhưng anh cũng chưa bao giờ bỏ bê công việc của mình. Những con người như anh, như Phương Định chính là những tấm gương sáng ngời về lí tưởng sống, về tinh thần trách nhiệm để thế hệ trẻ ngày nay học tập và noi theo. d) Phương Định là một cô gái trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời Dũng cảm, kiên cường nhưng lạ thay, Phương Định lại rất trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời. Vừa ở trên cao điểm, phải đối mặt với muôn vàn hiểm nguy, giam khổ ấy thế mà khi chạy về đến hang là Phương Định lại trở về với một hình ảnh rất khác. Phương Định khi ở trong hang khác hoàn toàn với cô ngoài cao điểm. Trên cao điểm cô gan góc, kiên cường bao nhiêu thì khi trở về hang cô lại nhẹ nhàng, trẻ trung bấy nhiêu. Cô cảm nhận được cái không khí trong hang mát lạnh như ở một thế giới khác. Cô cảm thấy toàn thân rung lên đột ngột khi tận hưởng cái cảm giác mát mẻ trong hang. Dường như cái khốc liệt của bom đạn ngoài kia đã không còn nữa mà thay vào đó là cảm giác bình yên đến lạ. Phương Định ngửa cổ uống nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn. Ta không thể tin nổi một cô gái dũng cảm, kiên cường khi đối mặt với quả bom nổ chậm trên cao điểm đến khi về hang lại mang vẻ đẹp trong trẻo, bình dị đến vậy. Và có lẽ chính điều đó càng làm cho cô trở nên đẹp đẽ hơn. 3.Đánh giá + mở rộng, liên hệ Bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực; bằng sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, đoạn trích trên đã giup người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Phương Định – một cô gái dũng cảm, kiên cường, trẻ trung, yêu đời và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Phương Định là hình ảnh đại diện của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Xây dựng nhân vật này, Lê Minh Khuê muốn gửi gắm vào đó lời ngợi ca đối với thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Đó là những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã góp phần làm nên đất nước. Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại, chiến tranh không còn, chúng ta vẫn bắt gặp những con người trẻ tuổi đang cống hiến hết mình vì đất nước. Đó là những y bác sĩ trẻ tuổi, những sinh viên ngành y luôn sẵn sàng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch, là những người chiến sĩ nơi biên cương hải đảo không quản vất vả khó khăn đã và đang theo đuổi lí tưởng bảo vệ tổ quốc. Không ai khác, chính họ đã tiếp nối truyền thống của cha anh. Họ là những “cô gái thanh niên xung phong”, những “người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ” trong thời đại mới. III/Kết bài Giờ đây, Trường Sơn đã im tiếng súng, màu xanh đã hồi sinh trên những cánh rừng già. Tuy nhiên, “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mang dấu ấn thời đại vẫn còn lưu giữ những nét son một thời hào hùng của tuổi trẻ Việt Nam mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Đọc lại đoạn trích trên, ai trong chúng ta không dậy lên tình yêu mến và khâm phục thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương để dệt gấm thêu hoa trên trang sử vàng đất nước? Vậy chúng ta hôm nay phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh ấy?
Tài liệu đính kèm: