Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Ngữ Văn

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Ngữ Văn

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

MÔN NGỮ VĂN

I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

1. Phương pháp vấn đáp

- Là p.pháp trong đó gv nêu câu hỏi để hs trả lời, qua đó hs lĩnh hội được nội dung bài học.

- Các loại vấn đáp:

+ Vấn đáp tái hiện: Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức đã biết hoặc tái hiện nội dung miêu tả, nội dung sự kiện trong bài học.

VD: Đọc phần chú thích và trình bày những hiểu biết của em về tác giả An - đéc – xen?

+ Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Gv đưa các câu hỏi hướng dẫn hs giải thích, chứng minh làm sáng tỏ một nội dung nào đó.

 VD: “Tản Đà là nhà thơ có trí tưởng tượng bay bổng. Trong những khát vọng mãnh liệt của TĐà, nhiều người nhận xét rằng: TĐà có hồn thơ ngông”. Em hiểu chữ ngông có nghĩa là gì? Hãy chỉ ra cái ngông của TĐà được thể hiện trong bthơ này ntn?

(=> Giải thích: Nêu cách hiểu của bản thân về chữ ngông. Minh hoạ: Chỉ ra cái ngông của TĐà trong bài.)

+ Vấn đáp tìm tòi: Gv dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng hs từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết

 VD: Điểm nhìn miêu tả và cách dùng từ của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn văn có gì đặc sắc?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 3476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học
Môn Ngữ văn
I. Phương pháp dạy học tích cực
1. Phương pháp vấn đáp
- Là p.pháp trong đó gv nêu câu hỏi để hs trả lời, qua đó hs lĩnh hội được nội dung bài học.
- Các loại vấn đáp:
+ Vấn đáp tái hiện: Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức đã biết hoặc tái hiện nội dung miêu tả, nội dung sự kiệntrong bài học.
VD: Đọc phần chú thích và trình bày những hiểu biết của em về tác giả An - đéc – xen?
+ Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Gv đưa các câu hỏi hướng dẫn hs giải thích, chứng minh làm sáng tỏ một nội dung nào đó.
	VD: “Tản Đà là nhà thơ có trí tưởng tượng bay bổng. Trong những khát vọng mãnh liệt của TĐà, nhiều người nhận xét rằng: TĐà có hồn thơ ngông”. Em hiểu chữ ngông có nghĩa là gì? Hãy chỉ ra cái ngông của TĐà được thể hiện trong bthơ này ntn?
(=> Giải thích: Nêu cách hiểu của bản thân về chữ ngông. Minh hoạ: Chỉ ra cái ngông của TĐà trong bài.)
+ Vấn đáp tìm tòi: Gv dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng hs từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết
	VD: Điểm nhìn miêu tả và cách dùng từ của nhà văn Nguyễn Tuân trong đoạn văn có gì đặc sắc?
2. PP nêu và giải quyết vấn đề
- Không phải là sự đặt ra những câu hỏi mà là tạo ra các tình huống có vấn đề.
	VD: Tả chị em Thuý Kiều, trước đó Nguyễn Du viết: “Một đền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều”. Miêu tả h/c Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích, nhà thơ lại viết: “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”. Từ “khoá xuân” ở hai câu thơ có ý nghĩa khác nhau ntn?
- Cấu trúc:
. Đặt vấn đề 
. Đề xuất cách giải quyết
. Kết luận
3. PP đóng vai
- Là p.p tổ chức cho hs thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định 
- Cách tiến hành:
. Gv chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, tgian đóng vai.
. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
. Các nhóm lên đóng vai.
. Gv phỏng vấn hs đóng vai: Vì sao em lại ứng xử như vậy?, Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ( khi nhận được cách ứng xử)
. Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp chưa? vì sao?
. Gv kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
4. PP thuyết trình (giảng bình, thuyết giảng)
+ Trình bày kiểu nêu vấn đề: Diễn đạt vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở để gây tình huống lôi cuốn hs.
+ Thuyết trình kiểu thuật truyện: thuyết trình gắn với kể chuyện, gắn với việc tái thuật các sự kiện kinh tế, xã hội, phim ảnhlàm tư liệu để phân tích, minh hoạ, khái quát và rút ra nhận xét, kết luận nhằm xây dựng biểu tượng, khắc sâu nội dung kiến thức.
VD: Sử dụng thuyết trình thuật chuyện để tái hiện lại h/c ra đời của tác phẩm theo lời kể của tgiả Chính Hữu ( Đồng chí)
	+ Thuyết trình kiểu mô tả, phân tích: Gv có thể dùng sơ đồ, biểu mẫu, công thứcđể mô tả, phân tích nhằm chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh của từng nội dung. Trên cơ sở đó đưa ra những chứng cứ logic, lập luận chặt chẽ để làm rõ bản chất của vđề.
	+ Thuyết trình kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết:Kiểu nêu vấn đề này đòi hỏi hs phải lựa chọn quan điểm đúng, sai và có lập luận vững xhắc về sự lựa chọn của mình; đồng thời biếtc cách phê phán, bác bỏ một cách chính xác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, chỉ ra tính không khoa học và nguyên nhân của nó.
5. PP tổ chức hs hđ tiếp nhận tác phẩm trong giờ đọc văn
- Hệ thống các hđ tổ chức:
. Hoạt động cảm nhận ban đầu: Kiến tạo môi trường cảm thụ, giúp hs thoát khỏi những không gian riêng tư, ca nhân bên ngoài chuyển vào không gian thẩm mĩ, tham dự vào cuộc giao tiếp nghệ thuật với nhà văn
. Hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật: Hoạt động này nằm trong giai đoạn đầu cảu quá trình cảm thụ tác phẩm từ lớp vỏ đến lớp hình
	VD: Để giúp hs bao quát tp, gv tổ chức cho hs đọc Vb, xác định bố cục của Vb.
. Hoạt động tái hiện hình tượng: Kích thích trí tưởng tượng của hs, khiến các em nhìn ra bức tranh thiên nhiên và đời sống con người mà nhà văn đã khắc hoạ trong tác phẩm.
. Hoạt động phân tích, cắt nghĩa và khái quát hoá các chi tiết nghệ thuật trong tp.( Cần chú ý trình độ của hs để tránh quá tải trong dạy học)
. Hoạt động tự bộc lộ, tự nhận thức của hs.
II. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
1. Kĩ thuật động não.
- Là sự vận động trí tuệ tập thể để giảI quyết một vđề phức tạp
- Trình tự tiến hành:
. Gv nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ hs phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
. Liệt kê tất cả các ý kiến đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không laọi trừ một ý kiến nào trừ ý kiến trùng lặp
. Phân loại ý kiến
. Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
Ví dụ: 
2. Kĩ thuât góc.
- Là pp tổ chức hđ học tập theo đó hs thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học.
- Các bước: 
B1: Chuẩn bị
. Lựa chọn nội dung bài học phù hợp
. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho tưùng góc
. Thiết kế các hđ để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện, tài liệu
B2: Tổ chức hđ học tập theo góc
. Giới thiệu bài học và các góc học tập.
. Hs được lựa chọn các góc theo sở thích, sau đó học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định để đảm bảo học sâu 
. Tổ chức trao đổi, chia sẻ
	VD1: Trong một tiết học văn bản: có nhiều nhiệm vụ khác nhau như: tác giả, tác phẩm, bố cục, nội dung, nghệ thuật. HS nào có sở trường về mặt nào thì hoạt động ở góc đó để phát huy hết năng lực và sở trường của bản thân ( HS lựa chọn góc theo sở thích – GV định hướng ).
	VD2: Trong một tiết Tiếng Việt (Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt ) có nhiều nội dung như: khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo về từ.. GVphận ra 4 góc phòng. Mỗi góc là một nhiệm vụ. HS được lựa chọn theo góc trên cơ sở năng lực và sở trường của mình. Các thành viên trong nhóm tổ chức trao đổi chia sẻ.
3. Kĩ thuật mảnh ghép
- Là kĩ thuật tổ chức hđ htập hợp tác giữa cá nhân, nhóm và sự liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
+ Vòng 1: Hđ theo nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, trình bày được kết quả của cả nhóm
+ Vòng 2: hình thành nhóm mới ( 1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3), sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết và trình bày kquả nhiệm vụ vòng 2.
	VD: + Vòng 1: .Nhóm 1 gồm 3 cá nhân thảo luận về giá trị nghệ thuật ( mỗi cá nhân sẽ tìm hiểu một khía cạnh nghệ thuật sau đó thống nhất chung trong cả nhóm)
	 . Nhóm 2 gồm 3 cá nhân thảo luận vể giá trị nội dung ( mỗi cá nhân sẽ tìm hiểu một khía cạnh nội dung sau đó thống nhất chung trong cả nhóm)
	 . Nhóm 3, 4 (tương tự)
	 + Vòng 2: Thành lập các nhóm mới (mỗi nhóm đều có 1 thành viên của từng nhóm ở vòng 1) Các thành viên sẻ chia sẻ thông tin của nhóm mình tham gia trong vòng 1để thống nhất thành nội dung tổng hợp cả nội dung, nghệ thuật của bài.
2
3
3
3
2
2
1
1
1
Sơ đồ:
- Vòng 1: 
1
3
2
1
1
3
3
2
2
- Vòng 2:
4. Kĩ thuật “khăn trải bàn”
- Là kĩ thuật tổ chức hđ htập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân hs
- Gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hs hđ độc lập, sau đó trình bày ý kiến của mình vào ô quy định trong “ Khăn phủ bàn’.
+ Giai đoạn 2: Hs hđ tương tác, các thành viên chia sẻ, thảo luận các câu trả lời sau đó thống nhất ý kiến chung vào ô giữa tấm khăn phủ bàn
5. Sơ đồ KWL
* Là kĩ thuật day học tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, nêu những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã được học sau khi học.
Đơn vị kiến thức
K (Điều đã biết)
W ( Điều muốn biết)
L( Điều học được)
Người học điền những điều đã biết về đơn vị kiến thức
Người học điền những điều muốn biết về đơn vị kiến thức
Sau khi học xong, người học điền những điều đã được học
Tác giả An - đéc - xen
An - đec – xen được mệnh danh là “người kể chuyện cổ tích” có nhiều tác phẩm nổi tiếng
Cô bé bán diêm có phải là truyện cổ tích không? Vì sao?
Cô bé bán diêm có tính chất của truyện cổ tích: Là hiện thực trong mộng tưởng của những trẻ em nghèo bất hạnh
* Đây là phương pháp hay phát huy tính chủ động ham học tập của HS.
6. Học theo dự án
- Là hđ học tập nhằm tạo cơ hội cho hs tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực htập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống.
+ Bước1: Lập kế hoạch:
 Các thành viên trong nhóm tham gia xây dựng và xác định mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ phải làm, sản phẩm dự kiến, cách triển khai thực hiện kế hoàn thành dự án, thời gian thực hiện và hoàn thành.
+ Bước 2: thực hiện dự án: Thu thập thông tin, xử lí thông tin, thảo luận với các thành viên khác, trao đổi và xin ý kiến Gv hướng dẫn.
+ Bước 3: Tổng hợp kết quả: Xây dựng sản phẩm, trình bày sản phẩm, bài hoc kinh nghiệm sau khi hoàn thành dự án
7. Học theo hợp đồng.
- Hs kí cam kết với gv về thời gian, mức độ.hoàn thành một nhiệm vụ nào đó mà gv giao cho

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong phap va ki thuat day hoc.doc.doc