Chuyên đề Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca kháng chiến chống pháp , chống mỹ

Chuyên đề Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca kháng chiến chống pháp , chống mỹ

 Cha ông ta ngay từ buổi lọt lòng ,đã phải có những bước đi không nghỉ,phải đổ máu xương của mình để bảo vệ từng mảnh đất luống cày .Và thật quí báu biết bao tất cả những gì cao đẹp nhất ông cha ta đã giành lại cho con cháu hôm nay - những con người anh dũng sẵn sàng bảo vệ cho chân lí “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ác liệt

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3163Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca kháng chiến chống pháp , chống mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI –MÔN NGỮ VĂN LỚP 9- (2009-2010)
Ngày soạn : 12-1-2010 (Tài liệu lưu hành nội bộ)
CHUYÊN ĐỀ:
HÌNH TƯỢNG ANH BỘ ĐỘI TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN 
 CHỐNG PHÁP , CHỐNG MỸ
 Cha ông ta ngay từ buổi lọt lòng ,đã phải có những bước đi không nghỉ,phải đổ máu xương của mình để bảo vệ từng mảnh đất luống cày .Và thật quí báu biết bao tất cả những gì cao đẹp nhất ông cha ta đã giành lại cho con cháu hôm nay - những con người anh dũng sẵn sàng bảo vệ cho chân lí “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ác liệt , hình ảnh anh bộ đội đã được ghi vào những trang lịch sử hào hùng của dân tộc bằng những trang thơ , bằng những tượng đài đẹp đẽ nhất . 
 Trước tiên chúng ta phải hiểu hình tượng là gì ? Đó là sự tổng hòa của nhiều hình ảnh . Hình tượng đòi hỏi không những chiều sâu nội tại mà cả chiều rộng của không gian . Hình tựợng được làm nên bởi sự tổng hợp của nhiều tác phẩm .Cũng như một bức phù điêu được xây đắp bởi bao nhà nghệ sĩ. Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và Mỹ là một sự phát triển liên tục đẹp đẽ,có thể nói chưa bao giờ hình tượng anh lại được phát triển mạnh mẽ và có nhiều phẩm chất cao đẹp như thời kì 45-75 .
 Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và Mỹ là hình tượng được xây dựng bằng thơ . Nói đến thơ là nói đến sự chắc lọc cô đọng đến tuyệt mức của tình cảm ,suy nghĩ và hình ảnh ngôn từ .Hình tượng anh bộ đôi được nhiều nhà thơ cảm hứng ghi lại và cũng được viết ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống chiến đấu anh dũng hào hùng của dân tộc . Nhưng tất cả đều nổi bật chung là anh bộ đội Cụ Hồ .Chính vì lẽ đó hình tượng anh vừa mang những nét cụ thể sinh động “rất lính” lại vừa mang tầm vóc chung của đân tộc Việt Nam trong thời đại đánh Pháp và Mĩ .
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca chống Pháp và chống Mĩ là những con người từ nhân dân mà ra :
Trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu . Ngay từ câu thơ mở đầu tác giả đã giới thiệu “ Quê hương anh nước mặn đồng chua
	 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Họ xuất thân từ những con người nông dân nghèo khổ ,lam lũ , sẵn sàng gác lại tất cả những riêng tư ,để ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc .
 “Ruộng nương anh gởi bạn thâncày
	Căn nhà không mặc kệ gió lung lay.
-Tiếp tục nhiệm vụ của người lính chống Pháp năm xưa, anh giải phóng quân trong thời đại chống Mĩ hôm nay ,cũng không ngần ngại đặt tình yêu tổ quốc lên trên hết, sẵn sàng cầm súng hướng về miền Nam tổ quốc thân yêu mà “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. . . Trong bài “Đường ra mặt trận”- Chính Hữu có viết : 
 “Đất nước mình đây
Hai mươi năm
	 mưa, nắng ,đêm, ngày
Hành quân không mỏi,
Sung sướng bao nhiêu: tôi là đồng đội
Của những người đi ,vô tận, hôm nay .
Yiểm hộ miền Nam 
Thình lình đại bác
Nhịp những bước chân
Cả nước
 lên đường 
 	(Chính Hữu)
Tất cả cho tiền tuyến ,cho miền Nam ruột thịt thân yêu ,hàng ngàn những chàng trai Hà Nội hạnh phúc lên đường để lại sau lưng tình yêu và nỗi nhớ .(có thể dẫn chứng thêm bài thơ “Hương thầm”-Phạm Thi Thanh Nhàn )
- Anh giải phóng quân ra đi chống Mĩ không chỉ vì giải phóng quê hương đất Việt,mà nhiệm vụ của anh còn mang tầm vóc thời đại ,ý nghĩa của loài người .
 “Khi ta đứng lên cầm khẩu súng
 	 Ta vì ta ba chục triệu người
	 Cũng vì ba ngàn triệu trên đời .
Hình tượng trong thơ ca chống Mĩ thật vô cùng lớn lao ,mang tầm cao của thời đại : anh chiến đấu vì độc lập tự do và cho cả hạnh phúc của nhân loại .Anh sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ cao cả như bao chiến sĩ vô danh khác .
	“Không một tấm hình , không một dòng địa chỉ
	 Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường
	 Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ
	 Anh là chiến sĩ giải phóng quân.
 	 Tên anh đã thành tên đất nước 
	( Lê Anh Xuân –1968)
2- Thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã tạo ra hình tượng anh bộ đội trong sáng rực rỡ của tình yêu :	
Tình yêu quê hương chiến đấu bảo vệ vì quê hương :
Cuộc kháng chiến chống Pháp thật vô cùng gian khổ .Nhưng cũng chính trên mảnh đất này đã nảy nở và sinh sôi nhiều mối tình đẹp đó là : tình quândân, tình đồng chí ,tình dân tộc ta đối với Đảng ,với Bác Hồ . Ngay giữa trận tuyến giáp mặt với quân thù , người “vệ quốc” đã gắn với nhau bằng một thứ tình đó là tình đồng chí (bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu)
 + Bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên đã nói lên một thứ tình đẹp đẽ của người lính vệ quốc quân năm xưa một cách gần gũi :
 	“Chúng tôi đi
	Nắng mưa sờn mép ba lô
	Tháng năm bạn cùng thôn xóm
	Nghỉ lại lưng đèo 
	Nằm trên dốc nắng 
	Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng 
	Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
	- Đằng nớ vợ chưa ?
 	- Đằng nớ ?
	- Tớ còn chờ độc lập
	Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
	 Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”
Hoặc tình cảm của anh bộ đội đối với dân thật gần gũi đến cảm động.
 	Các anh đi 
	 Ngày ấy đã lâu rồi 
	 Xóm làng tôi còn nhớ mãi
	 Các anh đi 
	 Bao giờ trở lại
	 Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong
	 Làng tôi nghèo
 Nho nhỏ bên sông 
 Gió bấc lạnh lùng
 Thổi vào mái rạ
 Làng tôi nghèo gió mưa tơi tả
 Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
 Các anh về mái ấm nhà vui
 Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ .
 (trích “Bao giờ trở lại”- Hoàng Trung Thông )
Nói chung tình cảm của anh bộ đội đối với nhân dân suy cho cùng đó chính là tình yêu nước . Có thể nói rằng : kế thừa tình cảm đẹp đẽ của dân tộc,của cha anh trong kháng chiến chống Pháp,tình cảm trong người chiến sĩ đánh Mĩ đã trở 
thành chủ nghĩa nhân đạo cao nhất , trong thời đại bão táp của lịch sử . Những thứ tình cảm xưa kia, được chắc lọc qua ánh lửa của cuộc chiến đấu chống Mĩ,bổng trở nên trong sáng hơn ,đẹp đẽ hơn và sinh động hơn .Nhà thơ Chế Lan Viên dã có lần nói : “Đánh Mĩ là cao cả của tình yêu”, “Đánh Mĩ là nhân đạo nhất”. Cái gốc nhân đạo của anh giải phóng quân là truyền thống của cha ông ta và tầm cao đó là tầm cao của thời đại . Anh là con người đẹp nhất :
“Hoan hô anh giải phóng quân
 Kính chào anh,con người đẹp nhất !
 Lịch sử hôn anh , chàng trai chân đất
 Sống hiên ngang , bất khuất trên đời
 Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
 Một dây ná ,một cây chông, cũng tiến công giặc Mĩ
 Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu, hởi chàng dũng sĩ !
	(Bài ca xuân 68 – Tố Hữu)
 Chính tình thương đã nói rất rõ về anh bộ đội Việt Nam . Anh cầm súng là để bảo vệ sự sống ,bảo vệ tình yêu sẵn sàng nhả đạn vào kẻ thù đâng tâm phá hoại sự sống .Yêu thương và căm thù là hai mặt trong tâm hồn anh bộ đội Việt Nam .Chính tình yêu và lòng căm thù đã làm nên sức mạnh vô địch của người chiến sĩ . Nhà thơ Tố Hữu có nói : “Tình thương lớn mạnh hơn lửa thép” (trích Việt Nam Máu và hoa) Đó là cội nguồn là nơi xuất phát của những chiến thắng vinh quang, những chiến công hiển hách .
 3- Hình tượng anh bộ đội được hiện lên trong thơ ca chống Pháp và chống Mĩ là những người anh hùng của thời đại :
- Hình ảnh anh tập trung dũng khí 4000 năm dân tộc nhen nhúm lên dưới ánh sáng của Đảng trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ ,thiếu thốn ,người lính vẫn vững vàng vượt qua : “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. . .
 . . . Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 	Hoặc “ Lột sắt đường tầu 
 Rèn thêm dao kiếm
	 Áo vải chân không đi lùng giặc đánh .” . . .
	( Nhớ - Hồng Nguyên)
+ Hình ảnh anh hùng của các anh được nhiều nhà thơ khắc họa rất đẹp,rất thành công súng trường súng kiếp,lưỡi lê ,lưỡi mác . . .tất cả cùng anh xông trận ,khí thế đánh giặc của anh oai vệ biết chừng nào .Chiến đấu hy sinh anh coi thường cái chết ,chỉ cần sao cho “Tổ quốc quyết sinh” .Trong muôn ngàn sự hy sinh của anh vệ quốc quân có sự hy sinh nào cao cả hơn máu xương . Đó là sự hy sinh cao đẹp nhất , thể hiện một 
cách toàn vẹn nhất về hình ảnh anh bộ đội Việt Nam thời chống Pháp được Tố Hữu diễn tả rất thành công :
	“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm
	 mưa dầm cơm vét.
	 Máu trộn bùn non
 	 Gan không núng 
 Chí không mòn
 Những đồng chí thân chôn làm giá súng
 Đầu bịt lỗ châu mai
 Băng mình qua núi thép gai
 Ào ào vũ bão.
 Những đồng chí chèn lưng kéo pháo,
 Nát thân nhắm mắt còn ôm.
 Những bàn tay xẻ núi lăn bom
 Nhất định mở đường cho xe ta lên
	Chién trường tiếp viện.
	(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu )
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nổi bật lên ở ý chí quyết tâm, chịu đựng khó khăn ,vượt lên thử thách để mà chiến thắng quân thù. Thơ ca chống Pháp đã ghi lại tinh thần đó với những vần thơ hào hùng sảng khoái. Tinh thần anh hùng của anh bộ đội chống Pháp năm xưa vẫn sống và chuyển lưu theo dòng lịch sử,kết tụ lại trong hình ảnh anh giải phóng quân trên chiến trường chống Mĩ . Có thể nói chưa bao giờ chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại được phát huy đến cao độ như ở anh .Nói về chiếc mũ tai bèo –Tố Hữu viết một cách thiết tha ,triều mến :
	 “ Ta muốn hỏi Trường Sơn
	 Có đỉnh nào cao hơn
	 Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng .”
4000 năm theo anh ra trận ,anh chiến đấu không phải chỉ có gậy tầm vông, súng kíp như xưa mà bằng tất cả vũ khí “Tên lửa, tên tre ,lưỡi lê,lưỡi mác . . .” nghĩa là của ngày xưa và cả bây giờ .Anh chiến đấu lẫm liệt đường hoàn. Thơ ca không ngớt lời ca ngợi anh .Cảm hứng bao trùm về anh là lòng ngợi ca và khâm phục .
 Tố Hữu tạc một hình ảnh tuyệt vời về anh :
	 “Anh đi xuôi ngược tung hoành
 	 Bước dài như gió lay thành chuyển non.
	 Mái chèo một chiếc thuyền con
	 Mà sông nước dậy ,sóng cồn đại dương .
 Và Tố Hữu cũng đã ca ngợi anh
 	 “Sáng trên đầu một như mảnh trời xanh
	 Mà xông xáo mà tung hoành ngang dọc
	 Mạnh hơn tất cả đạn bom
	 Làm run sợ cả lầu năm góc”
- Hình ảnh của anh rất đẹp,đẹp vì mục đích chiến đấu cao cả ,vì độc lập tự do vì hạnh phúc nhân loại .Anh là người tập trung khí phách của dân tộc-Nhà thơ Lê Anh Xuân từ “Dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất” đã khái quát lên “Dáng đúng Việt Nam tạc vào thế kỉ”.Hình tượng anh bộ đội thời chống Mĩ được trưởng thành mạnh mẽ ,cả về số lượng cũng như chất lượng. Trong bài “Nước non ngàn dặm” Tố Hữu có câu : “Trường Sơn mây núi lô nhô
	 Quân đi sóng lượn nhấp nhô bụi hồng 
 -4- Đặc biệt có một điều đáng trân trọng là trong thơ ca chống Pháp và chống Mĩ đều thể hiện được hình tượng anh bộ đội với niềm lạc quan vô bờ bến .
- Trong chống Pháp đầy gian khổ ,niềm lạc quan được biểu hiện qua nụ cười vượt lên mọi khó khăn,vừa trong sáng vừa có quyết tâm rất cao .
	“Miệng cười buốt giá
	 Chân không giày
	 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay .. .”
Tất cả những niềm vui đó được gắn với những chiến công của hậu phương, tiền tuyến ,được nhóm lên từ cuộc kháng chiến đầy lạc quan mà anh hùng .
- Trong kháng chiến chống Mĩ tinh thần lạc quan lại càng được phát huy hơn nữa .Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả niềm vui rất lính của các anh .Mặc dù thiếu điều kiện phương tiện vật chất ,nhưng các anh vẫn vui vẻ yêu đời vượt lên mọi khó khăn thử thách .
 	“Không có kính ừ thì có bụi
	 Bụi phun tóc trăng như người già 
 	 Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc 
	 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha . . .
Tóm lại thơ ca chống Pháp , chống Mĩ của dân tộc ta đã khắc họa hình ảnh anh bộ đội rất thành công và đã mang được dấu ấn của từng thời kì lịch sử .Đó là những con người mang lí tưởng dân tộc ,có tâm hồn cao đẹp chiến đấu anh dũng trên mặt trận sống chết với quân thù .
 Đã 63 năm qua, đội ngũ anh bộ đội không ngừng lớn mạnh và giành nhiều chiến thắng vẻ vang. Hôm nay ,tuy sống trong cuộc sống hòa bình nhưng người lính luôn luôn vẫn ý thức được nhiệm vụ của mình ,cùng toàn dân quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước . Đồng thời không ngừng ra sức luyện tập ,cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nền hòa bình độc lập của dân tộc .
 Thật cảm động về lời nhận định của Lê Đức Thọ viết về anh ;
	“Đời anh bộ đội nhiều sương gió
	 Đất nước thanh bình họ chữa yên.”
	_________________________@____________________________
	G/V : DƯƠNG ĐÌNH ÁI

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.doc