Chuyên đề : Một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ dạy học văn bản môn Ngữ Văn Lớp 9

Chuyên đề : Một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ dạy học văn bản môn Ngữ Văn Lớp 9

 a. Trò chơi “Ai nhanh hơn”:

Ví dụ:

- Khi giải thích ý nghĩa của hai thành ngữ: “Nước mặn đồng chua”, “Đất cày lên sỏi đá” trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Giáo viên cho HS sắp xếp thứ tự các từ sau thành những thành ngữ hoàn chỉnh có nghĩa tương tự như hai thành ngữ trên:

a: Chó ăn đá b: cỏ cháy

c: Đồng khô d: gà ăn sỏi

* Hình thức thực hiện:

Lớp chia làm hai đội thi, mỗi đội cử một thành viên lên bảng sắp xếp bốn cụm từ trên thành hai thành ngữ hoàn chỉnh. Trong thời gian hai phút nếu thành viên đội nào xếp trước và đúng thì đội đó có quyền ưu tiên giải nghĩa hai thành ngữ, nếu giải nghĩa đúng thì đội đó sẽ chiến thắng.

 b. Trò chơi “Tiếp sức”:

- Khi dạy xong bài thơ “Đồng chí ” của nhà thơ Chính Hữu, giáo viên cho học sinh thi hát giữa hai đội về bài thơ được phổ nhạc thành bài hát rất nổi tiếng.

* Hình thức thực hiện:

Giáo viên chia lớp thành hai đội,trong thời gian hai phút đại diện của mỗi đội đứng dậy hát một khổ, cứ lần lượt như vậy cho đến hết bài hát. Nếu đội nào đến lượt mình mà không hát được thì đội đó sẽ bị loại.

 

doc 5 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 468Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề : Một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ dạy học văn bản môn Ngữ Văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 TRONG GIỜ DẠY HỌC VĂN BẢN MÔN NGỮ VĂN 9.
I.Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, bản chất văn học là nghệ thuật ngôn từ. Trong đó, tiếng mẹ đẻ là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm văn học. Muốn hiểu tác phẩm văn học thì không thể không thông qua ngôn từ. Do vậy bộ môn Ngữ văn trong bậc trung học cơ sở bao gồm cả ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập Làm Văn. Cả ba phân môn này đều gắn bó với nhau về nội dung lẫn phương pháp.Chính vì vậy, người giáo viên đứng lớp phải tăng cường thực hành, giảm lí thuyết và biết gắn liền tác phẩm với đời sống thực tế để thu hút, lôi cuốn các em học sinh yêu thích học môn Ngữ văn. 
 	Thêm một thực tế nữa là đa số phụ huynh cũng như các em học sinh cho rằng môn Ngữ văn là môn học thuộc lòng không cần phải đầu tư, nghiên cứu nhiều như các môn khoa học tự nhiên. Từ đó, dẫn đến nhiều em lơ là trong học tập, không biết dùng từ, đặt câu cho phù hợp trong bài văn đơn giản nhất.
 	Đứng trước thực tế đó, chúng tôi những người giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải biết cách áp dụng phần thực hành vào việc giảng dạy là phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hướng cho học sinh chủ động lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết tiếng Việt khá thành thạo. Nếu có được kĩ năng như trên thì trước hết học sinh phải biết tóm tắt, phân tích, cảm nhận và bình giảng tác phẩm một cách nhuần nhuyễn. Đó chính là lí do mà chúng tôi chọn chuyên đề: Sử dụng một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ học văn bản môn Ngữ Văn 9.
II.Thực trạng:
1.Thuận lợi:
 	 Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn cũng như sự giúp đỡ của các đồng nghiệp. Từ đó chúng tôi đã đề xuất và rút ra những kinh nghiệm để vận dụng một số biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng trong giờ học văn bản môn Ngữ văn 9.
2. Khó khăn: 
 	- Trong các biện pháp hỗ trợ, có một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện. Bên cạnh đó có một số biện pháp như: Ngắm tranh, ảnh học bài hoặc lồng ghép bài hát, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, sưu tầm phần nào cũng có ảnh hưởng nhiều thời gian trong việc chuẩn bị, đầu tư.
- Qua việc thăm lớp dự giờ cho thấy phần đông học sinh là con em lao động, ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình kiếm sống, dẫn đến các em còn lơ là trong việc học . Thêm một phần là phụ huynh học sinh còn cho rằng môn học Ngữ văn chỉ cần học thuộc bài là được không cần đầu tư nhiều như các môn khoa học tự nhiên cho nên giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy.
- Trường thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, một số học sinh con, em dân tộc hạn chế trong sử dụng tiếng Việt . Đây cũng là một khó khăn rất lớn trong việc giảng dạy môn Ngữ văn.
III.Giải pháp thực hiện chuyên đề:
 1. Cơ sở thực hiện chuyên đề:
 	 a . Cơ sở lí luận:
 	 Phân môn Văn ở lớp 9 cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức về tác phẩm văn học, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đó vào phân môn Tập làm văn và Tiếng việt. Nếu giáo viên biết thiết kế các phần thực hành phù hợp với khả năng tư duy cho người học thì sẽ gây hứng thú học tập cao, đồng thời cũng gây kích thích tư duy sáng tạo và nhạy bén trong việc tiếp xúc tác phẩm của người học.
 	Việc vận dụng thực hành hoàn toàn phụ thuộc vào sự linh hoạt của từng giáo viên đứng lớp. Căn cứ vào nội dung bài học và trình độ của từng đối tượng học sinh, người giáo viên phải biết lựa chọn các phần thực hành sao cho thích hợp nhằm giúp học sinh giải quyết tốt nhiệm vụ học tập của mình và bộc lộ cách hiểu và cảm nhận của mình một cách tự tin, chủ động. Như vậy trong một giờ dạy Văn bản, giáo viên có thể vận dụng những phần thực hành khác nhau, không nên gò bó hay theo một khuôn mẫu nhất định, nếu như vậy sẽ gây nhàm chán cho học sinh và bài dạy trở nên đơn điệu.
 	 b. Cơ sở thực tiễn: 
Theo hướng đổi mới tích cực hóa việc học tập của học sinh, chương trình sách giáo khoa mới đã có thêm phần luyện tập sau mỗi văn bản nhưng số lượng không nhiều. Vì tiết học văn bản thường là dành nhiều thời gian cho việc phân tích tác phẩm còn phần bài tập trong phần luyện tập, giáo viên hướng dẫn cho học sinh về nhà làm.
2. Giải pháp thực hiện chuyên đề:
 	Để có được một tiết học phần Văn bản sôi nổi, hào hứng đúng mục tiêu cần đạt thì giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy của mình và các biệp pháp vận dụng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phải tạo tình huống có vấn đề trong thực hành.
- Phải sát với nội dung bài học và lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia.
- Phải luôn thay đổi hình thức truyền đạt để kích thích tư duy cho người học, tránh nhàm chán đơn điệu trong tiết dạy.
 Dưới đây là một số biện pháp thực hành cụ thể mà chúng tôi dự định áp dụng trong những giờ dạy Văn bản của lớp 9.
2.1. Tổ chức trò chơi:
 a. Trò chơi “Ai nhanh hơn”:
Ví dụ:
- Khi giải thích ý nghĩa của hai thành ngữ: “Nước mặn đồng chua”, “Đất cày lên sỏi đá” trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Giáo viên cho HS sắp xếp thứ tự các từ sau thành những thành ngữ hoàn chỉnh có nghĩa tương tự như hai thành ngữ trên:
a: Chó ăn đá	b: cỏ cháy
c: Đồng khô	d: gà ăn sỏi
* Hình thức thực hiện: 
Lớp chia làm hai đội thi, mỗi đội cử một thành viên lên bảng sắp xếp bốn cụm từ trên thành hai thành ngữ hoàn chỉnh. Trong thời gian hai phút nếu thành viên đội nào xếp trước và đúng thì đội đó có quyền ưu tiên giải nghĩa hai thành ngữ, nếu giải nghĩa đúng thì đội đó sẽ chiến thắng.
 b. Trò chơi “Tiếp sức”:
- Khi dạy xong bài thơ “Đồng chí ” của nhà thơ Chính Hữu, giáo viên cho học sinh thi hát giữa hai đội về bài thơ được phổ nhạc thành bài hát rất nổi tiếng.
* Hình thức thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành hai đội,trong thời gian hai phút đại diện của mỗi đội đứng dậy hát một khổ, cứ lần lượt như vậy cho đến hết bài hát. Nếu đội nào đến lượt mình mà không hát được thì đội đó sẽ bị loại.
 c. Trò chơi “Tập làm giám khảo”:
Khi dạy bài “Đồng chí” của Chính Hữu, trong phần luyện tập, giáo viên yêu cầu học sinh diễn xuôi 3 câu thơ cuối thành một đoạn văn tả cảnh hoàn chỉnh.
* Hình thức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài trong thời gian 5 phút. Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng trình bày bài làm của mình, trong quá trình các bạn lên trình bày những học sinh còn lại ở dưới lớp là giám khảo. Sau khi bốn học sinh trình bày xong thì giáo viên đề nghị giám khảo nhận xét và cho điểm bằng cách giơ tay hoặc vỗ tay. Nếu bạn nào được giám khảo bình chọn nhiều nhất thì bạn đó sẽ chiến thắng.
2.2. Ngắm tranh, ảnh học bài:
 	Đây là dạng thực hành hấp dẫn, gây sự chú ý cho học sinh.
- Khi giáo viên phân tích ba câu thơ cuối trong bài “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, giáo viên chiếu hình ảnh hai người lính đứng gác.
Và đặt câu hỏi: Hãy quan sát hình và cho biết vẻ đẹp về ý nghĩa của hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”?
+ Học sinh trả lời- GV nhận xét chốt ý. 
 2.3. Viết đoạn văn ngắn tại lớp:
 	Dạng bài này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết và nói một cách thành thạo, biết dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn hoàn chỉnh, trình bày trôi chảy, mạch lạc. Biết diễn xuôi đoạn văn mình viết một cách ngắn gọn, súc tích.
 	Ví dụ: Hoặc khi dạy bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ cuối của bài thơ.
* Hình thức thực hiện: thời gian 5 phút 
Giáo viên yêu cầu học sinh viết theo sự hiểu biết của từng cá nhân và lần lượt trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét và bổ sung. Ở phần này GV kết hợp tổ chức trò chơi tập làm giám khảo với hình thức thực hiện như mục c phần 2.1. Từ đó, tự bản thân của mỗi học sinh rút ra ưu khuyết điểm trong bài làm của mình để khắc phục và phát huy trong bài học sau.
2.4. Sử dụng lược đồ: (Áp dụng hình thức này để củng cố trọng tâm của một phần hoặc cả bài)
Trong qua trình giảng bài giáo viên có thể vẽ lược đồ tóm tắt các ý của phần trọng tâm hoặc của cả bài trên bảng phụ hay trên máy chiếu rồi gọi học sinh lên bảng diễn đạt thành văn xuôi.
Ví dụ:
- Khi dạy bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, giáo viên sử dụng lược đồ để củng cố phần một về “Cơ sở hình thành tình đồng chí”.
 Anh 	Cùng 	Tôi
 Quê hương nghèo.
 Chung lí tưởng chiến đầu.
 Gắn bó keo sơn, chia sẻ mọi khó khăn
 ĐỒNG CHÍ
	Giáo viên vận dụng hình thức này vừa giúp học sinh mạnh dạn trình bày một vấn đề trước tập thể một cách mạch lạc, vừa giúp học sinh học bài dễ nhớ, dễ hiểu và nắm vững kiến thức.
	2.5. Lồng ghép bài hát: (Những bài thơ đã được phổ nhạc hoặc những bài hát liên quan đến nội dung bài học).
	Giáo viên có thể áp dụng trước, sau hoặc trong quá trình dạy, cũng có thể sử dụng trong quá trình kiểm tra bài cũ của học sinh. 
	*Hình thức thực hiện:
	- Khi dạy văn bản “Đồng chí” giáo viên giảng đến ý: Tình đồng chí, đồng đội của bài thơ này ngoài tình đồng chí đồng đội, tình chiến đấu, cùng đoàn kết yêu thương, cùng chia sẻ mọi gian lao thì họ còn mở rộng ra hơn đó là tình cảm anh em ruột thịt, tình cảm gia đình.Và giáo viên cho học sinh hát bài “Tình đồng chí”hình thức thực hiện như trò chơi tiếp sức mục b phần 2.1.Hoặc giáo viên mở băng đĩa cho học sinh nghe nội dung bài hát.
	IV.Kết luận:
	Việc áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng trong giờ học Ngữ văn 9 (Văn bản), chúng tôi nhận thấy một số ưu điểm sau:
	- Giáo viên cải tiến được cách thức soạn giáo án, tăng cường áp dụng đồ dùng dạy học và công nghệ thông tin vào trong tiết dạy học Ngữ văn, đặc biệt là phần Văn bản. Tạo không khí sôi nổi, gây hứng thú cho lớp học; tránh sự nhàm chán, hình thức đơn điệu, thầy đọc trò chép.
	- Học sinh tiếp thu bài theo hướng tích cực, hiểu nhanh, nhớ lâu; tinh thần học tập cũng thoải mái và đạt kết quả cao hơn.
	- Chuyên đề không chỉ áp dụng cho giảng dạy phần Văn bản ở lớp 9, mà còn áp dụng cho các khối 6,7, 8 và các môn xã hội khác nữa. Trong mỗi tiết học giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp với điều kiện khách quan và đối tượng học sinh để thực hiện.
	Chân thành cảm ơn BGH, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành chuyên đề này.
 Duyệt của BGH Người viết chuyên đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_mot_so_bien_phap_ho_tro_de_nang_cao_chat_luong_tro.doc