Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiếng nói của văn nghệ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiếng nói của văn nghệ

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

A.MỤC TIÊU:

Giúp HS:

_Hiểu được nội dung phản ánh của văn nghệ và tác động to lớn của nó đối với đời sống con người.

 _Học tập cách nghị luận chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

B.PHƯƠNG PHÁP:

_Gợi tìm, phân tích.

C.CHUẨN BỊ:

_HS đọc văn bản và chuẩn bị theo các câu hỏi của SGK.

_GV: Một số câu danh ngôn , nhận định về văn nghệ.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

*Tiết 96.

I.Ổn định lớp:

II.Kiểm tra bài cũ:

? Vì sao chúng ta phải chọn sách đọc ? Nên đọc sách như thế nào?

III.Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

 Văn nghệ bao gồm những gì? Văn nghệ có vai trò như thế nào với đời sống con người ?

Tác giả Nguyễn Đình Thi muốn nói với mọi người điều gì khi ông viết :Tiếng nói của văn nghệ.

 Chúng ta cùng tìm hiểu .

2.Tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiếng nói của văn nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 
Tiết:96,97 Tiếng nói của văn nghệ
A.Mục tiêu:
Giúp HS: 
_Hiểu được nội dung phản ánh của văn nghệ và tác động to lớn của nó đối với đời sống con người. 
 _Học tập cách nghị luận chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. 
B.Phương pháp:
_Gợi tìm, phân tích.
C.Chuẩn bị:
_HS đọc văn bản và chuẩn bị theo các câu hỏi của SGK.
_GV: Một số câu danh ngôn , nhận định về văn nghệ.
D.Tiến trình lên lớp:
*Tiết 96.
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao chúng ta phải chọn sách đọc ? Nên đọc sách như thế nào?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Văn nghệ bao gồm những gì? Văn nghệ có vai trò như thế nào với đời sống con người ?
Tác giả Nguyễn Đình Thi muốn nói với mọi người điều gì khi ông viết :Tiếng nói của văn nghệ. 
 Chúng ta cùng tìm hiểu .
2.Tổ chức các hoạt động:
1.HĐ1:
_HS xem phần chú thíchvề tác giả và cho biết: Nét
nỗi bật trong hoạt động văn nghệ của tác giả là gì?
*Văn bản đưa vào sgk có lược bỏ một số đoạn.
_HS đọc văn bản: giọng điệu bàn luận, suy ngẫm.
_Chú thích(sgk).
 ?Văn nghệ được hiểu là bao gồm những gì?
(Tất cả các loại hình nghệ thuật: Sân khấu, kịch,
 hội họa,ca múa nhạc, hò, vè, thơ văn...v.v.)
?Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? 
?Tìm bố cục của văn bản và xác định:
+Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? 
+Tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triễn khai 
vấn đề ấy? (3 phần: a,Nội dung của văn nghệ. 
b,Văn nghệ đối với đời sống. c,Khả năng kì diệu
 của văn nghệ)
2.HĐ2 :
?Hãy đọc thầm phần 1 văn bản và tóm tắt luận 
điểm của tác giả? (?Luận điểm bao gồm các luận
 cứ nào?) 
?Có thể sáng tạo nghệ thuật mà không lấy “vật 
liệu” của đời sống được không? Vì sao?( Không 
thể, vì người thưởng thức sẽ không đến được với tác phẩm.Và tác phẩm luôn luôn là cái mà người nghệ sĩ thấy, cảm, hiểu.Đó chính là cuộc sống qua “lăng kính” người nghệ sĩ.)
?Như vậy, nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?
?Để trình bày luận điểm trên tác giả đã lập luận
 bằng cách nào?(Nêu luận điểm rồi lập luận giải
 thích, làm rõ bằng dẫn chứng tiêu biểu.Sử dụng phép phân tích và tổng hợp khi lập luận.)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Nguyễn Đình Thi(1924-2003)
Hoạt động văn nghệ từ 1943, có nhiều
tác phẩm hay.
2.”Tiếng nói văn nghệ” (1948).
+Văn bản nghị luận.
+Vấn đề:Nội dung phản ánh của văn
 nghệ và vai trò của nó đối với đời sống
 con người.
+Bố cục 3 phần.(3 luận điểm)
II.Phân tích:
1.Nội dung phản ánh của văn nghệ:
-Tác phẩm nghệ thuật lấy vật liệu từ đời sống nhưng người nghệ sĩ không sao
 chép thực tại mà chứa đựng lời gửi, tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ.
_Tác phẩm đem tới một cách sống cho
 tâm hồn.
*Văn nghệ phản ánh đời sống.
3.Củng cố:
?Trong phần 1 tác giả trình bày luận điểm gì? Có những lập luận nào?
?Em có đồng ý với ý kiến của tác giả không? Vì sao?
E.Dặn dò:
1.Đọc kĩ văn bản, tóm tắt 3 luận điểm được nêu trong bài.
2.Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì? Em có đồng ý với luận điểm ấy không? Vì sao?
3.Chuẩn bị cho tiết học tiếp: Tìm hiểu 2 phần tiếp của văn bản.
*Tiết 97.
I.ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
? Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì? Em có đồng ý với luận điểm ấy không? Vì sao?
III.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Tìm hiểu tiếp luận điểm 2 và 3 của tác giả.(2 phần còn lại của văn bản)
2.Tổ chức các hoạt động:
1.HĐ1;
_HS đọc văn bản.
?Hãy đọc thầm phần 2 văn bản.Tóm tắt luận điểm
 của tác giả? Luận điểm gồm các luận cứ nào?
?Tác giả đã lập luận thế nào về chổ đứng của văn nghệ? Theo em,con người có cần đến văn nghệ
 không?Vì sao?
_HS quan sát phần 3(phần cuối của văn bản)
?Tác giả đã chỉ ra những khả năng to lớn nào của
văn nghệ? Em có đồng ý vậy không? Hãy nêu một ví dụ để minh họa?
II.Phân tích(tiếp theo)
1. .Nội dung phản ánh của văn nghệ:
2.Văn nghệ đối với đời sóng con người:
-Văn nghệ làm cho tâm hồn nhiều người thực sự được sống.
_Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm .
_ Văn nghệ gợi tư tưởng.
*Văn nghệ rất cần thiết cho đời sống.
3.Khả năng kì diệu của văn nghệ:
+Văn nghệ xây dựng đời sống tâm hồn
 xã hộị.
3.Củng cố:
?Trong phần 2 tác giả trình bày luận điểm gì? Có những lập luận nào?
?Em có đồng ý với ý kiến của tác giả về khả năng của văn nghệ không? Vì sao?
E.Dặn dò:
1.Đọc kĩ văn bản, tóm tắt 3 luận điểm được nêu trong bài.
2.ý kiến của tác giả nêu trong phần 1, phần 2, phần 3 là gì? Em có đồng ý với lập luận ấy không? Vì sao?
3.Chuẩn bị bài tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 96,97.doc