PHẦN I: VĂN BẢN
1. Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà
Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két
Ý nghĩa VB: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
4. Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
Tóm tắt VB:
Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, một người không có học, tính đa nghi. Trương Sinh đi lính, Vũ nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi con. Bà cụ qua đời, giặc tan, Trương Sinh trở về. Khi ngồi với con, bé Đản nói rằng có một người cha đêm nào cũng đến “mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương ghen, nghi ngờ vợ, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Vũ Nương ra bến Hoàng Giang than thở và tự vẫn. Một đêm bé Đản lại trỏ cái bóng mà bảo là cha mình đến. Trương Sinh lúc ấy mới biết mình ngờ oan cho vợ.
Có một người cùng làng là Phan Lang bị chết đuối nhưng vốn là ân nhân của Linh Phi nên được cứu vào cung nước của rùa thần. Tại đây đã gặp được Vũ Nương. Nàng gửi một chiếc hoa vàng và dặn nếu Trương Sinh nhớ tình cũ thì lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Phan Lang về gặp Trương Sinh, đưa chiếc hoa vàng. Trương Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nương có trở về thấp thoáng trên sông nhưng không thể trở về nhân gian được nữa.
CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 - NĂM HỌC 2010 – 2011 PHẦN I: VĂN BẢN 1. Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình – Mác-két Ý nghĩa VB: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của G.G Mác-két đối với hòa bình nhân loại. 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em 4. Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ. Tóm tắt VB: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, một người không có học, tính đa nghi. Trương Sinh đi lính, Vũ nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng, nuôi con. Bà cụ qua đời, giặc tan, Trương Sinh trở về. Khi ngồi với con, bé Đản nói rằng có một người cha đêm nào cũng đến “mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương ghen, nghi ngờ vợ, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Vũ Nương ra bến Hoàng Giang than thở và tự vẫn. Một đêm bé Đản lại trỏ cái bóng mà bảo là cha mình đến. Trương Sinh lúc ấy mới biết mình ngờ oan cho vợ. Có một người cùng làng là Phan Lang bị chết đuối nhưng vốn là ân nhân của Linh Phi nên được cứu vào cung nước của rùa thần. Tại đây đã gặp được Vũ Nương. Nàng gửi một chiếc hoa vàng và dặn nếu Trương Sinh nhớ tình cũ thì lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Phan Lang về gặp Trương Sinh, đưa chiếc hoa vàng. Trương Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nương có trở về thấp thoáng trên sông nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Nội dung - Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: + Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con. + Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình. - Thái độ của tác giả : phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh. Nghệ thuật: - Khai thác vốn văn học dân gian. - Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì - Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo. Ý nghĩa văn bản: Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 5. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ. Ý nghĩa văn bản: Hiện thực lịch sử và thái độ của “ kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội. 6. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ 14) – Ngô gia văn phái. Ý nghĩa văn bản: Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789). 7. Truyện Kiều của Nguyễn Du. Giá trị của Truyện Kiều: Về nội dung: - Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; thể hiện số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận người phụ nữ. - Giá trị nhân đạo: + Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người. + Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo. + Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người. Về hình thức: Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật thiên tài về nhiều mặt: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nhân vật, tả cảnh ngụ tình, 8. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Ý nghĩa văn bản: Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du. 9. Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Ý nghĩa văn bản: Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả cảnh bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. 10. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. 11. Đoạn trích “Mã Giám Sinh Mua Kiều” Ý nghĩa văn bản: Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp; lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người. 12. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu. Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. 13. Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” – Nguyễn Đình Chiểu. Ý nghĩa văn bản: Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường. 14. Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu. *Tác giả- Chính Hữu sinh năm 1926, mất 2007, tên thật Trần Đình Đắc, quê: Can Lộc - Hà Tĩnh. - Nhà thơ quân đội, chuyên viết về người lính và chiến tranh. - Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000 *Tác phẩm: - Sáng tác đầu năm 1948, tiêu biểu viết về người lính trong k/c chống Pháp. Đại ý: Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu đã gắn bó và tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Nội dung: - Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp: + Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo ở những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”. + Cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. - Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ: + Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương. + Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn - Biểu tượng của tình đồng chí (3 câu cuối). + Trong cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp độc đáo, súng dưới đất chỉa lên, trăng trên trời lơ lửng như treo trên mũi súng. + Súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình, từ đó sẽ là ý nghĩa cao đẹo của sự nghiệp người lính. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hớp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 15. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. Nhan đề bài thơ: Qua hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe, tác giả ca ngợi những người chiến sĩ lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp khó khăn nguy hiểm ngày đêm lái xe chi viện cho chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nội dung: - Hiện thực khốc liệt thời kỳ chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. - Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ - của một dân tộc kiên cường, bất khuất. Nghệ thuật: - Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời ký chống giặc Mỹ xâm lược. 16. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy cận Tác giả: Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: giữa năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này. Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về. Nội dung: - Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi. - Đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng. - Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại: + Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá. + Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động ví sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. 17. Bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt. Tác giả: Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đề tài thường viết về những kỉ niệm ước mơ tuổi trẻ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, gần với bạn đọc trẻ. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài. Mạch cảm xúc bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Đại ý: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc của người cháu về người bà và tuổi ấu thơ được ở cùng bà. Nội dung: - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. - Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. - Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà. Nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. 18. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm. *Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế. - Tham gia chiến đấu tại quê hương: chiến khu miền Tây Thừa Thiên. - Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ. * Tác phẩm: sáng tác năm 1971, khi t/g công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. Nội dung: - Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công vệc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka –lưi, tham gia kháng chiến. - Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà-ôi được gửi vào trong những khúc hát: + Ở lời ru thứ nhất và thứ hai, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường. + Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: Con mơ cho mẹ được thấy bác H ... g ước mơ về một đất nước Trung Quốc trong tương lai qua hình ảnh về mối quan hệ giữa nhân vật Thủy Sinh và cháu Hoàng, về con đường mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. - Suy ngẫm và triết lý về hình ảnh con đường: “Trên mặt đất thành đường thôi”. hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: mọi thứ trong cuộc sống không tự có sẵn, nhưng bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả Tin vào cuộc đổi đời của quê hương, tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyển các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. - Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. - Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc. Ý nghĩa văn bản: “Cố hương” là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai PHẦN II: TIẾNG VIỆT 1. Các phương châm hội thoại: Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 2. Xưng hô trong hội thoại: - Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp. - Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp 3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép. Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: - Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. - Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp. - Lược bỏ các từ chỉ tình thái. - Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn. - Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý. Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp: - Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,). - Sử dụng dấu hai chấm và dầu ngoặc kép. 4. Sự phát triển của từ vựng: - Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển. - Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. - Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác: + Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên. + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. 5. Thuật ngữ: Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Đặc điểm của thuật ngữ: - Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm. - Thuật nhữ không có tính biểu cảm. 6. Trau dồi vốn từ: Ba định hướng chính để trau dồi vốn từ: - Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. - Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh. - Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân. 7. Tổng kết từ vựng: Kiến thức về từ vựng đã học ở THCS: - Từ đơn và từ phức ; - Thành ngữ; - Nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; - Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; - Trường từ vựng. - Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh. - Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Văn thuyết minh: II. Văn tự sự: Kể chuyện qua hình thức bức thư. Gợi ý làm bài Ví dụ Dạng đề yêu cầu người viết phải hồi tưởng về những thực tế của bản thân đã lùi vào quá khứ và trở thành kỉ niệm. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn khó phai trong tâm trí của người kể chuyện. Vì vậy, bóng dáng của quá khứ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Khi có dịp viết thư thì kể lại chuyện này. Như vậy, bức thư này có mục đích kể chuyện. - Lời đầu thư. Lí do kể chuyện. - Giới thiệu không gian, thời gian xảy ra câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện. - Ý nghĩa của câu chuyện kể. Đề 1: Kể về một việc làm đáng phê phán mà em gặp. MB: - Một buổi chiều mưa to, em trên đường đi học về. TB: - Cảnh phố phường trong cơn mưa dữ dội. - Một cụ già đạp xe cọc cạch chới với giữ chiếc mũ sắp tuột khỏi đầu, nhưng chiếc mũ vẫn bay đi. - Số phận chiếc mũ rơi: + Bị dòng xe cộ đè lên bẹp dúm. + Mọi người ai cũng thấy chiếc mũ, nhưng ai cũng hối hả với những việc riêng của mình. + Ông lão nhiều lần muốn lần ra giữa lòng đường để nhặt chiếc mũ nhưng đều bị dòng xe cộ đánh bật trở lại. + Mưa tạnh, ông lão cũng tìm cách đến chỗ chiếc mũ rơi, ông nhặt nó lên, nó không còn là chiếc mũ nữa. - Hình ảnh ông lão bên chiếc mũ méo mó. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. KB: - Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình. - Họ tên và chữ kí. ====================== Đề 2: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. MB: - Lí do trở lại thăm trường; - Vào lúc nào? - Đi với ai? Đến trường gặp ai? TB: - Thấy quang cảnh trường như thế nào? Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình học ra sao? - Ngôi trường ngày nay có gì khác, những gì vẫn còn như xưa? Những gì gợi lại cho mình những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò? - Trong giờ phút đó, bạn bè hiện lên như thế nào? - Cảm xúc khi đến và ra về. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. KB: - Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình. - Họ tên và chữ kí. Kể chuyện qua hình thức giấc mơ. Gợi ý làm bài Ví dụ Dạng đề yêu cầu người viết phải dùng hình thức giấc mơ để chuyển tải một câu chuyện. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn giấc mơ. Vì vậy, bóng dáng giấc mơ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Như vậy giấc mơ này có mục đích kể chuyện. - Có thể giới thiệu giấc mơ trước khi kể, cũng có khi kể xong câu chuyện rồi yếu tố giấc mơ mới được thể hiện. - Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện hợp lí. - Diễn biến câu chuyện li kì, hấp dẫn. - Ý nghĩa của câu chuyện kể mang tính nhân văn. Đề: Giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày. MB: - Một giấc ngủ say, TB: - Cảnh tượng gặp lại người thân xa cách đã lâu. - Diễn biến cuộc gặp gỡ. KB: - Những ấn tượng đọng lại sau khi tỉnh giấc. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. Kể chuyện với hình thức chuyện kể thông thường. Gợi ý làm bài Ví dụ Dạng đề yêu cầu người viết kể chuyện theo hình thức sáng tạo một câu chuyện thông thường. Nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện phụ thuộc vào khả năng sáng tạo nên một tình huống phát sinh câu chuyện hợp lí, cách kết thúc chuyện bất ngờ, lí thú và ngôn ngữ người kể chuyện sinh động, hấp dẫn. - Lí do kể chuyện. - Giới thiệu không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện. - Ý nghĩa của câu chuyện kể. Đề: Một lần trót xem trộm nhật kí của bạn. MB: - Tình huống nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn và đọc nó. TB: - Diễn biến tâm lí tò mò diễn ra với mức độ mạnh hơn so với những nguyên tắc sống đúng đắn mà mình đã từng hiểu. Hai dòng tâm lí này đấu tranh với nhau - Diễn biến của hành động xem trộm nhật kí KB: - Hậu quả của hành vi sai trái và rút ra bài học tự răn mình. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận. Kể chuyện từ một tác phẩm văn học. Gợi ý làm bài Ví dụ Dạng đề yêu cầu người viết phải nhập hồn vào diễn biến câu chuyện đã được nhà văn viết ra trong tác phẩm văn học mà mình đã đọc. Sau đó xác định một “góc nhìn nghệ thuật” để kể lại câu chuyện đã biết đó và xác lập cách thức kể lại sao cho không thay đổi nội dung câu chuyện, nhưng vẫn gợi cho người đọc nó những hứng thú. Vì vậy, nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện chính là sự sáng tạo về việc chọn góc nhìn nghệ thuật mà người viết đã chọn có linh hoạt và thú vị hay không. - Cụ thể hoá câu chuyện đã đọc dưới hình thức hiện thực như mới. - Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện. - Diễn biến câu chuyện. - Ý nghĩa của câu chuyện kể và những liên tưởng đi kèm. Đề: Trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. MB: - Giới thiệu về tình huống gặp lại ngời chiến sĩ lái xe năm xa (lí do của buổi gặp gỡ). - Cảm xúc chung. TB: - Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ ấy. Chú ý kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm theo dòng tự sự một cách hợp lý. Cần làm nổi bật 2 ý chính: - Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. - Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lý tưởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân. Miêu tả người lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh đã kết thúc: giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục, Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp: miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi gặp gỡ người chiến sĩ lái xe. KB: - Những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại (làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ gìn hoà bình?). - Tình huống gặp người chiến sĩ.
Tài liệu đính kèm: