Chuyên đề: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Ngữ văn THCS

Chuyên đề: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Ngữ văn THCS

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và xản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra.

Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ.

Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ này đến năm 2011 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỷ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học. Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp phù hợp với các vùng, miền.

Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn đó và căn cứ vào đặc điểm của môn học, Môn Ngữ văn có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi chọn chuyên đề “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Ngữ văn THCS”. Qua mỗi bài học nhằm giúp các em hiểu hơn về vấn đề môi trường. Từ đó, các em có thể điều chỉnh hành vi của mình nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2845Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong 
chương trình Ngữ văn THCS
I. Đặt vấn đề
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và xản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra...
Môi trường có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ.
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ này đến năm 2011 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỷ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học. Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp phù hợp với các vùng, miền.
Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn đó và căn cứ vào đặc điểm của môn học, Môn Ngữ văn có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi chọn chuyên đề “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình Ngữ văn THCS”. Qua mỗi bài học nhằm giúp các em hiểu hơn về vấn đề môi trường. Từ đó, các em có thể điều chỉnh hành vi của mình nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
II. Nội dung
1. Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.
Sự tích hợp kiến thức giáo dục môi trường trong Văn học chia thành hai dạng khác nhau.
1.1. Dạng lồng ghép
ở dạng này, các kiến thức giáo dục môi trường đã có trong chương trình SGK và trở thành một bộ phận kiến thức của môn học.
1.2. Dạng liên hệ
Dạng này bổ sung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan đến bài học qua dạng câu hỏi liên hệ thực tế.
2. Phương pháp tích hợp
Phương pháp dạy các bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động thực tiễn. Giáo dục bảo vệ môi trường có thể sử dụng nhiều phương pháp. Căn cứ vào đặc điểm bộ môn, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp sau:
- Phương pháp giảng giải: Bằng những số liệu cụ thể, xác thực giáo viên khai thác trong SGK, trên các phương tiện thông tin đại chúng và cung cấp cho học sinh.
- Phương pháp vấn đáp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề bằng những câu hỏi phát hiện, phân tích và gợi sự sáng tạo.
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan: Giáo viên sử dụng tranh minh họa cho kiến thức bài học.
- Phương pháp thi sáng tác: Vẽ tranh, làm thơ, viết văn về đề tài môi trường
- Phương pháp lập nhóm tìm hiểu nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương.
3. Những địa chỉ có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
Lớp 6:
*Phần văn:
- Bài: 
+ ếch ngồi đáy giếng: ở bài này chúng ta cần liên hệ về sự thay đổi môi trường sống
+ Sông nước Cà Mau: liên hệ môi trường tự nhiên, hoang dã
+ Cô Tô: liên hệ môi trường biển, đảo đẹp
+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: trực tiếp khai thác về đề tài môi trường
*Phần Tiếng Việt:
- Bài: Chương trình địa phương: cho học sinh tìm từ ngữ đặt câu liên quan đến môi trường
*Phần Tập làm văn:
- Bài: 
+ Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt: liên hệ, dùng văn bản miêu tả về môi trường
+ Luyện tập kể chuyện tưởng tượng: ra đề bài về chủ đề môi trường
+ Tập làm thơ bốn chữ và năm chữ: khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài môi trường
Lớp 7:
*Phần văn:
- Bài:
+ Cuộc chia tay của những con búp bê: liên hệ môi trường gia đình ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
+ Ca dao, dân ca, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: cho học sinh sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến môi trường.
+ Chương trình địa phương: Viết bài văn về môi trường ở quê hương em.
*Phần Tiếng Việt:
- Bài: Từ Hán Việt: tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường
*Phần Tập làm văn:
- Bài:
+ Làm thơ lục bát: Khuyến khích học sinh làm thơ về đè tài môi trường.
+ Viết bài làm văn số 5: ra đề liên quan đến bảo vệ môi trường.
Lớp 8
*Phần Tiếng Việt:
- Bài: trường từ vựng: tìm trường từ vựng liên quan đến môi trường
*Phần Tập làm văn:
- Bài:Viết bài tập làm văn số 7: Đề bài nghị luận về vấn đề môi trường.
*Phần văn
- Bài:
+ Ôn dịch, thuốc lá: khai thác đề tài môi trường thông qua việc hút thuốc lá.
+ Bài toán dân số: liên hệ sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến vấn đề môi trường.
+ Đi bộ ngao du: ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người
+ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: trực tiếp khai thác đề tài môi trường: về vấn đề bao bì ni lông và rác thải.
- Phần tích hợp:
Phần 2: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
Qua việc phân tích tác hại của bao bì ni lông, học sinh hiểu sâu sắc việc sử dụng bao bì ni lông không đúng cách sẽ có tác hại như thế nào, đồng thời các em cũng nhận thức được rằng việc vứt rác bừa bãi ở trường học, nơi ở là một việc làm gây ô nhiểm môi trường, làm mất cảnh quan thiên nhiên. Ngoài bao bì ni lông ra, học sinh còn nhận biết các tác nhân khác gây ô nhiểm môi trường như: hút thuốc, chặt phá rừng, rác thải...
Phần 3: Biện pháp khắc phục
ở phần này, từ việc tìm hiểu một số biện pháp mà người viết đặt ra trên văn bản, học sinh có thể đưa ra một số biện pháp cụ thể như: Không chặt phá rừng, không săn bắt động vật, không hút thuốc lá, không vứt rác bừa bãi. Qua đó giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ môi trường, tạo cho môi trường có không khí thoáng đãng, sạch sẽ và tươi mát.
Lớp 9
*Phần văn
- Bài:
+ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: liên hệ chống chiến tranh gìn giữ bầu không khí trong lành trên trái đất.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và môi trường.
+ Đoàn thuyền đánh cá: Cần bảo vệ môi trường biển.
+ Cố hương: liên hệ, môi trường xã hội ảnh hưởng đến nhân cách con người.
+ Tổng kết phần văn bản Nhật dụng: nhắc lại kiến thức liên quan trực tiếp đến môi trường.
+ Con chó Bấc: liên hệ, giáo dục ý thức quan tâm đến loài vật.
*Phần Tiếng Việt:
- Bài: Thuật ngữ: tìm các thuật ngữ về môi trường
*Phần Tập làm văn:
- Bài:
+ Tập làm thơ 8 chữ: khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài môi trường
+ Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: ra đề văn viết về môi trường
III. áp dụng	
Tiết 42
 Thông tin về ngày trái đất năm 2000
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Qua vấn đề sử dụng bao ni lông giúp HS thấy được tầm quan trọng và phức tạp của việc sử dụng nó.
- Tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao ni lông, vận động mọi người cùng thực hiện.
- Có suy nghĩ tích cực về việc tương tự khác, về vấn đề xử lí rác thải.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của sử dụng bao ni lông.
- Tích hợp với phần tiếng Việt và TLV ở các tiết tiếp theo.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu nội dung văn bản, nhận diện kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: 	Soạn bài , 
Suư tầm tranh ảnh, các tư liệu, vấn đề liên quan
HS:	Soạn bài , vẽ tranh
III. Tiến trình lên lớp
+ ổn định tổ chức:
+ Bài cũ: Không
 + Dạy bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
I. Đọc - tìm hiểu chung
GV hướng dẫn đọc
1 .Đọc
? Dựa vào vấn đề của bài văn hãy chỉ ra bố cục? cho biết nội dung của mỗi phần?
2. Bố cục
- Từ đầu đ “Một ngày không sử dụng bao ni lông” đ nguyên nhân ra đời của bản thông điệp.
-. Tiếp đ đối với môi trờng đ tác hại của việc dùng bao bì ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng nó.
? Kiểu loại văn bản?
- Còn lại đ kiến nghị về việc bảo vệ môi 
Trường, trái đất.
3. Kiểu loại văn bản: Nhật dụng
II, Phân tích
1. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
? Những sự kiện nào được thông báo ở phần 1 của văn bản?
- Ngày 22.04 hàng năm được gọi là ngày Trái Đất mang chủ đề bảo vệ môi trường.
- Có 141 nước trên thế giới tham gia.
? VN tham gia ngày môi trường năm nào? chủ đè gì?
- Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
? Văn bản này nhằm chủ yếu thuyết minh cho sự kiện nào?
+ Ngày Trái Đất	
+ Vấn đề bao bì ni lông
? Nhận xét về cách trình bày các sự kiện này?
GV gọi đại diện trả lời
- Thuyết minh bằng cách đưa ra các số liệu cụ thể.
GV gọi bổ sung
- Đi từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể.
GV cho đánh giá
- Lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ.
? Từ đó em thu nhận được những ý nghĩa quan trọng nào được nêu trong phần đầu văn bản?
- Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Trái Đất.
- Việt Nam cùng hành động “Một ngày không dùng bao bì ni lông” để tỏ sự quan tâm chung này.
2. Tác hại của việc dùng bao bì ni lông 
? Ni lông có tính chất gì?
( không phân hủy)
? Theo dõi đoạn 2 và cho biết. Để thuyết phục mọi người hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông tác giả đã chỉ ra cho người đọc thấy những tác hại nào của bao bì ni lông?
+ Tác hại: 
- Cản trở sự trưởng thành của thực vật ...
- Làm ách tắc cống rãnh, tăng khả năng ngập úng đô thị, muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
GV gọi bổ sung
GV đánh giá
- Làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não là nguyên nhân gây ung thư phổi.
- Khi đốt khí độc thải ra gây ngộ độc, ngây ngất, khó thở, gây ung thư và các di tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
? Tác giả đã sử dụng biện phép nghệ thuật nào khi thuyết minh tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông?
ị Liệt kê các tác hại của việc dùng bao ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó.
Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ.
?Sau khi được đọc và tìm hiểu văn bản này em thu nhận được những kiến thức mới nào về hiểm hoạ của việc dùng bao bì ni lông.
Tranh minh họa
- Dùng bao ni lông bừa bãi sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường và tổn hại với đời sống của con người.
- Gây ra tác hại ghê gớm đến môi trường và tính mạng con ngời.
? Thực trạng ở địa phơng em bao ni lông được dùng ntn? ý thức của người dân ra sao?
? Còn yếu tố nào gây ô nhiễm môi trường?
- Hút thuốc, khí thải
3. Giải pháp
+ Giải pháp hạn chế tác hại của bao bì ni lông.
? Theo em người viết đã đa ra những giải pháp cơ bản nào?
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông
- Không sử dụng khi không cần thiết
- Sử dụng túi đựng bằng giấy, gói thực phẩm bằng lá.
GV gọi đại diện trả lời
GV gọi bổ sung
GV đánh giá
- Tuyên truyền về tác hại của bao ni lông cho mọi người cùng hiểu
? Em sẽ có sáng kiến nào giúp giảm bớt tác hại của bao bì ni lông?
? Em sẽ điều chỉnh ý thức của mình ntn sau khi học xong bài này?
(ý thức, góp phần BV môi trường)
Sử dụng tranh vẽ.
GV: Vấn đề bao ni lông là một vấn đề nan giải
? Vì sao lại là nan giải?
Tóm lại: Là vấn đề nan giải, bất lợi, cập hại vì nó rẻ, nhẹ, tiện lợi, dễ đáp ứng nhu cầu con người.
Kinh phí sản xuất rẻ hơn giấy, tái chế đắt.
? Phần cuối văn bản người viết đã đa ra những kiến nghị nào?
- Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ Trái Đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động “Một ngày không sử dụng bao ni lông”.
? Vì sao nhiệm vụ chung nêu trước, hành động cụ thể nêu sau
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường Trái Đất là nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài.
Còn hạn chế sử dụng bao ni lông là việc 
trước mắt.
? Các câu cầu khiến: “Hãy cùng nhau ... Hãy bảo vệ Trái Đất ... Hãy cùng nhau hành động ... “ở cuối văn bản có ý nghĩa gì?
GV chốt ý
- Khuyên bảo.
- Yêu cầu
- Đề nghị mọi người cần phải thực hiện để bảo vệ sự trong sạch của môi trường Trái Đất.
 III.Tổng kết
? Qua văn bản này em nhận thức được điều mới mẽ nào?
1. Nội dung:
- Tác hại của việc dùng bao ni lông và lợi ích của việc giảm bớt dùng chúng.
- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông là hành động tích cực bảo vệ môi trường trong sạch của Trái Đất.
2. Nghệ thuật
- Đưa ra số liệu cụ thể
- Liệt kê phân tích tác hại.
- Bố cục chặt chẽ: 
+ mở đầu đa ra tôn chỉ hoạt động.
? Theo em văn bản này thuyết phục người đọc với những yếu tố nào?
GV chốt ý
+ Thân bài: đi từ nguyên nhân đ hậu quả
HS đọc
+ Kết bài: Kiến nghị thuyết phục bằng quan hệ từ “vì”
* Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
 -Thông tin về Ngày Trái Đất
 - Tác hại việc sử dụng bao bì ni lông
 - Giải pháp
 - Nghệ thuật
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 -Nắm nội dung bài học
 - Vận dụng vào đời sống
 - Tuyên truyền, vận động..
 Kinh nghiệm:
IV. Bài học sư phạm
Qua quá trình nghiên cứu thể hiện bài dạy và xuất phát từ nhữngvấn đề thực tế liên quan đến chuyên đề, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm qua thực tế bản thân tôi đúc rút được như sau:
- Để thực hiện việc lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường vào việc dạy học môn Ngữ văn THCS, giáo viên cần phải có sự đầu tư, sự chuẩn bị chu đáo cho bài học.
-+Trước hết, giáo viên cần phân tích, tìm hiểu kỹ kiến thức từng bài học để có thể lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường một cách hợp lý, có hiệu quả.
+ GV cần sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan:
- Số liệu cụ thể để chứng minh cho bài học, nhằm gây được sức thuyết phục cho HS.
- Sưu tầm những bức tranh sinh động nhằm làm nỗi bật được vấn đề mà GV lồng ghép vào văn bản. Đồng thời gây được sự hứng thú, sức hấp dẫn cho người học và để lại cho các em những ấn tượng khó quên.
- Nắm bắt những thông tin mới, gần đây nhất để liên hệ mở rộng trong bài giảng.
- GV cần tìm hiểu cụ thể vấn đề môi trường nơi các em đang sinh sống.
- Đối với những văn bản không trực tiếp nói về vấn đề môi trường, GV cần khéo léo lựa chọn những điểm phù hợp để lồng ghép yếu tố giáo dục bảo vệ môi trường, tránh sự gượng ép, rời rạc.
 + GV cần hướng dẫn HS chuẩn bị bài tốt như: vẽ tranh minh họa phù hợp kiến thức bài học. Tìm hiểu vấn đè môi trường ở địa phương.
Vậy để việc dạy học lồng ghép vấn đề GDBV môi trường có hiệu quả, đòi hỏi sự nỗ lực của cả GV và HS.
 Với những kinh nghiệm, cùng với những kiến thức của bản thân tôi, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như vậy, mong rằng nó không chỉ áp dụng cho bản thân tôi mà còn cho nhiều đồng nghiệp cùng tham khảo.

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de.doc