A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lý do chọn chuyên đề:
1. Cơ sở lí luận:
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".
Đối với môn Ngữ văn THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học sinh mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh cấp học này ; giúp các em "tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học", "có kĩ năng nghe, đọc một cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được nêu ra trong các văn bản đó".
CHUYÊN ĐỀ: “ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG DẠY KIỂU BÀI ÔN TẬP, TỔNG KẾT - MÔN NGỮ VĂN THCS” ----------- ² ------------ A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. Lý do chọn chuyên đề: 1. Cơ sở lí luận: Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". Đối với môn Ngữ văn THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học sinh mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp, nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh cấp học này ; giúp các em "tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học", "có kĩ năng nghe, đọc một cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được nêu ra trong các văn bản đó". Trên thực tế, để đạt được những mục tiêu riêng của môn Ngữ văn, đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm ra các biệp pháp hữu hiệu nhất, phải vận dụng và kết hợp tốt các phương pháp dạy học với các kĩ thuật dạy học đặc trưng để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn nói chung, trong đó có việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các dạng bài ôn tập, tổng kết. Trong đó các phương pháp như: Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận tác phẩm trong giờ đọc văn ... các phương pháp đó cần kết hợp nhuần nhuyễn với các kĩ thuật dạy học như: Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật viết tích cực và đặc biệt là kĩ thuật “Bản đồ tư duy” – một kĩ thuật dạy học đang được ứng dụng nhiều trong các môn học hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1 Thực trạng: 2.1.1 Thuận lợi: - Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và BGH nhà trường trong việc vận dụng các phương pháp DH mới, các kĩ thuật DH mới, nhất là ứng dụng kĩ thuật dạy học “Bản đồ tư duy”. - Trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu đầy đủ. - GV được tập huấn về ứng dụng BĐTD ngay từ đầu năm học. - Học sinh cũng rất hào hứng với kĩ thuật dạy học mới này. 2.1.2 Khó khăn: * Về phía giáo viên: - Việc nắm bắt và vận dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học mới vào bài ôn tập – tổng kết còn nhiều lúng túng, chưa triệt để nên giờ học không sôi nổi. - Phần lớn giáo viên Ngữ văn trong nhà trường đều là những giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là dạy các dạng bài Tổng kết – Ôn tập, đặc biệt là ở lớp 8 và 9. - Chưa xác định đúng tính chất của bài ôn tập (ôn là làm nóng lại, tập và vận dụng, áp dụng) nên một số bài còn dạy lại dẫn tới phân bổ thời gian không đều cho các phần, các bài tập. - Việc ứng dụng BĐTD chưa thường xuyên do chưa biết cách sử dụng, sử dụng chưa thành thạo nên ngại ứng dụng vào bài dạy. * Về phía học sinh: - 100 % HS là con em của đồng bào các dân tộc vùng cao nên: Nhiều HS kĩ năng đọc, viết còn hạn chế. Trong giờ học còn thụ động. Khả năng tư duy còn nhiều hạn chế. Phụ huynh HS ít quan tâm đến việc học của con em. - Kĩ năng sơ đồ hóa kiến thức của một số em còn hạn chế. - Nhiều học sinh đã quyên các kiến thức mà các em đã được học trước đó dẫn tới tiết ôn tập chưa thực sự hiệu quả. => Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao hiệu quả của các giờ dạy môn Ngữ văn nói chung, các tiết ôn tập, tổng kết nói riêng nên tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề: “Ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy kiểu bài ôn tập, tổng kết môn Ngữ văn THCS” 2.2 Giải pháp khắc phục: * Đối với giáo viên: - Cần nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học hiện nay để thiết kế các bài soạn giảng có chất lượng nhất là các bài ôn tập, tổng kết. - Cần nắm chắc “Bản đồ tư duy” cả về cài đặt và sử dụng, từ đó vận dụng vào soạn bài một cách thường xuyên. - Cần kết hợp tốt các phương pháp dạy học với kĩ thuật “Bản đồ tư duy” vào dạy dạng bài ôn tập, tổng kết. - Trao đổi với đồng nghiệp dạy cùng khối, với tổ chuyên môn để tìm ra phương pháp phù hợp dạy bài tổng kết, ôn tập. Trao đổi để thiết kế sơ đồ tư duy cho có hiệu quả. - Hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy vào vở, cách học theo sơ đồ tư duy để dễ nhớ kiến thức, cao hơn các em có thể tự tạo sơ đồ tư duy cho các đơn vị kiến thức. * Đối với học sinh: - Cần đọc và chuẩn bị bài đầy đủ, nghiêm túc trước khi đến lớp. - Tích cực tham gia phát biểu, xây dựng bài. - Cần ôn luyện thường xuyên các đơn vị kiến thức cũ có thể bằng sơ đồ tư duy. - Cần tự rèn cách tạo sơ đồ tư duy sau các bài học. Rèn kĩ năng viết sơ đồ tư duy sao cho khoa học. II. Mục đích nghiên cứu: - Trao đổi và học hỏi với các đồng chí GV cùng huyện về những nội dung trong chuyên đề này, qua đó củng cố thêm các phương pháp, các kĩ thuật dạy học bộ môn. - Giúp giáo viên nắm chắc hơn kĩ thuật dạy học Bản đồ tư duy khi vận dụng vào môn Ngữ văn. - Thông qua Bản đồ tư duy, GV có thêm một biện pháp để dạy dạng bài ôn tập, tổng kết trong môn Ngữ văn. - Giúp học sinh có thêm một phương pháp để ghi nhớ kiến thức thông qua sơ đồ tư duy. - Phát huy tính tích cực - chủ động của HS trong các giờ ôn tập. B. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ: I. Tìm hiểu về Bản đồ tư duy. 1. Bản đồ tư duy là gì ? - Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn. 2. Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,hoặc dùng phần mềm Mindmap, vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. 3. Ưu điểm của Bản đồ tư duy: - Bản đồ tư duy: là một công cụ ghi chép rất nhanh nên tiết kiệm thời gian: + Chỉ ghi chú các từ liên quan, tiết kiệm từ 50 – 95% thời gian. + Thời gian ôn bài ghi chú dạng Sơ đồ tư duy tiết kiệm 90% thời gian. - Bản đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, từ khóa, không gian... vì thế: + Bản đồ tư duy giúp kích thích sự sáng tạo, ghi nhớ lâu giúp việc học tập được nhẹ nhàng hơn. + Tăng cường tập trung vào trọng tâm. + Dễ dàng nhận biết các từ khóa thiết yếu (chủ đề trọng tâm). + Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nhờ khả năng tập trung tức thời những từ khóa thiết yếu. + Tạo mối liên kết mạch lạc tối ưu giữa các Từ khóa. - Suốt quá trình thực hiện Sơ đồ tư duy, chúng ta luôn bắt gặp cơ hội khám phá tìm hiểu, tạo điều kiện cho dòng chảy tư duy liên tục bất tận. - Lập Sơ đồ tư duy hòa điệu với bản năng khát khao tụ điền chỗ khuyết và tìm sự hoàn thiện của bộ não, nhờ đó khôi phục bản năng hiếu học. - Giúp chúng ta dễ dàng tổng kết, khái quát tất cả các kiến thức, có thể kiến thức trong một phần, một bài, một chương ... => Tóm lại: Bản đồ tư duy sẽ giúp người học: 4. Cách lập Bản đồ tư duy: (Trên PM iMindMap và trên giấy) - Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn. - Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. - Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,.... bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng. - Mỗi từ / ảnh / ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ - Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,...) - Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều. - Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm II. Các cách ứng dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy vào dạy dạng bài ôn tập, tổng kết – môn Ngữ văn. 1. Tạo chủ đề trung tâm của BĐTD để từ đó học sinh phát triển thêm các nhánh tư duy cấp 1, cấp 2, cấp 3 ... Với mỗi một tiết ôn tập, tổng kết thường có các chủ đề kiến thức cho các phần. Giáo viên chỉ cần đưa từ khóa chủ đề để HS tư duy nhớ lại các kiến thức cũ dưới sự gợi ý, hướng dẫn của GV để HS hoàn thành sơ đồ kiến thức cho chủ đề đó. Ví dụ 1: Khi dạy tiết 54 - 55: Ôn tập truyện dân gian (lớp 6) Trước tiên GV có thể sơ đồ khái quát nội dung ôn tập về truyện dân gia để HS nắm được các nội dung cần ôn. * Mục I: Định nghĩa về các thể loại truyện dân gian GV nên tạo một sơ đồ gốc có chủ đề và các nhánh cấp 1 (nhánh câm – tên các loại truyện dân gian) để HS điền vào và phát triển thêm các nhánh cấp 2, cấp 3 ... (khái niệm của các loại truyện dân gian, đặc điểm, tên văn bản ...) * Mục IV: So sánh các thể loại truyện dân gian 2. Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực: PP DH nhóm, PP vấn đáp, PP trò chơi ... với kĩ thuật Bản đồ tư duy: GV có thể sử dụng bản đồ tư duy có chủ đề và nhánh cấp 1, cho HS thảo luận nhóm, thi vẽ sơ đồ tư duy giữa các nhóm trên giấy căng lên bảng. Ví dụ: Khi dạy tiết 156: Ôn tập về truyện (Lớp 9) Phần 2. Đời sống và con người Việt Nam trong các truyện. Thảo luận nhóm: 4 phút * Nhiệm vụ: phát triển sơ đồ tư duy (với các câu hỏi gợi ý trong phiếu học tập), vẽ vào bảng phụ nhóm -> căng lên bảng. * Câu hỏi: ? 1. Sắp xếp các tác phẩm truyện theo các thời kì lịch sử ? (vẽ thêm nhánh cấp 2) ? 2. Cho biết mỗi tác phẩm có nhân vật tiêu biểu nào ? (vẽ thêm nhánh cấp 3) ? 3. Những nét tính cách nổi bật của mỗi nhân vật ? (vẽ thêm nhánh cấp 4 – nhánh cấp 4 có thể là hình tròn, hình lá cây, đám mây, quả trám ...) (Lựa chọn các gợi ý về tính cách của mỗi nhân vật để điền vào nhánh cấp 4) ? 4. Nhận xét khái quát phẩm chất chung của các nhân vật (phẩm chất của con người Việt Nam qua các giai đoạn) ? 3. Tạo liên kết từ các nhánh cấp 2 của Bản đồ tư duy tới các bài tập (hoặc sơ đồ hóa các bài tập) - Nếu là bài tập dài thì tạo liên kết tới các Slai khác để làm bài tập - Nếu là bài tập ngắn có thể giải bài tập rồi điền vào các nhánh cấp 2, 3 của BĐTD. Ví dụ: Tiết 150 – 151: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (Lớp 9) Dạy phần A – TỪ LOẠI, mục I. Hệ thống từ loại tiếng Việt. 4. Tạo Bản đồ tư duy câm (để trống các nhánh cấp 1, 2, 3 ...) để kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài. Ví dụ: Dạy tiết 127: Ôn tập phần Tập làm văn (Lớp 7) Để củng cố khả năng ghi nhớ đặc điểm của văn biểu cảm, GV dùng sơ đồ tư duy dưới dạng câm để HS điền vào. C. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Đừng ngộ nhận sử dụng Bản đồ tư duy là đổi mới phương pháp dạy học. Cũng như CNTT, Bản đồ tư duy chỉ là phương tiện trong quá trình dạy học. - Không nên quá cực đoan cho rằng BĐTD có thể giúp người học tất cả. Trên cơ sở những kiến thức được hệ thống hoá, sơ đồ hoá, người học còn phải biết thực hành ngôn ngữ băng việc đọc, nói và viết. - Phải biết kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong một tiết dạy, nhất là tiết ôn tập, tổng kết thường khô khan và khó. - HS khi tạo BĐTD không nên: Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng, ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết, thao tác vẽ phải nhanh và khoa học. - Những đơn vị kiến thức dài có thể tóm lược lại bằng sơ đồ tư duy cho ngắn gọn, dễ nắm bắt. D. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Kết luận: - Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy ở một số bài cho thấy: Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV, có thể vận dụng nó cho các dạng bài khác nhau trong môn Ngữ văn và các bộ môn khác. - Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. II. Kiến nghị: - Để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến nghị cấp lãnh đạo, Phòng Giáo Dục tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng để các giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. - Các Đ/c cùng chuyên môn có thể chia sẻ bài soạn có kĩ thuật BĐTD và đưa lên Cổng thông tin của ngành để GV khác tham khảo.
Tài liệu đính kèm: