Chuyên đề Vấn đề sử dụng câu hỏi trong đề kiểm tra học kì và cách ra đề kiểm tra học kì

Chuyên đề Vấn đề sử dụng câu hỏi trong đề kiểm tra học kì và cách ra đề kiểm tra học kì

Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là một nguyên lí dạy học được đặt ra từ rất lâu vì tính ưu việt của nó. Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các tình huống có vấn đề đã khơi dậy sự tò mò tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, chất lượng , hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều.

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vấn đề sử dụng câu hỏi trong đề kiểm tra học kì và cách ra đề kiểm tra học kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thảo luận
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG
CÂU HỎI TRONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
VÀ CÁCH RA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
I. Đặt vấn đề
Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là một nguyên lí dạy học được đặt ra từ rất lâu vì tính ưu việt của nó. Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các tình huống có vấn đề đã khơi dậy sự tò mò tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, chất lượng , hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều.
 	Việc dạy học theo phương pháp nêu vấn đề mặc dù là yêu cầu bức thiết được đặt ra từ rất lâu song đến nay vẫn có tính chất thời sự và là một câu chuyện dài. Bởi vì để thực hiện nó hiệu quả không phải là đơn giản mà liên quan đến nhiều yếu tố: tâm huyết của người thầy, ý thức học tập của học trò, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đời sống của người thầy
Hệ thống câu hỏi trong dạy học có ý nghĩa cực kì quan trọng để cho bài giảng thực sự tạo được tình huống có vấn đề từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Tương tự, hệ thống câu hỏi trong đề kiểm tra định kì, đặc biệt là trong đề kiểm tra học kì. Để xây dựng được một hệ thống câu hỏi đạt yêu cầu đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, cân chỉnh, rút kinh nghiệm qua soạn bài, qua sự thể hiện ở các giờ lên lớp, qua nhiều năm công tác.
Điều quan trọng nhất là đưa ra được các câu hỏi cần thiết vừa đủ, có chất lượng, có tác dụng thiết thực tạo được các tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của học sinh khám phá kiến thức, nếu chịu khó tìm tòi, cân nhắc chúng ta vẫn có cơ hội đưa ra được một số câu hỏi tạo tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả đề kiểm tra.
II. Nội dung:
1. Những chú khi ra đề kiểm tra:
 Chương trình giáo dục đào tạo nào cũng có phần kiểm tra đánh giá (KTĐG) Người học. Chỉ có thông qua kiểm tra đánh giá mới nắm được người học có đủ năng lực trình độ để theo được chương trình đào tạo đó hay không. Trong quá trình đào tạo, người dạy chỉ có thông qua các hình thức KTĐG mới biết được kết quả quá trình giảng dạy đã tác động đến người học như thế nào? Kết thúc chương trình đào tạo bao giờ cũng có hình thức KTĐG để xem xét kết quả trình độ người học đã đạt được so với mục tiêu của chương trình; Đồng thời cũng để đánh giá kết quả của người dạy có phù hợp người học, có giúp người học đạt được mục tiêu của chương trình đã đề ra? Vì thế khoa học KTĐG đã ra đời từ rất sớm, nó cũng phát triển như nhiều ngành khoa học giáo dục khác. Rất tiếc ở nước ta những thành tựu nghiên cứu này chưa đến với người học, người dạy và người quản lý giáo dục.
Do đó chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay chưa như chúng ta mong muốn, có một phần đáng kể do khoa học KTĐG chưa được chúng ta vận dụng đúng quy luật, chưa thực hiện đúng bản chất của khoa học KTĐG.
Người học phải luôn nhận thức chỉ có thông qua KTĐG mới khẳng định được kết quả học tập. Người học phải thấy quá trình được KTĐG và tự KTĐG là quá trình tất yếu người học phải thực hiện. Từ kết quả KTĐG mà có kế hoạch tự hoàn thiện nâng cao kết quả học tập. Nếu người học luôn chỉ muốn đạt điểm cao, muốn có bằng cấp một cách dễ dàng, thì sẽ tìm cách gian lận để có bằng, có điểm. Hiện nay ta đã thấy được tác hại lâu dài của cách học này và đã dùng phong trào "Hai không với bốn nội dung" để giải quyết.
Còn người dạy cũng phải nhận thức được chỉ có hoàn thiện khâu KTĐG sau mỗi bài dạy, mỗi một chương trình, người dạy phải tìm cách đánh giá kết quả người học để từ đó rút kinh nghiệm xem phương pháp dạy có phù hợp với người học, có mang lại kết quả cho người học theo mục tiêu chương trình quy định? Không thể có tình trạng người dạy thờ ơ với kết quả của người học; đánh giá đúng kết quả của người học là hình thức gián tiếp đánh giá kết quả của người dạy. Do đó người dạy phải có ý thức nắm chắc khoa học KTĐG; Vận dụng đúng quy luật của nó để thúc đẩy, giúp đỡ người học có động lực đúng đắn trong học tập. Cách cho điểm kiểm tra của mỗi người dạy đối với người học có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ mang tính khoa học mà thật sự nó còn là nghệ thuật sư phạm. Nhiều giáo viên tài năng biết thông qua các hình thức kiểm tra vừa sức với người học đã khích lệ người học, động viên, tạo niềm tin cho người học vượt qua những rào cản trong quá trình nhận thức. Người dạy giỏi là người biết vận dụng 6 thang bậc đánh giá của Bloom (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, sáng tạo) đề ra những câu hỏi khác nhau không chỉ hỏi những câu hỏi nặng về ghi nhớ (học thuộc lòng) chỉ chép lại những điều thầy cô và sách đã dạy, mà phải chú ý nhiều đến những loại câu hỏi để xem người học có hiểu, có vận dụng để đi đến trả lời được những câu hỏi "sáng tạo" theo cách phân tích tổng hợp. Người dạy không chỉ làm việc nhồi nhét kiến thức mà chủ yếu phải rèn tư duy, rèn luyện cho người học biết thường xuyên vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Đó là mục đích cao cả của việc học. Thời đại thông tin truyền thông đa phương tiện phát triển, chúng ta không nên máy móc bắt người học phải thuộc, phải nhớ những kiến thức mà bất cứ lúc nào bật máy tính là có thể giải quyết được. Nhưng tư duy không biết rèn luyện, người học không có khả năng tự học, khả năng tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức, lúc nào cũng chờ người khác làm sẵn rồi coppy theo thì không bao giờ chúng ta có một nền giáo dục có chất lượng cao.
Với các cấp quản lý giáo dục cũng phải xem trọng khoa học KTĐG, vận dụng đúng quy luật của nó để đánh giá đúng người học, người dạy, giúp họ điều chỉnh theo đúng các mục tiêu, yêu cầu của chương trình. Lâu nay ta đã không làm theo đúng tinh thần này, đã để người học tìm cách học tập theo kiểu bớt xén, người dạy chạy theo "Thành tích ảo". Đến nay ta phải dùng khẩu hiệu "Hai không" để điều chỉnh, để có trạng thái "Học thật", "Dạy thật" và đánh giá phải đúng thực chất.
Tuy vậy trong quá trình ra đề kiểm tra chúng ta cần chú ý:
- Việc tổ chức KTĐG phải đúng với từng địa bàn, khu vực có hoàn cảnh khác nhau để đi đến đánh giá đúng thực chất người học, để từ đó người dạy có sự điều chỉnh giúp đỡ người học. Hiện nay có tình trạng nhiều giáo viên lên mạng lấy đề kiểm tra hoặc xin đề của nhiều trường khác về in ra để kiểm tra học sinh. Do đó có tình trạng nhiều học sinh đã không đạt được kết quả cao trong thi cử.
- Thứ hai, do việc học của học sinh hiện nay yếu kém nên chúng ta chỉ tập trung ra các loại đề chỉ đánh giá kiến thức ở mức độ trung bình (Biết, hiểu và một chút áp dụng), còn những câu hỏi ở các mức vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học ta còn né tránh. Đây là cách KTĐG hữu khuynh, tiếp tục khuyến khích người học, người dạy không nâng cao trình độ một cách thực chất, khuyến khích lối học thuộc lòng, học chết "học chỉ để biết".
Đặc biệt hình thức kiểm tra, hiện nay lại chủ yếu đổ dồn vào thi trắc nghiệm khách quan cho nhiều bộ môn. Trắc nghiệm khách quan là hình thức KTĐG rất khoa học, đánh giá chính xác cho tất cả những ai biết "học thật", "dạy thật". Nó có thể đánh giá đầy đủ các năng lực của người học theo đúng 6 bậc nhận thức của B.Bloom nhưng rất tiếc, khoa học về đánh giá theo TNKQ ta mới phát triển được 3 năm nay, số đông giáo viên của tất cả các cấp học phổ thông đều chưa nắm rõ bản chất, đặc điểm, quy luật của hình thức KTĐG theo phương pháp TNKQ. Ra đề tự luận lâu nay ta đã làm quen, còn đề KTĐG bằng TNKQ, không phải giáo viên nào cũng làm được, nếu không tâm huyết và sự cố gắng tìm hiểu trong quá trình ra đề sẽ dẫn đến tình trạng người dạy chỉ tập trung dạy kiểu "Nhận dạng kiến thức" để biết đúng sai, còn các kỹ năng tư duy, diễn đạt đều để lại. Do đó học sinh chỉ làm việc "đoán mò", "tô đen" những kỹ năng diễn đạt, những thao tác tư duy không được thể hiện để giáo viên uốn nắn đánh giá. Do đó cách thi TNKQ chỉ có thể vận dụng không quá 50% mỗi bài kiểm tra, mỗi bài thi cho mỗi môn.
2. So sánh một vài ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kiểm tra bằng hình thức Trắc nghiệm khách quan và hình thức tự luận
Trắc nghiệm khách quan
Tự luận
Chấm bài nhanh, chính xác và khách quan.
Chấm bài mất nhiều thời gian, khó chính xác và không khách quan.
Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra.
Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. Cách chấm bài duy nhất là giáo viên phải đọc bài làm của học sinh.
Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong một khoảng thời gian ngắn.
Mất nhiều thời gian để tiến hành kiểm tra trên diện rộng.
Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian, thậm chí sử dụng các phần mềm để trộn đề.
Biên soạn không khó khăn và tốn ít thời gian.
Bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức và kĩ năng của học sinh, tránh được tình trạng học tủ, dạy tủ.
Bài kiểm tra chỉ có một số rất hạn chế câu hỏi ở một số phần, số chương nhất định nên chỉ có thể kiểm tra được một phần nhỏ kiến thức và kĩ năng của học sinh , dễ gây ra tình trạng học tủ, dạy tủ.
Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chính xác.
Học sinh khó có thể tự đánh giá chính xác bài kiểm tra của mình.
Không hoặc rất khó đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy của học sinh để đi đến câu trả lời.
Có thể đánh giá được khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ và quá trình tư duy của học sinh để đi đến câu trả lời.Thể hiện ở bài làm của học sinh
Không góp phần rèn luyện cho HS khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình. Học sinh khi làm bài chỉ có thể chọn câu trả lời đúng có sẵn. 
Góp phần rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình.
Sự phân phối điểm trải trên một phổ rất rộng nên có thể phân biệt được rõ ràng các trình độ của HS.
Sự phân phối điểm trải trên một phổ hẹp nên khó có thể phân biệt được rõ ràng trình độ của học sinh.
Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của học sinh trong một phạm vi xác định, do đó hạn chế việc đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh.
HS có điều kiện bộc lộ khả năng sáng tạo của mình một cách không hạn chế, do đó có điều kiện để đánh giá đầy đủ khă năng sáng tạo của học sinh.
Với những yêu khuyết điểm của cả hai phương pháp kiểm tra trên, chúng ta cần kết hợp hai phương pháp kiểm tra trong cùng một đề thi. Và chúng tôi đưa ra quy trình ra một đề kiểm tra như sau:
Yêu cầu của đề kiểm tra học kì:
- Nội dung bao quát chương trình đã học.
- Đảm bảo mục tiêu dạy học.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phù hợp với thời gian kiểm tra.
- Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.
Tiêu chí của đề kiểm tra:
- Nội dung không nằm ngoài chương trình.
- Nội dung rải đều trong chương trình học kì.
- Có nhiều câu hỏi trong một đề và có nhiều đề khác nhau trong một lớp.
- Tỉ lệ điểm giành cho các mức độ nhận thức so với tổng điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng bộ môn; đảm bảo tỉ lệ chung như sau: Nhận biết 40%; Thông hiểu 40%; Vận dụng 20%.
- Các câu hỏi của đề được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ yêu cầu của đề.
- Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm giành cho nó.
Quy trình ra đề kiểm tra:
- Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra: Trước khi ra đề, cần đối chiếu với mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách quan trình độ học sinh, đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
- Thiết lập bảng hai chiều: Lập bảng có hai chiều, trong đó một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra; Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng; Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra; Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức để đảm bảo việc phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn dựa trên nguyên tắc mức độ nhận thức cơ bản nên có tỉ lệ điểm cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác; Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều: Xác định thời gian, số điểm tương ứng cho từng phần; Xác định số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ô của bảng hai chiều.
Chúng ta cần lưu ý: Câu hỏi phải đa dạng; Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hình thức câu hỏi, số điểm và thời gian dành cho ô tương ứng trong bảng hai chiều; Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có số điểm như nhau, không phụ thuộc vào mức độ khó, dễ của từng câu.
- Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều: Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
- Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm: Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. Điểm các câu trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (theo quan hệ tỉ lệ thuận).
III. Ví dụ cụ thể
Sau đây là một ví dụ về cách ra đề kiểm tra học kì II: Môn Sinh học lớp 9:
1. Ma trận:
Nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CHƯƠNG IV
(Phần I)
Câu 4
1,0
1 câu
1,0
Chương I
Câu 1
1,5
Câu 2.1, 2.8
0,5
3 câu
2,0
Chương II
Câu 2.2
0,25
Câu 3.2
0,5
Câu 7
2,0
3 câu
2,75
Chương III
Câu 2.7
0,25
Câu 2.3, 2.4
0,5
Câu 5
1,5
4 câu
2,25
Chương IV
Câu 2.6, 2.5
0,5
Câu 3.1
0,5
Câu 6
1,0
4 câu
2,0
Tổng
5 câu
2,5
6 câu
2,0
3 câu
4,5
1 câu
1,0
15 câu
10,0
2. Đề bài:
A. Trắc nghiệm khách quan:
1-(1,5đ) Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A
Quan hệ
Đặc điểm
1. Cộng sinh
a) Sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài.
2. Hội sinh
b) Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máutừ sinh vật đó.
3. Cạnh tranh
c) Gồm động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ
4. Kí sinh
d) Sự hợp tác có lợi giữa hai loài sinh vật.
5. Sinh vật ăn sinh vật
e) Khi nguồn sống không đủ cho sinh vật, các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau
6. Hợp tác cùng loài
f) Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi, bên kia không có lợi cũng không có hại.
2-(2đ) Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Quan hệ giữa các sinh vật trong các ví dụ sau, đâu là quan hệ cộng sinh?
Sâu bọ sống trong tổ kiến và tổ mối.
Trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Tảo, tôm và cá sống trong hồ nước
Câu 2. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới là:
Quẫn xã sinh vật.
Quần thể sinh vật.
Hệ sinh thái.
Tổ sinh thái.
Câu 3. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hậu quả xấu là:
Khai thác khoáng sản.
Săn bắt động vật hoang dã.
Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt.
Chăn thả gia súc.
Câu 4. Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường là:
A. Các chất thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, bụi bặm do nham thạch của núi lửa.
B. Các chất bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ và lũ lụt.
C. Các chất thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, chất bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ.
D. Các chất thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, chất bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ, bụi bặm do nham thạch của núi lửa và lũ lụt.
Câu 5. Trong các tài nguyên sau, tài nguyên nào là tài nguyên tái sinh?
Khí đốt thiên nhiên.
Nước.
Than đá.
Bức xạ mặt trời.
Câu 6. Tài nguyên vĩnh cửu là:
Nước.
Đất.
Gió.
Dầu lửa.
Câu 7. Nguyên nhân phá hoại nhiều nhất đến hệ sinh thái biển là:
Săn bắt quá mức động vật biển.
Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
Phá rừng ngập mặn để xây dựng các khu du lịch.
Các chất thải công nghiệp theo sông đổ ra biển.
Câu 8. Vi khuẩn sống ở ruột già người có mối quan hệ:
Cộng sinh hoặc cạnh tranh.
Kí sinh hoặc cộng sinh.
Kí sinh hoặc cạnh tranh.
Kí sinh hoặc sinh vật ăn sinh vật khác.
3-(1đ) Chọn cụm từ thích hợp trong số các cụm từ cho sẵn để điền tiếp vào những chỗ trống () trong câu sau:
Câu 1. Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là tài nguyên không tái sinh như 
A. Quặng sắt;	B. Đất;	C. Gió;	D. Năng lượng thủy triều.
Câu 2. Đặc trưng của quần thể là: Đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và .
A. Tỉ lệ sinh sản;	B. Mật độ quần thể; C. Tỉ lệ tử vong;	 D. Độ đa dạng.
B. Tự luận (5,5đ)
	4. (1đ) Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ.
	5. (1,5đ) Trình bày hậu quả của việc chặt phá rừng.
	6. (1đ) Theo em, nguồn năng lượng chủ yếu trong tương lai của con người là gì? Giải thích vì sao.
	7. (2đ) Thế nào là mật độ quần thể? Mật độ quần thể tăng hay giảm phụ thuộc vào những yếu tố nào, Cho ví dụ?
3. Đáp án và biểu điểm:
A. Trắc nghiệm khách quan:
	1. (1,5đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ: 1.d; 2.f; 3.e; 4.b; 5.c; 6.a
	2. (2đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ: 1.A; 2.B; 3.C; 4.C; 5.B; 6.C; 7.D; 8.B.
	3. (1đ) Mỗi ý đúng được 0,5đ: 1.A; 2.B.
B. Tự luận (5,5đ)
4. (1đ) Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai.
Muốn duy trì ưu thế lai, ta sử dụng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép)
5. (1,5đ) Mỗi ý đúng được 0,5đ:
Hậu quả của việc chặt phá rừng:
- Làm mất nguồn gen quý giá.
- Mất cân bằng sinh thái, gây xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán.
- Gây khó khăn trong việc điều hòa khí hậu, chặt phá rừng ảnh hưởng xấu đến khí hậu trái đất, đe dọa cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
6. (1đ) Nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều; Nó không gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng mà còn cho ta hiệu quả cao. Hơn nữa, một số nguồn năng lượng phổ biến hiện nay dần cạn kiệt như dầu lửa, khí đốt, than đá.
7. (2đ) Mật độ quàn thể là số lượng hay khối lượng sinh vật trong một đơn vị diện tích hay thể tích (0,5đ)
Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Theo thời gian (theo mùa, năm). Cho ví dụ.
- Theo chu kì sống của sinh vật. Cho ví dụ.
- Các điều kiện khác như thức ăn, nơi ởCho ví dụ.
Trong điều kiện một bài viết ngắn gọn, không thể trình bày hết được những vấn đề cần giải quyết của bộ môn khoa học KTĐG và cách ra đề kiểm tra học kì. Chúng tôi hy vọng những vấn đề cơ bản chúng tôi đề cập sẽ được người học, người dạy và các nhà quản lý giáo dục quan tâm để điều chỉnh cách dạy, cách học và cách tổ chức KTĐG sao cho khoa học, sát thực tế giáo dục huyện nhà mang lại hiệu quả, chất lượng cho hệ thống giáo dục phổ thông cơ sở.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE THAO LUẠN NHOM.doc