Dạy và học tập làm văn lớp 8 ở trường THCS

Dạy và học tập làm văn lớp 8 ở trường THCS

A . TÊN ĐỀ TÀI:

DẠY VÀ HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài

Theo Bộ Giáo dục và đào tạo điều chỉnh chương trình và sách giáo khoa bậc THCS thì chương trình ngữ văn lớp 8 có sự lặp lại và nâng cao hơn.Vì vậy, người giáo viên đứng lớp phải nắm được một số lưu ý khi dạy nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS

Thực tế học sinh bậc lớp 8THCS, phần lớn không nhận ra sự lặp lại và nâng cao của sách giáo khoa .Nếu nhận ra sự lặp lại của chương trình thì không nhận thấy yêu cầu nâng cao của việc học và làm tập làm văn .

Chất lượng học và làm các bài tập làm văn của học sinh còn thấp

Nămg lực vận dụng lý thuyết vào bài làm chưa cao, khả năng sáng tạo còn thấp.

Học sinh chưa thích môm tập làm văn.

2/Nhiệm vụ đề tài

Giúp giáo viên và học sinh học đúng theo phương pháp.

Từng bước nâng cao chất lượng học tập môn học, để từ đó tác động tích cực đến việc nâng cao các môn học khác , từng bước trang bị kiến thức toàn diện toàn diện cho hoc sinh ở trường hoc cũng như cuộc sống xã hội.

 

doc 49 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy và học tập làm văn lớp 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . TÊN ĐỀ TÀI: 
DẠY VÀø HỌC TẬP LÀM VĂN LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài 
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo điều chỉnh chương trình và sách giáo khoa bậc THCS thì chương trình ngữ văn lớp 8 có sự lặp lại và nâng cao hơn.Vì vậy, người giáo viên đứng lớp phải nắm được một số lưu ý khi dạy nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS
Thực tế học sinh bậc lớp 8THCS, phần lớn không nhận ra sự lặp lại và nâng cao của sách giáo khoa .Nếu nhận ra sự lặp lại của chương trình thì không nhận thấy yêu cầu nâng cao của việc học và làm tập làm văn .
Chất lượng học và làm các bài tập làm văn của học sinh còn thấp 
Nămg lực vận dụng lý thuyết vào bài làm chưa cao, khả năng sáng tạo còn thấp.
Học sinh chưa thích môm tập làm văn.
2/Nhiệm vụ đề tài 
Giúp giáo viên và học sinh học đúng theo phương pháp.
Từng bước nâng cao chất lượng học tập môn học, để từ đó tác động tích cực đến việc nâng cao các môn học khác , từng bước trang bị kiến thức toàn diện toàn diện cho hoc sinh ở trường hocï cũng như cuộc sống xã hội.
a.Nhiệm vụ của việc dạy và học những nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS
Dạy phần “Khái quát về văn bản”
Dạy phần “Văn bản tự sư”
Dạy phần “Văn bản thuyết minh”
Dạy phần “Văn bản nghị luận”
Dạy phần “Văn bản điều hành”
b. Cơ sở của việc dạy và học những nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS
Tài liệu sách giáo khoa, phân phối chương trình Ngữ văn lớp 8
c.Học sinh có ý thức sử dụng đúng kiểu văn bản . Trong văn bản, ngoài phương thức biểu đạt chính của văn bản, học sinh cần phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác để nâng cao hiệu quả giao tiếp .
3/Những phương pháp và cách thức thực hiện việc dạy và học những nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS
	Dùng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy các kiểu văn bản
4/ Thời gian tiến hành nghiên cứu chuyên đề
	-Các tài liệu , sách giáo khoa môn Ngữ văn bậc THCS.
	-Thời gian tiến hành :Bắt đầu từ năm học 2004 - nay.
	-Đối tượng nghiên cứu : Học sinh trường THCSNguyễn Huệ.
PHẦN II : KẾT QUẢ
1/ Thực trạng việc dạy và học những nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS
Các nội dung cơ bản của tập làm văn trong ngữ văn 8:
Khái quát về văn bản
Tóm tắt văn bản tự sự
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Văn bản thuyết minh
Văn bản nghị luận
Nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Văn bản điều hành .
2/ Một số lưu ý khi dạy nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS
a-Dạy phần “Khái quát về văn bản”
 Đến lớp 8, Học sinh được học thêm một số đặc điểm chung về văn bản như : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản; bố cục của văn bản; xây dựng đoạn trong văn bản; chuyển đoạn văn trong văn bản. Khi thực hiện các tiết học này, giáo viên cũng càân tạo điều kiện để học sinh tái hiện được những gì đã biết về đặc điểm và cách tạo lập văn bản ở chương trình lớp 6, 7, từ đó hiểu được vai trò, ý nghĩa của chủ đề, bố cục và đoạn trong văn bản. Đây cũng là những kiến thức quan trọng tạo tiền đề cho các em có khả năng tạo lập được những văn bản có chủ đề rõ ràng, bố cục rành mạch, hợp lí, các đoạn trong văn bản có tính liên kết và mạch lạc, từ bỏ thói quen xấu-không quan tâm tới những vấn đề này khi tạo lập văn bản. Từ tiểu học, học sinh đã hiểu và được luyện tập viết văn bản có đầy đủ bố cục 3 phần(mở bài, thân bài, kết luận) nhưng trong thực tế, cũng có những văn bản không có đủ 3 phần này, giáo viên lưu ý điều này cho học sinh để các em không lúng túng khi tiếp nhận những văn bản không có đầøy đủ bố cục 3 phần. Cũng cần nhấn mạnh rằng: nếu như chủ đề cho thấy linh hồn của văn bản , bố cục cho thấy cấu trúc của văn bản thì sự bố trí các đoạn văn trong văn bản lại cho thấy sự tuần tự, tiếp nối trong sắp xếp các phần của văn bản; một văn bản có mạch lạc không thể không có sự liên kết chặt chẽ các đoạn với nhau. Vì thế, chủ đề, bố cục và sự liên kết các đoạn là những yêu cầu có quan hệ mật thiết, ràng buộc và không thể thiếu trong văn bản và nhất là trong tạo lập văn bản.
b-Dạy phần “Văn bản tự sư”ï:
 Ở lớp 8, học sinh được học mở rộng hơn một số đặc điểm và yêu cầu về văn tự sự như: tóm tắt tác phẩm tự sự, vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự; luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, đánh giá; lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, đánh giá; kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu ỷa và biểu cảm. Học sinh có thể biết được đâu là những sự việc, tình tiết chính (cốt lõi) của một tác phẩm tự sự và từ đó có thể tóm tắt và truyền đạt lại sự việc đó theo những yêu cầu khác nhau. Học sinh có thể tạo lập được những bài văn tự sự có sự đan xen hoặc kết hợp với miêu tả, đánh giá theo những yêu cầu khác nhau.
 Kiểu bài tự sự kể người, kể việc, kể lại những cảm xúc trong tâm hồn là dạng bài không có gì xa lạ, thuộc dạng bài văn chuyện đời thường học sinh đã được luyện tập từ những lớp trước.Giáo viên lưu ý rằng, kiểu bài này cho phép có yếu tố tưởng tượng, hư cấu để câu chuyện thêm hấp dẫn nhưng chỉ được dùng ở mức độ vừa phải và không được thay đổi tính chân thực của câu chuyện. Người viết cần biết chọn lọc và sắp xếp các tình tiết, diễn biến câu chuyện sao cho nghệ thuật, có dụng ý. Mục đích cuối cùng là làm cho câu chuyện kể trở nên sâu sắc và có tác dụng giáo dục tình cảm tốt đẹp cho con người.
 Dạng đề tạo lập bài văn tự sự trong Ngữ văn 8 tương đối phong phú (8 đề) và được chia thành 2 nhóm theo những yêu cầu cụ thể khác nhau:
 Bài viết số 1: Nhóm đề tự sự kể người, kể việc, kể lại những cảm xúc của chính bản thân (ví dụ: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.) mà học sinh đã chứng kiến hoặc trải nghiệm. Vì thế các sự kiện , sự việc được kể phải có tính chân thật, hợp lí, có sự phối hợp với những nhận xét , đánh giá của cá nhân.
 Bài viết số 2: Nhóm đềø tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá kể người, kể việc, hoặc một vấn đề văn học theo những ngôi kể khác nhau( ví dụ: kể lại kỉ niệm đáng nhớ về một con vật nuôi, kể lại một lần phạm lỗi, đóng vai người chứng kiến kể lại sự việc lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại chuyện lão đã phải bán con chó vàng rất mực yêu quý của mình như thế nào, kể vấn đề về môi trường) Yêu cầu cho những đề bài này cao hơn những đề bài ở bài viết số 1 vì học sinh phải biết kể lại những sự kiện, sự việc trên cơ sở có sự sáng tạo nhất định những tình huống ( hoặc chi tiết) trên cơ sở những gì mình đã chứng kiến và trải nghiệm. Bài viết cũng cần có sự tham gia của những cảm xúc và sự đánh giá cá nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
c-Dạy phần “Văn bản thuyết minh”:
 Đây là kiểu bài mới lần đầu tiên học sinh được gặp trong nội dung phân môn tập làm văn lớp 8. Khác với các loại văn bản khác,văn bản thuyết minh lấy việc trình bày những tri thức khách quan, khoa học nhằm cung cấp những tri thức xác thực, hữu ích là chính. Vì thế, khi tạo lập một văn bản thuyết minh đòi hỏi phải có một vốn tri thức khoa học, khách quan về đối tượng cần thuyết minh. Trong chương trình lớp 8, kiểu bài văn này được bố trí song song với một số văn bản viết theo phương pháp thuyết minh (Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá) trong giờ học văn nhằm giúp học sinh bước đầu có được những kiến thức cơ bản nhất về văn bản thuyết minh. Những văn bản phụ trong nội dung phần văn thuyết minh học sinh biết nhận diện tốt hơn những văn bản thuyết minh tồn tại trong thực tế, hiểu rõ hơn những đặc điểm của một văn bản thuyết minh, yêu cầu và phương pháp thuyết minh, cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, từ đó biết làm và trình bày miệng bài văn thuyết minh tương đối đơn giản có đề tài gần gũi với học sinh. Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả. Bài văn thuyết minh nhìn bề ngoài có vẻ giống như miêu tả, giải thích mà học sinh đã quen thuộc, nhưng thực chất thì khác hẳn. Miêu tả trong nội dung đã học là một yếu tố thuộc loại tự sự, nhằm tái hiện con người, sự vật, làm cho người ta cảm thấy được chúng, còn thuyết minh lại trình bày những tri thức, hiểu biết về con người và sự vật ấy.Giải thích trong thuyết minh một sự vật là trình bày lai lịch, cấu tạo , hoạt động hay tác dụng của sự vật ấy.Giải thích trong nghị luận thực chất là trình bày cách hiểu của người giải thích, còn thuyết minh đòi hỏi cung cấp tri thức về sự vật, hiêïn tượng được thuyết minh, giúp con người có được hiểu biết về đặc trưng , tính chất của sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, đầy đủ và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người.
Để giúp học sinh luyện tập kĩ năng làm văn thuyết minh, cần hướng dẫn các em biết quan sát và tìm hiểu kĩ về đối tượng thuyết minh, xác định phạm vi thuyết minh và sau đó chọn lựa ngôn ngữ để biểu đạt nội dung sao cho thật cô đọng, chính xác đúng theo yêu cầu của một bài văn thuyết minh.
PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN THUYẾT MINH
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH
THUYẾT MINH :
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong thiên nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH.
-Văn bản thuyết minh có tính chất tri thức, khách ... g, thông báo,của người này với người khia, cấp này với cấp khia
YÊU CẦU VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Phải có tri thức, kiến thức về đối tượng cần thuyết minh không có tri thứcthì khôg thể thể làm được văn thuyết minh. (Tri thức có được từ việc học tập tích lũy hằng ngày, từ sách báo)
Phải có hiểu biết về đối tượng thuyết minh: 
-Là cái gì?
-Có đặc điểm tiêu biểu gì?
-Hình thành ra sao?
-Có giá trị, ý nghĩa gì đối với con người?
Muốn có tri thức ta phải:
a.Quan sát: không chỉ là nhìn, xem, mà còn phải xét để phát giện đặc điểm tiêu biểâu.
b.Tra cứu từ điển, sách giáo khoa
c.Phân tích: Đối tượng chia làm mấy bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận ?
Tóm lại : muốn làm tốt văn thuyết minh, học sinh cần phải nắm chắc được :
1.Bản chất của đối tượng thuyết minh
2. Đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh
DÀN BÀI THUYẾT MINH
Học sinh phải rèn luyện thói quen lập dàn bài trước khi bắt tay vào viết bài văn vì coa một dàn bài tốt đã là một đảm bỏa khá chắc chắn cho sự thành công của bài làm.
Goethe đã từng khẳng định:”Tất cả tùy thuộc vào bố cục”.
Phân loại dàn bài : 
1.Dàn bài chung: Thường gồm:
- Những ý chính.
- Những ý phụ.
Dàn bìa chi tiết : thường gồm: 
Những ý chính + các chi tiết của ý chính.
Những ý phụ + các chi tiết của ý phụ .
PHẦN III : KẾT LUẬN
1-Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn dạy và học môn ngữ văn ở trường THCS, cho nên việc dạy và học những nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS không thể không chú ý .
2-Với những khả năng và tư duy, kinh nghiệm giảng dạy bộ môn cóù giới hạn , tôi mong rằng chuyên đề “Dạy và học tập làm văn lớp 8 ở trường THCS “ sẽ góp một phần nhỏ trong việc dạy và học nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS tốt hơn.
3. Trong phạm vi đề tài bản thân chưa đề cập một cách đầy đủ và toàn diện, còn rất nhiều thiếu sót và chưa thoả đáng. Nhưng là một gợi ý bản thân nêu ra để mong sao góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy tập làm văn nói riêng cũng như bộ môn Ngữ văn nói chung. Rất mong được sự góp ý chân tình của quí thầy cô và các bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn
	Quy Nhơn, ngày 02 tháng 11 năm 2009
 Gv bộ môn 
 Đoàn Thị Thúy
b-Dạy phần “Văn bản tự sư”ï:
 Ở lớp 8, học sinh được học mở rộng hơn một số đặc điểm và yêu cầu về văn tự sự như: tóm tắt tác phẩm tự sự, vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự; luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, đánh giá; lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, đánh giá; kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu ỷa và biểu cảm. Học sinh có thể biết được đâu là những sự việc, tình tiết chính (cốt lõi) của một tác phẩm tự sự và từ đó có thể tóm tắt và truyền đạt lại sự việc đó theo những yêu cầu khác nhau. Học sinh có thể tạo lập được những bài văn tự sự có sự đan xen hoặc kết hợp với miêu tả, đánh giá theo những yêu cầu khác nhau.
 Kiểu bài tự sự kể người, kể việc, kể lại những cảm xúc trong tâm hồn là dạng bài không có gì xa lạ, thuộc dạng bài văn chuyện đời thường học sinh đã được luyện tập từ những lớp trước.Giáo viên lưu ý rằng, kiểu bài này cho phép có yếu tố tưởng tượng, hư cấu để câu chuyện thêm hấp dẫn nhưng chỉ được dùng ở mức độ vừa phải và không được thay đổi tính chân thực của câu chuyện. Người viết cần biết chọn lọc và sắp xếp các tình tiết, diễn biến câu chuyện sao cho nghệ thuật, có dụng ý. Mục đích cuối cùng là làm cho câu chuyện kể trở nên sâu sắc và có tác dụng giáo dục tình cảm tốt đẹp cho con người.
 Dạng đề tạo lập bài văn tự sự trong Ngữ văn 8 tương đối phong phú (8 đề) và được chia thành 2 nhóm theo những yêu cầu cụ thể khác nhau:
 Bài viết số 1: Nhóm đề tự sự kể người, kể việc, kể lại những cảm xúc của chính bản thân (ví dụ: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.) mà học sinh đã chứng kiến hoặc trải nghiệm. Vì thế các sự kiện , sự việc được kể phải có tính chân thật, hợp lí, có sự phối hợp với những nhận xét , đánh giá của cá nhân.
 Bài viết số 2: Nhóm đềø tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá kể người, kể việc, hoặc một vấn đề văn học theo những ngôi kể khác nhau( ví dụ: kể lại kỉ niệm đáng nhớ về một con vật nuôi, kể lại một lần phạm lỗi, đóng vai người chứng kiến kể lại sự việc lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại chuyện lão đã phải bán con chó vàng rất mực yêu quý của mình như thế nào, kể vấn đề về môi trường) Yêu cầu cho những đề bài này cao hơn những đề bài ở bài viết số 1 vì học sinh phải biết kể lại những sự kiện, sự việc trên cơ sở có sự sáng tạo nhất định những tình huống ( hoặc chi tiết) trên cơ sở những gì mình đã chứng kiến và trải nghiệm. Bài viết cũng cần có sự tham gia của những cảm xúc và sự đánh giá cá nhân nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
	d-Dạy phần “Văn bản nghị luận”:
 Trên cơ sở những kiến thức và kĩ năng cơ bản về văn bản nghị luận đã học ở lớp 7, phần văn bản nghị luận trong chương trình giúp học sinh nhận thức thêm về sự tồn tại và vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một văn bản nghị luận nhằm nâng cao sức mạnh và hiệu quả thuyết phục của văn bản đó.Để đạt tới đích của văn bản nghị luận, người tạo lập văn bản phải nắm chắc vấn đề, có khả năng sắp xếp các lí lẽ và dẫn chứng đó trong một bố cục hợp lí và chặt chẽ. Trong chương trình phân môn văn học, học sinh đã được tìm hiểu một số VB nghị luận mẫu mực như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Thuế máu, Đi bộ ngao du. Các văn bản này đều thuộc kiểu nghị luận chứng minh, giải thích có kết hợp với bình luận và hội tụ đầy đủ các yếu tố của một tác phẩm nghị luận có bố cục chặt chẽ, có luận đề, luận điểm đưa ra để giải thích, chứng minh và bộc lộ suy nghĩ, bình giá của người viết trước những vấn đề đó. Nội dung học tập này giúp học sinh củng cố những gì các em đã được học về đặc điểm văn nghị luận trong giờ tập làm văn.
 Khi cho học sinh tạo lập văn bản nghị luận,giáo viên chọn một số đề tương đối phù hợp với học sinh, hướng dẫn học sinh hình dung rõ hoàn cảnh giao tiếp ( đối tượng và vấn đề cần thuyết phục ) để học sinh ý thức được nhiệm vụ nghị luận của mình, từ đó biết cách tìm chọn, trình bày dẫn chứng, lí lẽ sao cho thuyết phục.
 	e-Dạy phần “Văn bản điều hành”.
Chương trình ngữ văn 8 chỉ giúp học sinh nắm vững và luyện tập thành thạo cách viết 2 loại văn bản điều hành là tường trình, thông báo đơn giản, thông dụng, thiết thực với lứa tuổi và cuộc sống của các em. Khi dạy các nội dung này, học sinh củng cố những gì đã được học về văn bản hành chính, thông qua các tình huống giao tiếp cụ thể , học sinh tự hiểu và rút ra những bài học và đặc điểm và cách tạo lập từng loại văn bản này; tăng cường luyện tập thực hành cách làm các loại văn bản tường trình, thông báo trong những tình huống đa dạng nhưng hết sức thiét thực của cuộc sống. Cần lưu ý:
 -Văn bản tường trình : Đây là một loại văn bản hành chính được viêùt theo mẫu nhưng nội dung tường trình phải hết sức ngắn gọn, chính xác , trung thực với những gì đã xảy ra. Không thể thiếu mục cam đoan trình bày đúng sự thật của người viết. Học sinh hiểu được khi nào phải viêùt tường trình đặc điểm, mục đích của văn bản tường trình, cách viết tường trình như thế nào.
 - Văn bản thông báo: Chương trình ngữ văn 8 chỉ giúp học sinh hiểu đặc điểm và cách viết một số loại thông báo có nội dung đơn giản, gần gũi với cuộc sống như truyền đạt lại những thông tin cụ thể, những công việcvới học sinh hiểu được các tình huống phải viết thông báo; phân biết sự khác nhau giữa thông báo với báo cáo, đề nghị ; hiểu các mục của thông báo và biết rõ mục nào có thể thiếu và mục nào không thể thiếu. Phần nội dung của báo cáo cần đầy đủ, ngắn gọn, kết quả cần báo cáo phải cụ thể, có số liệu rõ ràng.
 g-Dạy phần Tập làm thơ và hoạt động ngữ văn:
 Chương trình ngữ văn 8 đưa vào hai tiết tập làm thơ bảy chữ nhằm giúp học sinh nắm vững được thể thơ này và nhận ra được những lỗi sai khi làm thơ bảy chữ. Phạm vi luyện tập được giới hạn trong thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những quy tắc về gieo vần, ngắt nhịp và luật bằng trắc. Hoạt động này cũng được hỗ trợ bằng một văn bản thuyết minh về chính thể thơ này trong giờ học về văn bản thuyêt minh trước đó nên cũng khá thuận lợi.
 Trên đây là một số lưu ý khi dạy học tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 . Việc vận dụng định hướng về phương pháp dạy học cần linh hoạt, nhất là đối với giờ tập làm văn .
PHẦN III : KẾT LUẬN
1-Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn dạy và học môn ngữ văn ở trường THCS, cho nên việc dạy và học những nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS không thể không chú ý .
2-Với những khả năng và tư duy, kinh nghiệm giảng dạy bộ môn cóù giới hạn , tôi mong rằng chuyên đề “Dạy và học tập làm văn lớp 8 ở trường THCS “ sẽ góp một phần nhỏ trong việc dạy và học nội dung tập làm văn trong ngữ văn 8, trường THCS tốt hơn.
3. Trong phạm vi đề tài bản thân chưa đề cập một cách đầy đủ và toàn diện, còn rất nhiều thiếu sót và chưa thoả đáng. Nhưng là một gợi ý bản thân nêu ra để mong sao góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy tập làm văn nói riêng cũng như bộ môn Ngữ văn nói chung. Rất mong được sự góp ý chân tình của quí thầy cô và các bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn
	Quy Nhơn, ngày 02 tháng 11 năm 2009
 Gv bộ môn 
 Đoàn Thị Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai skkn 09-10.doc