Đề bài Hãy phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và phát biểu cảm nghĩ về nỗi bất hạnh này của Thúy Kiều

Đề bài Hãy phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và phát biểu cảm nghĩ về nỗi bất hạnh này của Thúy Kiều

Nhân dịp thanh minh trong tiết tháng ba, Kiều cùng hai em đi du xuân

tảo mộ. Trên đường về gặp một nấm mồ hoang, Vương Quan thuật lại tiểu

sử của người đàn bà nằm dưới mồ. Đó là Đạm Tiên – xưa là ca nhi sống làm

vợ khắp người ta nhưng nay thì không ai đoái thương thắp cho nàng một

nén hương. Với bản chất đa cảm, Kiều đã xót xa, thương cảm với số phận

của Đạm Tiên, và cũng từ đó Đạm Tiên như là một người bạn tri kỉ vô hình

để báo cho nàng về số kiếp đoạn trường sẽ diễn ra và kết thúc như thế nào.

Nhưng tiếp đó Thúy Kiều gặp Kim Trọng là bạn đồng môn của Vương

Quan. Mới chỉ qua giao tiếp buổi đầu nhưng tình cảm nẩy nở như tiếng sét

ái tình tình trong như đã mặt ngoài còn e. Ra về, mỗi người đều nảy sinh

mối tình vương vấn, luyến lưu. Kim Trọng nặng lòng tương tư nên đã tìm

nơi trọ ngay mé sau nhà Kiều. Nhờ đó hai người gặp gỡ rồi thề non hẹn ước.

Dưới ánh trăng sáng, hai người quỳ xuống thề thốt với nhau, nhờ trăng làm

chứng cho lời giao ước:

Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai miệng một lời song song

pdf 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài Hãy phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và phát biểu cảm nghĩ về nỗi bất hạnh này của Thúy Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
Nhân dịp thanh minh trong tiết tháng ba, Kiều cùng hai em đi du xuân 
tảo mộ. Trên đường về gặp một nấm mồ hoang, Vương Quan thuật lại tiểu 
sử của người đàn bà nằm dưới mồ. Đó là Đạm Tiên – xưa là ca nhi sống làm 
vợ khắp người ta nhưng nay thì không ai đoái thương thắp cho nàng một 
nén hương. Với bản chất đa cảm, Kiều đã xót xa, thương cảm với số phận 
của Đạm Tiên, và cũng từ đó Đạm Tiên như là một người bạn tri kỉ vô hình 
để báo cho nàng về số kiếp đoạn trường sẽ diễn ra và kết thúc như thế nào. 
Nhưng tiếp đó Thúy Kiều gặp Kim Trọng là bạn đồng môn của Vương 
Quan. Mới chỉ qua giao tiếp buổi đầu nhưng tình cảm nẩy nở như tiếng sét 
ái tình tình trong như đã mặt ngoài còn e. Ra về, mỗi người đều nảy sinh 
mối tình vương vấn, luyến lưu. Kim Trọng nặng lòng tương tư nên đã tìm 
nơi trọ ngay mé sau nhà Kiều. Nhờ đó hai người gặp gỡ rồi thề non hẹn ước. 
Dưới ánh trăng sáng, hai người quỳ xuống thề thốt với nhau, nhờ trăng làm 
chứng cho lời giao ước: 
Vầng trăng vằng vặc giữa trời 
Đinh ninh hai miệng một lời song song 
Nhưng sau đó Kim Trọng phải về quê thọ tang chú ba năm, và gia đình 
Thúy Kiều thì rơi vào cảnh bị bọn bán tơ vu oan, nên nhà cửa tan tác, Vương 
Ông và Vương Quan bị bắt, đánh đập. Lúc này trong nhà chỉ có Thúy Kiều là 
món hàng đắt giá nhất để bán lấy số bạc chuộc cha và em ra khỏi nơi giam 
cầm. Nàng quyết định bán mình, làm xa gần nôn nao nhưng lại không dễ 
dàng thực hiện vì bạn bè thân quen của gia đình không ai dám mua và không 
nỡ mua. Trong lúc đang cần cứu cha và em, chậm một ngày là thêm một 
ngày đau khổ, thời cơ đã đến với kẻ buôn người – Mã Giám Sinh. 
Nếu so với đoạn Kiều gặp Kim Trọng và Kiều gặp Từ Hải, Nguyễn Du 
có hẳn những câu thơ giới thiệu chân dung nhân vật. Còn đối với Mã cũng 
là kẻ đến cưới nàng, nhưng hắn chỉ như một công cụ của số mệnh, của cái 
thế lực đen tối đến gieo tai họa. 
Tên lái buôn này chắc đang lùng sục khắp chợ cùng quê để mua người 
đẹp cho mẹ chủ chứa lầu xanh Tú Bà mà hắn cũng góp phần chung lưng. 
Ta thấy nhà thơ diễn tả hàng loạt lời nói động tác và thái độ vừa của 
mụ mối và của hắn với những câu dấm dẳn nghe trào tiếu đến mức phải 
bật cười: 
Hỏi tên – rằng Mã Giám Sinh 
Hỏi quê – rằng – huyện Lâm Thanh cũng gần 
Cuối cùng thì nhà thơ cũng để cho hắn xuất hiện thực sự với những nét 
ngoại hình khá điển hình. 
Quá niên trạc ngoại tứ tuần 
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao 
Thật ra thì cũng chẳng nên khó tính khi Mã làm đởm mày râu nhẵn nhụi 
áo quần bảnh bao để đóng vai trò hỏi vợ. Nhưng ta muốn đến với cái tài 
tình của nhà thơ là nói thật lại hóa giả, nói trắng lại hóa đen. Bởi vậy nghe 
những từ ấy ta không có hàm ý trang trọng, phản ánh đúng cái bản chất bên 
trong của hắn. 
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: Nguyễn Du có cái tài lột tả cái thần 
của nhân vật chỉ bằng một từ, từ tót trong ngồi tót của họ Mã, cũng như từ 
lẻn tả Sở Khanh, từ ngây tả Hồ Tôn Hiến đã trở thành những nhãn từ trong 
ngôn ngữ truyện Kiều. Ngoại hình, cử chỉ, hành động của Mã Giám Sinh, 
ngày tư khi chưa bước vào cuộc mua bán đã được miêu tả rất khách quan 
nhưng rất chính xác, đó là một kẻ vô giáo dục, một kẻ không đáng tin cậy, 
không lương thiện (bài làm văn học 9). 
Nguyễn Du đã tiếp tục khắc họa nhân vật họ Mã, bằng bút pháp tả thực 
còn sinh động hơn nữa qua cử chỉ, hành động buôn người của hắn: 
Đắn đo cân sắc cân tài 
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ 
Như vậy, dưới con mắt của hắn Thúy Kiều là một món hàng phải ép cái 
này thử cái kia, phải nhấc lên, đặt xuống xoay sở đủ cách như cân, đong, đo, 
đếm như hàng hóa vậy. 
Cuối cùng cái đích của sự mua bán là giá cả, hắn phải hỏi dù với cái 
giọng ngọt xớt giả nhân, giả nghĩa, nhưng kệch cỡm, vụng về: 
Hắn khai: Rằng mua ngọc đến Lam Kiều. 
Hắn hỏi: Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường. 
Sau khi mụ mối định giá, hắn cò kè bớt một thêm hai từ một ngàn lạng, 
hắn chỉ ngã giá có ngoài bốn trăm. 
Thế là cuộc mua bán bẩn thỉu được ngụy trang là lễ vấn danh và hàng 
loạt từ mĩ miều như cánh thiếp, nạp thái, vu quy đều là sự bôi đen lên tấm 
thân nghiêng nước, nghiêng thành. 
Kết thúc tấn bi hài kịch này, Nguyễn Du hạ hai câu thơ như chẳng ăn 
nhập gì với nhau và có lẽ khách quan nhưng thực ra là đáng sợ như hàm 
răng của con cá sấu, là cái nanh vuốt của xã hội bắt đầu thò ra lấy con mồi 
của nó: 
Định ngày nạp thái vu quy 
Tiền lưng đã có, việc gì chẳng xong 
Nghĩa là đến đây số phận nàng Kiều đã được định đoạt bước sang một 
chặng đường đầy chông gai, gian khổ, lưu ly 
Nàng đã rứt ra khỏi vòng tay êm ái của gia đình để vấp vào những hang ổ 
miệng hùm, nọc rắn. Ai có thể lường trước thân phận tài sắc của người con 
gái họ Vương. 
Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: 
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh 
Bốn phương lẳng lặng, hai kinh vững vàng 
Ta có cảm nghĩ đó là cái xã hội êm ấm, thế là giữa thanh thiên bạch nhật 
gia đình họ Vương mắc oan, gỡ cái oan nghiệt này bằng cách bán đứa con 
đầu lòng tài hoa. Đang là cô gái lá ngọc cành vàng, tiết sạch giá trong, bước 
chân vừa mới chạm vào ngưỡng cửa hạnh phúc đã trở thành món hàng giữa 
chợ. Chua xót, bi phẫn cho người con gái chưa từng vào đời mà đã phải ra 
trước mắt người lạ để họ nhìn ngắm một cách sỗ sàng, thậm chí còn ép nọ 
thử kia để không chịu sự vô ý, hớ hênh mà mua đắt dù đó là người đẹp. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_bai_hay_phan_tich_doan_trich_ma_giam_sinh_mua_kieu_va_pha.pdf