Câu 1: (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi, một hôm thằng lớn thở dài nói:
- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.” (Trích Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 205).
Trong số những từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?
Câu 2: (1,0 điểm)
Hãy chỉ rõ trong những từ mượn sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, biên phòng, cà phê, ca nô, mãng xà, mít tinh, gia nô, phê duyệt.
Câu 3: (1,5 điểm)
Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Câu nói trên được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn 9 tập một. Em hãy cho biết nhan đề và tác giả của văn bản này. Câu nói trên đã biểu lộ đức tính gì của nhân vật chính trong văn bản này?
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề chính thức KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: (1,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi, một hôm thằng lớn thở dài nói: - Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.” (Trích Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 205). Trong số những từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lời dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn? Câu 2: (1,0 điểm) Hãy chỉ rõ trong những từ mượn sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, biên phòng, cà phê, ca nô, mãng xà, mít tinh, gia nô, phê duyệt. Câu 3: (1,5 điểm) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ. Câu nói trên được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn 9 tập một. Em hãy cho biết nhan đề và tác giả của văn bản này. Câu nói trên đã biểu lộ đức tính gì của nhân vật chính trong văn bản này? Câu 4: (1,5 điểm) Chép lại khổ thơ thứ ba và khổ thơ thứ năm trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Câu 5: (5,0 điểm) Em hãy kể lại một câu chuyện trong đó em đã thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ người khác (trong bài viết có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm). ------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------- UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CÂU 1: HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 § Lời dẫn trực tiếp: Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt (0,25 điểm). § Lời dẫn gián tiếp: ngày trước, trước kia, đã có thời (0,5 điểm). § Không phải là lời dẫn: về bà tôi (0,25 điểm). CÂU 2: § Từ mượn của tiếng Hán: biên phòng, mãng xà, gia nô, phê duyệt. (0,5 điểm). § Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, cà phê, ca nô, mít tinh. (0,5 điểm). Cách cho điểm: ChỈ cho 0,5 điểm khi nêu đúng và đủ 4 từ; trường hợp thí sinh nêu đúng 1 đến 3 từ: cho 0,25 điểm. CÂU 3: § Nhan đề văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0,25 điểm). § Tác giả văn bản: Nguyễn Dữ (0,25 điểm). § Câu nói trên đã biểu lộ đức tính của nhân vật chính: rất mực hiếu thảo, hết lòng yêu thương chăm sóc mẹ chồng. (1,0 điểm) LƯU Ý: Từ câu 1 đến câu 3: § Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là chính xác, đầy đủ ý. § Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng. CÂU 4: Chép lại chính xác khổ thơ thứ ba và khổ thơ thứ năm trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (theo sách Ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội): (1,5 điểm). § Cách cho điểm: Chép sai 01 từ: trừ 0,25 điểm; viết sai 02 lỗi chính tả: trừ 0,25 điểm. CÂU 5: I. YÊU CẦU CHUNG: 1. Thí sinh kể một câu chuyện có nội dung thể hiện sự quan tâm của bản thân đến người khác. 2. Nắm được phương pháp làm bài văn tự sự; biết kết hợp với các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong bài làm. II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần cơ bản dưới đây: 2.1. Mở bài: nêu khái quát về sự quan tâm đến người khác và giới thiệu câu chuyện của bản thân. 2.2. Thân bài: kể lại một câu chuyện hoàn chỉnh có nội dung thể hiện sự quan tâm giúp đỡ người khác của bản thân. 2.3. Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự quan tâm đến người khác, phát biểu cảm nghĩ của bản thân. LƯU Ý: Học sinh sẽ kể những câu chuyện khác nhau, giáo viên căn cứ vào mức độ hợp lí, thuyết phục, chân thành để đánh giá và cho điểm bài làm. III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM: ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, sâu sắc, giàu sức thuyết phục. - Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. ĐIỂM 2,5: - Hiểu đúng đề bài, bài viết đầy đủ 3 phần nhưng còn sơ lược. - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. ĐIỂM 00,0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
Tài liệu đính kèm: