I-Các thí nghiệm của Menđen
1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng
a. Thí nghiệm
Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản
VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng
F1: Hoa đỏ
F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 Chương I: Các thí nghiệm của Menđen I-Các thí nghiệm của Menđen 1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng a. Thí nghiệm Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản VD: P: Hoa đỏ x Hoa trắng F1: Hoa đỏ F2: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng b. Giải thích Theo Menđen: - Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen). - Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể P thuần chủng. - Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể. => Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng. c. Sơ đồ lai P: AA (Hoa màu đỏ) x aa (Hoa màu trắng) GP: A a F1: Aa (100% Hoa màu đỏ) F1 x F1: Aa (Hoa màu đỏ) x Aa (Hoa màu đỏ) GF1: A , a A , a F2: 1AA : 2Aa : 1aa 3 Hoa màu đỏ : 1 Hoa màu trắng 2. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng a. Thí nghiệm Lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản. P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn F1: Vàng, trơn Cho F1 tự thụ phấn F2: cho 4 loại kiểu hình. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: 9 vàng, trơn 3 vàng, nhăn 3 xanh, trơn 1 xanh, nhăn. b. Giải thích - Từ kết quả thí nghiệm: sự phân li của từng cặp tính trạng đều là 3:1 Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, hạt trơn là trội so với hạt nhăn. - Quy ước gen: A quy định hạt vàng a quy định hạt xanh B quy định hạt trơn b quy định hạt nhăn - Tỉ lệ kiểu hình ở F2 tương ứng với 16 tổ hợp giao tử (hợp tử) => mỗi cơ thể đực hoặc cái cho 4 loại giao tử nên cơ thể F1 phải dị hợp về 2 cặp gen (AaBb), các gen A và a, B và b phân li độc lập và tổ hợp tự do cho 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB, ab. c. Sơ đồ lai Qui ước: - Gen A: Hạt màu vàng - Gen a: Hạt màu xanh - Gen B: Vỏ hạt trơn - Gen b: Vỏ hạt nhăn Sơ đồ lai giữa hai cặp tính trạng: P: Hạt màu vàng, vỏ hạt trơn x Hạt màu xanh, vỏ hạt nhăn AABB aabb GP: AB ab F1: AaBb 100% Hạt màu vàng, vỏ hạt trơn GF: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2: AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb Aabb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb Ta có: Tỉ lệ kiểu gen Tỉ lệ kiểu hình 1 AABB 2 AaBB 2 AABb 4 AaBb 9 Hạt màu vàng, vỏ hạt trơn 1 Aabb 2 Aabb 3 Hạt màu vàng, vỏ hạt nhăn 1 aaBB 1 aaBb 3 Hạt màu xanh, vỏ hạt trơn 1 aabb 1 Hạt màu xanh, vỏ hạt nhăn II-Nội dung các định luật Menđen 1. Định luật phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 2. Định luật phân li độc lập Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng khác. III-Bài tập về lai một cặp tính trạng Ở cà chua, quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Cho cây cà chua thuần chủng quả đỏ thụ phấn với cây cà chua quả vàng. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2. Cho cà chua F1 lai với cây cà chua quả đỏ F2, thu được kết quả như thế nào? Giải Xác định kết quả lai ở F1 và F2 Theo giả thuyết, ta qui ước như sau: + Gen A: Quả đỏ + Gen a: Quả vàng Xác định kiểu gen của P: + Cà chua quả đỏ thuần chủng: AA + Cà chua quả vàng thuần chủng: aa Sơ đồ lai: P: AA (Quả đỏ) x aa (Quả vàng) GP: A a F1: 100% Aa (Quả đỏ) F1 x F1: Aa x Aa GF: A , a A , a F2: A a A AA Aa a Aa aa Tỉ lệ kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1 aa Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng Lai cà chua F1 với cà chua quả đỏ F2 Cà chua quả đỏ F1 có kiểu gen: Aa Cà chua quả đỏ F2 có kiểu gen: AA và Aa Ta có hai sơ đồ lai: + Sơ đồ lai 1: F1 x F2: Aa (Quả đỏ) x AA (Quả đỏ) G: A , a A Thế hệ lai: 1 AA : 1 Aa Kiểu hình: 100% quả đỏ + Sơ đồ lai 2: F1 x F2: Aa (Quả đỏ) x Aa (Quả đỏ) G: A , a A , a Thế hệ lai: 1 AA : 2 Aa : 1aa Kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng Chương II: Nhiễm sắc thể I-Nhiễm sắc thể 1. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST là bộ lưỡng bội kí hiệu là 2n. - Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa 1 NST trong mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa, bộ NST là bộ đơn bội kí hiệu là n. - ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa con đực và con cái ở 1 cặp NST giới tính kí hiệu là XX, XY. - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng. 2. Cấu trúc của nhiễm sắc thể - Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa. + Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V. + Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet. + Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động. + Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn. 3. Chức năng của nhiễm sắc thể - NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền. - NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. II-Cơ chế xác định NST giới tính 1. Nhiễm sắc thể giới tính - Trong các tế bào lưỡng bội (2n): + Có các cặp NST thường. + 1 cặp NST giới tính kí hiệu XX (tương đồng) và XY (không tương đồng). - Ở người và động vật có vú, ruồi giấm .... XX ở giống cái, XY ở giống đực. - Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm.... XX ở giống đực còn XY ở giống cái. - NST giới tính mang gen quy định tính đực, cái và tính trạng liên quan tới giới tính. 2. Cơ chế xác định giới tính - Đa số các loài, giới tính được xác định trong thụ tinh. - Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế xác định giới tính ở sinh vật. VD: cơ chế xác định giới tính ở người. P: 44A + XX x 44A + XY G: 22A + X 22A + X 22A + Y F: 44A + XX 44A + XY - Tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 do số lượng giao tử (tinh trùng mang X) và giao tử (mang Y) tương đương nhau, quá trình thụ tinh của 2 loại giao tử này với trứng X sẽ tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY ngang nhau. Chương III: ADN và gen I-ADN và bản chất của gen 1. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. - ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). - Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. 2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. - Mỗi vòng xoắn cao 34 angtơron gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 angtơron. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung. - Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: + Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia. + Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN: A = T; G = X " A+ G = T + X (A+ G) : (T + X) = 1. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật. 3. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? - ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. - ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu. - Quá trình tự nhân đôi: + 2 mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc. + Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. + 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau. + Kết quả: cấu tạo 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào. (Đây là cơ sở phát triển của hiệ tượng di truyền). - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại 1 nửa (nguyên tắc bán bảo toàn). 4. Bản chất của gen - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. - Bản chất hoá học của gen là ADN. - Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin. 5. Chức năng của ADN - ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin). - ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể. II-Mối quan hệ giữa gen và ARN - Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit trên ARN. III-Prôtêin 1. Cấu trúc của prôtêin - Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O... - Prôtêin thuộc loại đại phân tử. - Prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các axit amin gồm khoảng 20 loại axit amin khác nhau. - Vì prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại aa khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin. + Tính đặc thù của prôtêin do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa quyết định. Sự sắp xếp các aa theo những cách khác nhau tạo ra những phân tử prôtêin khác nhau. - Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian: + Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa. + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo. + Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 còn thể hiện tính đặc trưng của prôtêin. 2. Chức năng của prôtêin - Chức năng cấu trúc của prôtêin. - Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất. - Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất. Ngoài ra prôtêin là thành phần cấu tạo nên kháng thể để bảo vệ cơ thể, chức năng vận động (tạo nên các loại cơ), chức năng cung cấp năng lượng (thiếu năng lượng, prôtêin phân huỷ giải phóng năng lượng). => Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. IV-Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Sơ đồ: Gen → ARN → Prôtêin → Tính trạng - Mối liên hệ: + Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin. + Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể. - Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng: + Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng. V-Bài tập 1. Xác định trình tự mạch bổ sung trong phân tử ADN có cấu trúc một mạch như sau: – A – X – G – A – A – T – X – X – G – 2. Một đoạn mạch ARN có trình tự: – A – U – G – X – U – U – G – A – X – Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. Chương IV: Biến dị I-Các loại đột biến 1. Đột biến gen a. Khái niệm Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleôtit. b. Các dạng đột biến gen - Mất một hoặc một số cặp nucleôtit. - Thêm một hoặc một số cặp nucleôtit. - Thay thế một hoặc một số cặp nucleôtit. - Đảo vị trí một hoặc một số cặp nucleôtit. c. Nguyên nhân phát sinh - Trong tự nhiên: do rối loạn quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể. - Trong thực nghiệm: người ta gây ra các đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí, hóa học. d. Vai trò - Gen bị biến đổi cấu trúc → prôtêin bị biến đổi → kiểu hình bị biến đổi. - Đột biến có hại hoặc có lợi. - Đột biến gen thường là gen lặn, chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở dạng đồng hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến có hại có thể trở thành có lợi. 2. Đột biến cấu trúc NST a. Khái niệm Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi bên trong cấu trúc của NST. b. Các dạng đột biến cấu trúc NST - Mất đoạn NST: do tác nhân đột biến làm mất đi một đoạn NST mang gen. - Đảo đoạn NST: do tác nhân đột biến làm đứt ra một đoạn NST mang gen, đoạn này quay trở lại 1800 gắn vào chỗ bị đứt làm thay đổi vị trí phân bố gen trên NST. - Lặp đoạn NST: do tác nhân đột biến NST được lặp thêm hoặc một số đoạn giống một trong những đoạn vốn có của NST đó. c. Nguyên nhân phát sinh Chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người. d. Vai trò - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó. - Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. 3. Đột biến số lượng NST a. Khái niệm Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST. b. Các dạng đột biến số lượng NST - Thể dị bội: cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Các dạng: + Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1). + Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1) + Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2).... - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội của n gọi là thể đa bội. Các dạng: + Thể đa bội chẵn: 4n, 6n, 12n + Thể đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n c. Nguyên nhân phát sinh - Thể dị bội: + Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. + Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST. - Thể đa bội: + Trong nguyên phân: NST tự nhân đôi nhưng không phân li trong phân bào, do thoi phân bào không xuất hiện → số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội (4n). + Trong giảm phân: do sự không phân li NST trong giảm phân nên tạo ra giao tử 2n, khi thụ tinh với giao tử bình thường (n) → thể đa bội lẻ (3n). d. Vai trò - Thể dị bội: + Gây ra những biến đổi về hình dạng, kích thước + Gây bệnh Đao, Tơcnơ. - Thể đa bội: + Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội " số lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn " kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt. + Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...) + Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu. + Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường. II-Thường biến 1. Khái niệm Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 2. Phân biệt thường biến và đột biến Thường biến Đột biến + Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được. + Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật. + Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được. + Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật. 3. Mối quan hệ giưa kiểu gen – môi trường và kiểu hình Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. + Các tính trạng chất lượngphụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường. 4. Mức phản ứng - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. - Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Tài liệu đính kèm: