Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Sinh học 9 ( 2010 -2011 )

Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Sinh học 9 ( 2010 -2011 )

Câu 1: Phân biệt đột biến gen với đột biến NST:

Câu 2: Phân biệt đột biến với thường biến .

Câu 3: Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trư¬ờng hợp sau:

 a. P: cây quả vàng x cây quả vàng

 b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1171Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 - Sinh học 9 ( 2010 -2011 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I 
SINH 9 ( 2010 - 2011 )
Câu 1: Phân biệt đột biến gen với đột biến NST:
Câu 2: Phân biệt đột biến với thường biến .
Câu 3: Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
	a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
	b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
Câu 4: 
	Một đoạn phân tử ADN có 60.000 nucleotit loại A(ađênin). Số nucleotit loại G (guanin) chỉ bằng 2/3 số nucleotit loại A. Hãy tính:
số nucleotit các loại còn lại (G, X, T).
chiều dài của đoạn ADN trên.
Câu 5: 
 Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Kiểm tra di truyền cho biết cả 2 vợ chồng này đều mang gen đột biến lặn gây ra chúng bệnh trên. Em hãy đưa ra lời khuyên ( tư vấn di truyền ) cho cặp vợ chồng này. Giải thích tại sao lại tư vấn như vậy ?
Câu 6: 
 Một người nông dân trồng 1 đám ngô nếp hạt trắng mong muốn sẽ thu được hoàn toàn nếp hạt trắng. Nhưng khi thu hoạch lại thấy có cả ngô hạt vàng. Em hãy giải thích vì sao có hiện tượng trên. Viết sơ đồ lai kiểm chứng. Biết khu vực này chỉ có duy nhất 1 đám ngô
Câu 7: 
 	Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
gen(ADN) ARN prôtêin tính trạng.
Câu 8: Nêu nguyên nhân sinh ra các tật, bệnh di truyền ở người. Làm thế nào để nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người?
Câu 9: 
 Vì sao trong nghiên cứu di truyền Người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? 
 Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người?
PHẦN 2: CÂU HỎI CHO TỪNG CHƯƠNG
Chương ADN 
Câu 1. Đặc điểm nào của ADN làm cho ADN đa dạng nhưng lại đặc thù?
Câu 2. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
Câu 3. ADN và ARN có điểm nào khác nhau cơ bản?
Câu 4. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng với cơ thể?
Câu 5. Trình bày mối quan hệ ADN (gen) à mARN à Prôtêin.
Chương Biến dị
Câu 1. Thể đa bội khác thể dị bội ở điểm nào?
Chương: Di truyền học về người
Câu 1. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường.
1. Hai người sinh đôi này là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?
2. Người mắc bệnh là gái hay trai? Giải thích?
3. Nếu cặp sinh đôi trên đều mắc bệnh thì ta có thể nói chắc chắn là họ sinh đôi cùng trứng hay không? Giải thích?
4. Nếu cặp sinh đôi trên có cùng giới tính và cùng không mắc bệnh thì làm thế nào để nhận biết họ là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?
	Quy ước: XH Y nam bình thường, Xh Y nam bị bệnh máu khó đông. XH XH nữ bình thường, XH Xh nữ bình thường có mang gen gây bệnh, XhXh nữ bị bệnh.
Câu 2. Một bệnh di truyền ở người có nhất thiết bị truyền cho thế hệ sau hay không? Cho ví dụ.
HƯỚNG DÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I 
SINH 9 ( 2010 - 2011 )
Câu 1: Phân biệt đột biến gen với đột biến NST:
Đột biến gen
Đột biến NST
- Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtit.
- Có những dạng: mất cặp nuclêôtit, thêm cặp nuclêôtit, thay thế cặp nuclêôtit cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác,...
- Là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST trong bộ NST của tế bào.
- Có các dạng: đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,...) và đột biến số lượng NST (dị bội thể, đa bội thể). 
Câu 2: 
 Phân biệt đột biến với thường biến .
HD:
Thường biến
Đột biến
- Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 
- Đột biến xuất hiện riêng lẻ trên từng cá thể không theo hướng xác định, không tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 
- Thường biến không di truyền được do không liên quan gì đến sự biến đổi của kiểu gen 
- Đột biến di truyền được do liên quan đến những biến đổi trong vật chất di truyền (kiểu gen) 
- Thường biến có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường 
- Đột biến đa số là có hại, chỉ có một số ít là có lợi hoặc trung tính 
Câu 3: 
	Ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ, gen a qui định quả màu vàng. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau:
	a. P: cây quả vàng x cây quả vàng
	b. P: cây quả đỏ x cây quả đỏ
HD:
	Viết sơ đồ lai và xác định đúng mỗi trường hợp được 0.75đ
	a. 	 P: cây quả vàng x cây quả vàng
aa	x	aa
G	a	a
F1 	Kiểu gen: aa	Kiểu hình 100% quả vàng
	b. Xét 3 trường hợp
+ P: cây quả đỏ x cây quả đỏ	AA	 x	AA
+ P: cây quả đỏ x cây quả đỏ	AA	 x	Aa
+ P: cây quả đỏ x cây quả đỏ	Aa	 x	Aa
Câu 4: 
	Một đoạn phân tử ADN có 60.000 nucleotit loại A(ađênin). Số nucleotit loại G (guanin) chỉ bằng 2/3 số nucleotit loại A. Hãy tính:
số nucleotit các loại còn lại (G, X, T).
chiều dài của đoạn ADN trên.
HD : 
a. Số nucleotit các loại còn lại:G, X, T	
Số nucleotit loại G = (60000 : 3) x 2 = 40000	 (0.5đ)
Theo nguyên tắc bổ sung có: A = T; G = X	 (0.5đ)
Số nucleotit T = A =60000 Ò T = 60000	 (0.25đ)
Số nucleotit X = G = 40000 Ò X = 40000	 (0.25đ)
	b. Chiều dài của đoạn ADN
Đoạn ADN có:
Tổng số nucleotit: A + T +G + X = 2(A + G) = 2(60000 + 40000) = 200000
Số nucleotit trên mỗi mạch:	 200000 : 2 = 100000
Chiều dài đoạn mạch ADN:	 100000 x 3,4 = 340000A0 =34m
Câu 5: 
 Một cặp vợ chồng bình thường sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh. Kiểm tra di truyền cho biết cả 2 vợ chồng này đều mang gen đột biến lặn gây ra chúng bệnh trên. Em hãy đưa ra lời khuyên ( tư vấn di truyền ) cho cặp vợ chồng này. Giải thích tại sao lại tư vấn như vậy ?
HD: 
- Lời khuyên: không nên tiếp tục sinh con nữa, vì có thể lại sinh con bị câm điếc bẩm sinh. 
Giải thích: vì hai vợ chồng bình thờng mà có gen đột biến lặn nên có kiểu gen Aa. 
(1,0 điểm) 
Ta có sơ đồ: 	P: Aa x Aa ® F1: 25% AA : 50% Aa : 25 % aa (bị bệnh) 
Câu 6: 
 Một người nông dân trồng 1 đám ngô nếp hạt trắng mong muốn sẽ thu được hoàn toàn nếp hạt trắng. Nhưng khi thu hoạch lại thấy có cả ngô hạt vàng. Em hãy giải thích vì sao có hiện tượng trên. Viết sơ đồ lai kiểm chứng. Biết khu vực này chỉ có duy nhất 1 đám ngô
HD: 
Bài 6 cách làm như bài 5: Vì Ngô nếp này không thuần chủng - mang gen dị hợp Aa
Câu 7: 
 	Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
gen(ADN) ARN prôtêin tính trạng.
HD: 
 Mối liên hệ 
 	- Thông tin cấu trúc phân tử prôtêin (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định thành dãy nuclêôtit trong mạch ADN.
 - Mạch ADN trên được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân.
 - Tiếp theo mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở chất tế bào.
- Bản chất của mối quan hệ Gen(ADN) -> ARN->prôtêin->tính trạng chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin . 
 - Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng.
Câu 8: 
 Nêu nguyên nhân sinh ra các tật, bệnh di truyền ở người. Làm thế nào để nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người?
HD:
- Nêu nguyên nhân: Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.\
- Nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người: có thể nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người qua hình thái
. Ví dụ người bị bệnh Đao có biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
Câu 9: 
+ Trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau là vì: 
 - Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng, phải phối hợp các phương pháp để có thể xác định chính xác đặc điểm di truyền của loài người trên cơ sở đó mới có thể phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người cũng như tư vấn di truyền y học.
 -Ví dụ: Người ta thường sử dụng phương pháp phân tích tế bào học bộ NST kết hợp với phân tích phả hệ...
+ Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến ở người?
Các phương pháp phân tích giống lai, gây đột biến không áp dụng được trên người vì gây nguy hiểm đối với tính mạng, nòi giống, vi phạm các vấn đề về gia đình và xã hội.
PHẦN HƯỚNG DẪN CHO TỪNG CHƯƠNG
Chương ADN 
Câu 1. 
	Đặc điểm làm cho ADN đa dạng là do ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X. Sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên vô số loại ADN khác nhau. ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
Câu 2. 
	Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. Đầu tiên ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần, mỗi mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới từ các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào. Kết quả từ một phân tử ADN mẹ cho ra hai phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (cứ A thì liên kết với T còn G thì liên kết với X và ngược lại), nguyên tắc giữ lại một nửa,...
Câu 3. 
	- Số mạch đơn: ADN có 2 mạch, còn ARN chỉ có 1 mạch.
	- Các loại đơn phân: AD N có 4 loại (A, T, G, X) còn ARN có 4 loại A, U, G, X, ...
	- Kích thước và khối lượng phân tử ARN nhỏ hơn nhiều so với ADN.
Câu 4. 
	Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng: là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất (các enzim và hoocmôn), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, cung cấp năng lượng ... liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
Câu5. 
	Mối quan hệ ADN (gen) à ARNm à Prôtêin: trình tự các nuclêôtit trên gen qui định trình tự các nuclêôtit trên ARNm, thông qua đó ADN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin.
Chương Biến dị
Câu 1. 
	Thể đa bội khác thể dị bội ở đặc điểm: tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là bội số của n (nhiều hơn 2n), số lượng ADN nhiều hơn, tế bào to hơn, cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn hơn, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.
Chương: Di truyền học về người
1. Cặp sinh đôi trên có người biểu hiện bệnh, có người bình thường chứng tỏ kiểu gen của họ khác nhau suy ra họ là cặp sinh đôi khác trứng.
2. Vì ta không biết kiểu hình của bố nên giới tính của người mắc bệnh có thể là: 
- Con trai: nếu bố có kiểu gen XH Y và mẹ là XH Xh (học sinh tự viết sơ đồ).
- Con gái: nếu bố có kiểu gen Xh Y và mẹ là XH Xh (học sinh tự viết sơ đồ).
3. Cặp sinh đôi khác trứng vẫn có thể mắc cùng một bệnh nên không thể suy luận những người sinh đôi cùng mắc một bệnh là sinh đôi cùng trứng được.
4. Phải dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh kết hợp nghiên cứu cùng một lúc một số tính trạng khác nữa.
- Nếu chúng có cùng nhóm máu, cùng chiều cao, dạng tóc, màu mắt, cùng dễ mắc một loại bệnh nào đó thì là cặp sinh đôi cùng trứng.
- Nếu chúng có nhóm máu khác nhau, màu tóc, màu da khác nhau, chiều cao và thể trạng biến đổi nhiều với điều kiện nuôi dưỡng đồng nhất thì là cặp sinh đôi khác trứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo de cuong hoc ki I 9co dap an.doc