Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 học kì II (năm học 2009 - 2010)

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 học kì II (năm học 2009 - 2010)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Học kì II (Năm học 2009 -2010)

I.TIẾNG VIỆTA. Lí thuyết:

Câu 1: Thế nào là thành phần khởi ngữ? (Xem ghi nhớ + BT: SGK/8)

Câu 2 : Thế nào là thành phần biệt lập? Có những thành phần biệt lập nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?

Câu 3: Thế nào là thành phần cảm thán? Phụ chú? Gọi đáp? Tình thái?

Câu 4 : Thế nào là nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý? (Xem ghi nhớ SGK/75)

Câu 5 : Trong một văn bản, các câu - các đoạn văn liên kết như thế nào về mặt nội dung và hình thức?Nêu những phép liên kết câu đã học? ( Xem ghi nhớ SGK/43)

Câu 6 : Nhắc lại các biện pháp tu từ đã học: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm- nói tránh

Câu 7: Thế nào là biên bản? Biên bản có mấy phần? Nội dung từng phần? Cách viết biên bản? (Xem ghi nhớ SGK/126)

Câu 8: Thế nào là Hợp đồng ? Hợp đồng có mấy phần? Nội dung từng phần? Cách viết Hợp đồng? (Xem ghi nhớ SGK/138)

Câu 9 : Thế nào là danh từ? Động từ? Tính từ? Kể tên các từ loại khác ngoài 3 từ loại đã nêu ở trên ? (Xem bài Tổng kết ngữ pháp SGK /130-131-132)

Câu 10: Câu có mấy thành phần? Nêu cụ thể từng thành phần đã học? (Xem bài Tổng kết ngữ pháp SGK/145-146-147)B.Bài tập:

Câu 1 : Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ

a. Tôi biết rồi nhưng tôi chưa làm đựơc ( Biết thì tôi biết rồi nhưng làm thì tôi chưa làm được)

b. Lan học giỏi môn Văn ( Đối với môn Văn thì Lan học rất giỏi)

c. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm ( Làm bài thì anh ấy làm cẩn thận lắm)

d. Tôi giàu rồi ( Giàu thì tôi giàu rồi)

Câu 2 : Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau đây:

- Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, đắp đê cho nó.

- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm

- Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

- Làm khí tượng ở cao thế mới là lí tưởng chứ?

- Đối với cháu, thật là đột ngột.

- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

- Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan – xi – păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai thước kia mới một mình hơn cháu

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 học kì II (năm học 2009 - 2010)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Học kì II (Năm học 2009 -2010)
I.TIẾNG VIỆTA. Lí thuyết:
Câu 1: Thế nào là thành phần khởi ngữ? (Xem ghi nhớ + BT: SGK/8)
Câu 2 : Thế nào là thành phần biệt lập? Có những thành phần biệt lập nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?
Câu 3: Thế nào là thành phần cảm thán? Phụ chú? Gọi đáp? Tình thái?
Câu 4 : Thế nào là nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý? (Xem ghi nhớ SGK/75)
Câu 5 : Trong một văn bản, các câu - các đoạn văn liên kết như thế nào về mặt nội dung và hình thức?Nêu những phép liên kết câu đã học? ( Xem ghi nhớ SGK/43)
Câu 6 : Nhắc lại các biện pháp tu từ đã học: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm- nói tránh
Câu 7: Thế nào là biên bản? Biên bản có mấy phần? Nội dung từng phần? Cách viết biên bản? (Xem ghi nhớ SGK/126)
Câu 8: Thế nào là Hợp đồng ? Hợp đồng có mấy phần? Nội dung từng phần? Cách viết Hợp đồng? (Xem ghi nhớ SGK/138)
Câu 9 : Thế nào là danh từ? Động từ? Tính từ? Kể tên các từ loại khác ngoài 3 từ loại đã nêu ở trên ? (Xem bài Tổng kết ngữ pháp SGK /130-131-132)
Câu 10: Câu có mấy thành phần? Nêu cụ thể từng thành phần đã học? (Xem bài Tổng kết ngữ pháp SGK/145-146-147)B.Bài tập:
Câu 1 : Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ
a. Tôi biết rồi nhưng tôi chưa làm đựơc ( Biết thì tôi biết rồi nhưng làm thì tôi chưa làm được)
b. Lan học giỏi môn Văn ( Đối với môn Văn thì Lan học rất giỏi) 
c. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm ( Làm bài thì anh ấy làm cẩn thận lắm)
d. Tôi giàu rồi ( Giàu thì tôi giàu rồi) 
Câu 2 : Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau đây:
- Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, đắp đê cho nó..
- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm
- Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
- Làm khí tượng ở cao thế mới là lí tưởng chứ?
- Đối với cháu, thật là đột ngột..
- Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
- Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan – xi – păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai thước kia mới một mình hơn cháu
Câu 3 : Đặt câu có thành phần khởi ngữ 
Câu 4: Đặt câu có thành phần tình thái (Trời ơi, chỉ còn có năm phút!) 
 Đặt câu có thành phần cảm thán ( Ồ, sao mà độ ấy vui thế !)
 Đặt câu có thành phần Phụ chú ( Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm)
 Đặt câu có thành phần Gọi đáp ( Này, các cháu ở đâu lên?)
Câu 5: Tìm các thành phần phụ chú, cảm thán,tình thái, gọi đáp trong đoạn văn dưới đây: 
Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh. Có lẽ ông ấy đã không còn nữa. Thưa anh, câu chuyện đến đây chắc là đã kết thúc. Hình như, anh ấy lặng im không nói nên lời. Ô hay! Sao anh lại ngồi ngây ra thế? 
Câu 6: Đoạn trích sau đây dùng phép liên kết nào?
“Tôi ngồi dựa vào thành đá khẽ hát . Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra mà hát..” 
 ( Phép lặp : tôi – hát )
Câu 7 : Tìm thành phần tình thái và các phép liên kết trong đoạn văn sau: “ Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất , nhìn đồng hồ, Không có gió. Tim tôi cuãng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ . Nó chạy sinh động hơn và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu..”
( Phép lặp : tôi ; Phép thế : chiếc kim đồng hồ - nó ; Tình thái : dường như) 
II. VĂN - TẬP LÀM VĂN
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ đã học ở HKII
Tên bài thơ
Tác giả
Sáng tác
Thể thơ
Nội dung
Nghệ thuật
Con cò
Chế Lan Viên
 1962
Tự do
Từ hình tượng con cò trong ca dao,trong lời hát ru,ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống con người
Vận dụng sáng tạo theo ca dao, câu thơ đúc lết những suy ngẫm sâu sắc
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
 1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước,ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của bản thân vào cuộc đời chung
Nhạc điệu trong sáng,tha thiết gần với dân ca, hình ảnh đẹp, giàu sức gợi , so sánh và ẩn dụ sang tạo
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
 1976
8 chữ
Lòng thành kính,xúc động và biết ơn của nhà thơ - cũng là của nhân dân MN đối với chủ tịch Hồ Chí Minh
Giọng điệu trang trọng, thiết tha, hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ bình dị, cô đúc
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau 1975
5 chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu
Cảm nhân tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
Tự do
Lời trò chuyện với con thể hiện sự gắn bó,niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc
Cách nói giàu từ ngữ, hình ảnh gợi cảm 
* Chủ đề tình mẹ con trong ba bài thơ: Con cò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng.
a,Những điểm chung:
-Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết. -Sử dụng lời hát ru, lời nói của con với mẹ.
b, Những điểm riêng:(Ghi bảng phụ)
- Khúc hát ru: Là sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó và trung thành với cách mạng của người mẹ Tà- ôi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Con cò: Từ hình tượng con cò trong ca dao, trong lời ru con, phát triển và ca ngợi lòng mẹ, tình mẹ thương con, ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
- Mây và sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên, ngây thơ và say sưa của bé với mẹ thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ.Tình yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp dẫn tất cả những vẻ đẹp và sự hấp dẫn khác trong tự nhiên, vũ trụ.
Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9.
STT
TÊN TÁC PHẨM - TÁC GIẢ
NỘI DUNG
NGÔI KỂ VÀ TÁC DỤNG 
TÌNH HUỐNG TRUYỆN VÀ TÁC DỤNG
4
Bến quê
(Nguyễn Minh Châu) 
1985
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương.
Ngôi 3 đặt vào nhân vật Nhĩ-> Không gian truyện mở rộng hơn,tính khách quan của hiện thực được tăng cường 
Một người bệnh nặng sắp chết, không đi đâu được-> Rút ra những trải nghiệm về cuộc đời mình,về quy luật cuộc sống.
5
Những ngôi sao xa xôi
(Lê Minh Khuê)
 1971
Cuộc sống, chiến đấu của 3 cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ.Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Thứ nhất;nhân vật kể chuyện xưng “tôi” (Phương Định)
-> Câu chuyện trở nên chân thực hơn
Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị thương;một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm-> Hiện rõ cuộc sống sinh hoạt,chiến đấu hàng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt.
Câu 9. Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ: Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 (Sang thu – Hữu Thỉnh)
Gợi ý 
* MB: Hữu Thỉnh - nhà thơ, chiến sĩ với hồn thơ ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Với bài thơ Sang thu ( 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”), nhà thơ đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở miền Bắc Việt Nam
* TB: Viết dưới dạng các đoạn văn ngắn gồm các ý cơ bản sau: 
- Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan toả trong không gian và qua nàn sương mỏng “chùng chình” ,chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn.
- Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả qua các từ “Bỗng” – “hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn.
KB: Tóm lại, từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu 
Câu 10:Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của khổ thơ :
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu..
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.( Sang thu – Hữu Thỉnh)
* MB: Giới thiệu “Sang thu” của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo: sự cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu ở miền Bắc Việt Nam
* TB: Viết bài văn phải có các ý cơ bản sau: + Phát hiện và phân tích cái hay, cái đẹp cùng với ý nghĩa triết lí của các câu thơ đã trích :
- Ở hai câu “Có đám mây mùa hạ.Vắt nửa mình sang thu” : là vẻ đẹp duyên dáng , mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái trẻ trung với chiếc khăn voan duyên dáng thể hiện chính xác khoảnh khắc giao mùa. Thể hiện sự quan sát và liên tưởng tinh tế
- Ở hai câu “Sấm cũng bớt bất ngờ.Trên hàng cây đứng tuổi”: là sự quan sát, cảm nhận và liên tưởng từ hình tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn và tính cách con người. Câu thơ vừa mang ý nghĩa tả thực về thiên nhiên ( hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu, đồng thời mang tính ẩn dụ ( sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi : con người từng trãi, vững vàng , chín chắn hơn trước bão táp cuộc đời )
-> Bài thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước trong khoảnh khắc giao mùa, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống 
* KB: ***************************************
Câu 11: Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
A- Mở bài : Giới thiệu về tác giả , tác phẩm , nội dung chính của bài thơ
( Nhà thơ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước-người dân tộc Tày. Thơ ông là một tâm hồn chân thật,mạnh mẽ , trong sáng, tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Điều đó được thể hiện rõ qua bài thơ “ Nói với con” được viết sau 1975.Với lời thơ tâm tình, giọng thơ thiết tha, người cha dặn dò con tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hương, bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc)
 B- Thân bài :
1. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người.
a. Người con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ (Phân tích câu đầu)
- Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi rất chính xác.
- Tạo được không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ khi đón nhận từng biểu hiện lớn lên của đứa trẻ.
b. Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương
- Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát).
- Rừng núi quê hương thơ mộng và tình nghĩa (Rừng cho hoa ; Con đường cho những tấm lòng).
2. Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con.
a. Tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm:
- Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thấn (Yêu lắm, thương lắm con ơi!...) : tình quê thật thắm thiết, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc chân thành.
- Người đồng mình sống vất vả nhưng chí lớn (Cao đo nỗi buồn; Xa đo chí lớn,).
- Mong con gắn bó với quê nghèo thì phải biết chấp nhận vượt qua gian khổ để xây dựng quê hươ ... gẫm của bài thơ thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ nào. Vì sao em khẳng định như vậy?
XIII. Làng
Câu 58: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 59: Tóm tắt truyện ngắn.
Câu 60: Cảm nhận về nhân vật ông Hai.
XIV. Chiếc lược ngà.
Câu 61: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 62: Tóm tắt truyện.
Câu 63: Cảm nhận về nhân vật bé Thu.
Câu 64: Tình yêu con của nhân vật ông Sáu.
Câu65: Cảm nhận về tình cha con.
XV. Lặng lẽ SaPa.
Câu 66: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 67. Tóm tắt truyện.
Câu 68: Vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa.
Câu 69: Vẻ đẹp của những con người ở SaPa.
Câu 70: Suy nghĩ về nhận vật anh thanh niên.
Câu 71: Cảm nhận về những con người đến với SaPa.
Câu 71: Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Văn học Hiện đại : Học kì II
XVI. Con cò.
Câu 72: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 73: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ gắn với chặng đường đời của con.
Câu 74: Suy nghĩ về ý nghĩa triết lý lời ru của tình mẹ.
Câu 75: Phân tích cách vận dụng ca dao của Chế Lan Viên trong bài thơ.
Câu 76: Giọng điệu bài thơ có gì đặc sắc? Vai trò của nó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của toàn bài.
Câu 77: Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về những lời hát ru.
Câu 78: Cảm nhận khổ cuối bài thơ.
Câu 79: Suy nghĩ về tấm lòng người mẹ qua hai dòng thơ:
	“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
	 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
XVII.Mùa xuân nho nhỏ
 Câu 80: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 81: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên. 
Câu 82: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước, con người.
Câu 83: ước nguyện trước mùa xuân của nhà thơ.
 XVIII: Sang thu
Câu 84: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 85: Vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
Câu 86: Giải thích ý nghĩa tiết lí ở 2 câu thơ cuối. 
XIX: VIếng lăng bác
Câu 87: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 88:Hãy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương để hiểu được tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả, cũng như của nhân dân ta đối với Bác.
Câu 89: ước nguyện của nhà thơ trước khi rời lăng Bác. Câu 90: Phân tích 2 câu thơ : 
	“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.”
Viếng lăng Bác
DÀN Ý:
I/ MỞ BÀI:_ “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc. Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.( Tháng 4/1976 ) Hòa cùng nguồn cảm xúc dạt dào của nhà thơ, chúng ta sẽ cảm nhận và rung động sâu xa trước tình cảm chân thành, thắm thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
II/ THÂN BÀI: (Kết hợp phân tích nghệ thuật và nội dung)
KHỔ 1: Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
_ Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
_ Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào. Nguồn cảm xúc ấy cứ dâng trào mãnh liệt:Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Từ cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
_ Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ. Từ bao đời nay, tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam có chí khí cao cả, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất:“Loài tre đâu chịu mọc cong. Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.” ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
_ Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.
KHỔ 2:_ Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác, ngợi ca công ơn của Người:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
_ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, nguồn ánh sáng rực rỡ, vĩnh viễn, bất tận trên thế gian này. Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho con người và vạn vật
_ Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ tinh tế, tài tình, độc đáo, “mặt trời trong lăng rất đỏ” để ca ngợi công ơn to lớn và sự cao cả, vĩ đại của Bác. Trong tâm hồn Bác ngời sáng một vầng hào quang rực rỡ như nguồn sáng của mặt trời đã đem lại sự sống cho con người, vạn vật. Đó cũng chính là vầng hào quang chói lọi của lí tưởng cách mạng mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường phía trước, con đường vươn tới một tương lai tốt đẹp – một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
_ Trong trái tim của Bác còn tỏa sáng tình yêu thương nồng ấm, thiết tha đối với dân tộc và đất nước. Nhu nhà thơ Tố Hữu đã viết:“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông mọi kiếp người”
_ Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
_ Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
_ Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
_ Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươichín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Suốt hơn nữa thế kỉ, Bác đã chiến đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.
KHỔ 3:Bác nằm trong giấc ngủ bình yên. Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
_ Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
_ Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
_ Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
_ Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác:Vẫn biết trời xanh là mãi mãi. Mà sao nghe nhói ở trong tim.
 Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế và giàu sức gợi cảm để ca ngợi sự bất tử của Bác. Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp cách mạng cao cả của Người vẫn luôn tồn tại như bầu trời cao xanh kia. Hình ảnh Bác vẫn mãi soi sáng, sát cánh cùng non sông đất nước, trong tâm hồn dân tộc. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi, Viễn Phương nghe mà “nhói ở trong tim”. Hình ảnh “nghe nhói ở trong tim” đã diễn tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi nghẹn ngào, tiếc thương, đau đớn của tác giả. Đó là nỗi đau của người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Bác ra đi là một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đii một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu. Cảm xúc ấy dường như đã len lỏi vào từng câu từng chữ, khiến người đọc cũng không khỏi nghẹn ngào.
KHỔ 4:_ Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam , trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Hình ảnh chứa chan cảm xúc “thương trào nước mắt” diễn tả cái cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng tác giả. Nhà thơ lưu luyến, nhớ thương, xúc động, nghẹn ngào, không muốn rời xa người cha già kính yêu
_ Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
_ Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ. Trước anh linh của Bác, người con miền Nam xin hứa luôn giữ mãi phẩm chất cao đẹp, trong sáng, cốt cách của con người Việt Nam để mãi mãi xứng đáng là lớp cháu con của Bác.
_ Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác vô hạn.
III/ KẾT BÀI: _ Bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ đặc sắc đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc của nhà thơ và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
_ Bác tuy đã đi xa nhưng những phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ luôn sống trong hàng triệu trái tim của những người con đất Việt.
_ Là những HS còn ngồi trong ghế nhà trường, là thế hệ tương lai tiếp bước cha ông, chúng em sẽ nguyện cố gắng thật nhiều, trong học tập lẫn rèn luyện đạo đức, để thực hiện được ước mong của Bác Hồ kính yêu:
“Tuổi xanh vững bước lên phơi phới. Đi tới như lòng Bác hằng mong

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap NV9 hk2 20022010.doc