MỘT SỐ CÂU HỎI- BÀI TẬP CỤ THỂ
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1/Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:
a/Cấu trúc bậc 1 b.Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
c/Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 d/Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
2/Đơn phân cấu tạo nên đại phân tử AND là;
a/Ribonucleotit b/Nucleotit
c/Poolinucleotit d/Axit amin
3/Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào?
a/Kì đầu b/Kì sau
c/Kì giữa d/Kì cuối
4/Đơn phân của protein:
a/Ribonucleotit b/Axit amim
c/Nucleotit d/Tất cả a,b,c
5/Trong nguyên phân NST đóng xoắn cực đại ở:
a/Kì đầu b/kì giữa
c/Kì sau d/Kì cuối
DE CUONG ON TAP SINH 9 - HK I C ÂU H ỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN : SINH 9 MỘT SỐ CÂU HỎI- BÀI TẬP CỤ THỂ I/PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1/Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây: a/Cấu trúc bậc 1 b.Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 c/Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 d/Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 2/Đơn phân cấu tạo nên đại phân tử AND là; a/Ribonucleotit b/Nucleotit c/Poolinucleotit d/Axit amin 3/Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào? a/Kì đầu b/Kì sau c/Kì giữa d/Kì cuối 4/Đơn phân của protein: a/Ribonucleotit b/Axit amim c/Nucleotit d/Tất cả a,b,c 5/Trong nguyên phân NST đóng xoắn cực đại ở: a/Kì đầu b/kì giữa c/Kì sau d/Kì cuối 6/NST giới tính có ở tế bào nào? a/Tế bào sinh dưỡng b/Tế bào xôma c/Tế bào sinh dục d/Tất cả a,b,c 7/Cần bao nhiêu nucleotit để tổng hợp nên 6 axit amim? a/18 b/2 c/12 d/20 8/Sự nhân đôi của AND diễn ra ở đâu? a/Trong chất tế bào b/Trong nhân tế bào c/Trong cơ thể d/Tất cả a,b,c đều sai 9/Bộ NST đơn bội(n) ở người là: a/46 b/23 c/48 d/20 10/NST qui định tính đực ở đa số các loài là: a/XX b/XXXY c/XY d/YY 11/Đường kính mỗi vòng xoắn của phân tử AND: a/20A0 b/34A0 c/35A0 d/ 32A0 12/Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? a/tARN b/mARN c/rARN d/Cả ba loại trên 13/Công nghệ tế bào gồm mấy giai đoạn thiết yếu? a/ 2 b/4 c/5 d/3 14/Việc ƯD nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng người ta chọn: a/Dòng tế bào sinh dưỡng b/Dòng tế bào xôma biến dị c/Dòng tế bào thuần chủng d/Dòng tế bào biến dị 15/Nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mác bệnh Đao? a/Từ 20-29 b/Từ 20-25 c/Từ 25- 34 d/Từ 35-40 16/Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam qui định những người có quan hệ huyết thống được kết hôn? a/Dưới 3 đời b/Dưới 4 đời c/Trong đời 4 d/Từ đời thứ 5 17/Đột biến gen lặn gây ra? 1/Công nghệ tế bào gồm mấy giai đoạn thiết yếu? a/Bệnh Đao b/Bệnh Tớcnơ c/Bệnh Bạch tạng d/Tật xương chi ngắn 18/Chọn câu đúng nói về thể đồng hợp? a/AA b/ Aa c/AaBb d/AABb II/TỰ LUẬN 1/AND được nhân đôi theo nguyên tắc nào?Nêu chức năng của AND? 2/Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: -A-T-G-G-X-T-A-A- Mạch 2: -T-A-X-X-G-A-T-T- Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 trên? 3/Ở chó lông vàng trội hoàn toàn so với lông đen.Người ta đem chó lông vàng lai với chó lông đen.Em hãy cho biết con sinh ra đời F1 có loại lông màu gì?Và F2 ra sao nếu đem F1 lai với nhau. 4/Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau: - G – U – A – A – G – X – X – U – U – A – X – Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên? 5/Nêu cấu tạo hoá học của phân tử AND? AND nhân đôi theo những nguyên tắc nào?Chức năng của AND? 6/Em hãy phân biệt bệnh Đao,bệnh Tớcnơ, bệnh Bạch Tạng?Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền? 7/ Khái niệm công nghệ tế bào ? Ứng dụng công nghệ tế bào ? 8/Công nghệ gen ? Ứng dụng ? 9/Các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ? 10/ Thường biến là gì ? Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến ? 11/ Sự giống nhau và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái ? 12/Nêu cấu tạo hoá học của phân tử ARN? Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng? 13/ Trình bày các phương pháp nghiên cứu di truyền người? 14/ Nguyên nhân gây các bệnh và tật di truyền ở người ? 15/ Vai trò của di truyền học với con người? 16/ Đột biến gen là gì ? Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen ? 17/ Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST ? 18/ Sự khác nhau giữa hiện tượng đa bội thể với hiện tượng dị bội thể ? 19/Giảm phân là gì? Em hãy trình bày ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh? 20/Hãy nêu khái niệm di truyền và biến dị? Để xác định kiểu của p,kiểu gen,kiểu hình của F1,F2 ta làm theo máy bước? I /Chương 1 : Các thí nghiệm của Men đen . 1. Một số khái niệm cơ bản : a/ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ ,tổ tiên cho thế hệ con cháu . b/ Biến dị : là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết . c/ Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng . Ví dụ : Hoa đỏ và hoa trắng là cặp tính trạng tương phản của loại tính trạng màu sắc hoa . d/ Thể dồng hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau . Ví dụ : AA ,AABB ,AAbb ... e/ Thể dị hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau . Ví dụ : Kiểu gen chứa 1 cặp gen dị hợp : Aa ,AABb , aabbMm Kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp :AaBb , AABbMm. g/ Giống thuần hay dòng thuần là giống có đặc tính di truyền đồng nhất ,các thế hệ sau giống các thế hệ trước . Giống thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp . h/ Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các tính trạng khác P ở con cháu . 2. Các định luật : a/ Định luật phân ly : (sgk) b/ Định luật phân ly độc lập: Lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ các tính trạng hợp thành nó . c/ Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen chưa biết với cá thể mang tính trạng lặn . Mục đích là để xác dịnh kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội . d/ Trội không hoàn toàn : Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng ,trội không hoàn toàn thì F1 đồng tính tính trạng trung gian ,F2 phân ly theo tỷ lệ 1 Trội : 2 trung gian : 1 lặn . 3. Cách giải bài tập di truyền : a/ Dạng toán thuận : Cho biết kiểu hình của P xác định kiểu gen ,kiểu hình của F1,F2 Bước 1 : Xác định trội lặn . Bước 2 : Quy ước gen Bước 3 : Xác định kiểu gen Bước 4 : Lập sơ đồ lai b/ Dạng toán nghịch : Biết tỷ lệ kiểu hình ở F1,F2,xác định P - Nếu F1 thu được tỷ lệ 3:1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen (Aa) - Nếu F1 thu được tỷ lệ 1:1 thì bố hoặc mẹ một bên dị hợp 1 cặp gen (Aa) còn người kia có kiểu gen đồng hợp lặn (aa) - Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng - Nếu F1 phân ly tỷ lệ 1: 2 : 1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen nhung tính trạng trội là trội không hoàn toàn . II .Chương II : NHIỄM SẮC THỂ . 1/ Nhiễm sắc thể : - Tính đặc trưng của bộ NST: Tế bào của một loài sinh vật đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định . - Bộ NST lưỡng bội : Chứa các cặp NST tương đồng ký hiệu là 2n NST - Bộ NST đơn bội : Chứa 1 chiếc của mỗi cặp tương đồng ký hiệu là n NST 2/ Nguyên phân : Nguyên phân là gì ? Kết quả của quá trình nguyên phân :từ một tế bào mẹ mang 2n NST sau 1 lần nguyên phân tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ . Ý nghĩa của nguyên phân : Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân : NST đơn NST kép Tâm động Crômatit Kỳ đầu Không tồn tại 2n 2n 4n Kỳ giữa Không tồn tại 2n 2n 4n Kỳ sau 4n Không tồn tại 4n Không tồn tại Kỳ cuối 2n Không tồn tại 2n Không tồn tại 3/ Giảm phân : Giảm phân là gì ? Kết quả của giảm phân ? Ý nghĩa ? Diễn biến của NST trong quá trình giảm phân ? 4/ Phát sinh giao tử và tụ tinh : a/ Sự giống nhau và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái ? Giống nhau : +Các tế bào mầm (noãn nguyên bào ,tinh nguyên bào )đều tiến hành nguyên phân liên tiếp nhiều lần . + Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều trãi qua giảm phân để hình thành giao tử Khác nhau : Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái 1 tinh bào bậc I qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2 ,kích thước bằng nhau. 1 noãn bàobậc I qua giảm phân 1 cho 1 thể cực thứ nhất kíh thước nhỏ và 1 noãn bào bậc 2 kích thước lớn . 1 tinh bào bậc 2 qua giảm phân2 cho 2 tinh trùng kích thước bằng nhau 1 noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 1 thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn Kết quả : 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng đều có khả năng thụ tinh . Kết quả : 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực thứ 2 không có khả năng thụ tinh và một tế bào trứng có khả năng thụ tinh b/ Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh :(sgk trang 36 ) III .CHƯƠNG 3: ADNVÀ ARN 1 /ADN. a/ Cấu tạo hoá học : Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C,H ,O.N,P. ADN thuộc đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtít thuộc 4 loại là A,T, G ,X Sự khác nhau trong thành phần ,số lượng và trình tự sắp xếp của 4 loại Nuclêôtit dẫn đến ADN có tính đa dạng và đặc thù cao . b/ Cấu trúc không gian của ADN : là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song , xoắn đều theo chiều từ trái sang phải . Mỗi chu kỳ xoắn gồm 10 cặp nu dài 34 ăngtrông Các Nu trên 2 mach đơn liên kết với nhau bằng liên kết Hiđrô : A liên kết với T = 2 Lkết hiđrô . G liên kết với X = 3 lkết hydrô và theo nguyên tắc bổ sung . Trong phân tử ADN ta có : A=T ,X=G c/ ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ . Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại , G liên kết với X hay ngược lại . Nguyên tắc giữ lại 1 nữa (bán bảo toàn ):Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ(mạch cũ ) mạch còn lại được tổng hợp mới d/ Chức năng của ADN : Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền . 2/ ARN. a/ Cấu tạo hoá học : Được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P . Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit là A,U,X,G b/ Nguyên tắc tổng hợp ARN : ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U ,T liên kết với A ,G liên kết với X và ngược lại. ARN được tổng hợp theo 2 nguyên tắc là nguyên tắcbổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu . 3/ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng : Trình tự sắp xếp các nu trên ADN quy định trình tự sắp xếp các nu trên ARN . Trình tự sắp xếp các nu trên ARN lại quy định trình tự sắp xếp các axit amin trên prôtêin . Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào,từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể Vậy gen quy định tính trạng . IV .CHƯƠNG 4 : BIẾN DỊ 1/ Đột biến gen là gì ? Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen 2/ Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST ? 3/ Sự khác nhau giữa hiện tượng đa bội thể với hiện tượng dị bội thể ? 4/ Thường biến là gì ? Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến ? V . CHƯƠNG 5 : 1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người 2. các bệnh và tật di truyền ở người 3. Vai trò của di truyền học với con người. VI. CHƯƠNG 6 Khái niệm công nghệ tế bào ? Ứng dụng công nghệ tế bào ? Công nghệ gen ? Ứng dụng ? Các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ? ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: sinh học 9 : ( 2010 – 2011) Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống? Câu 2: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai. Câu 3: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ. Câu 4 : Nêu khái niệm về: Quần thể sinh vật? Quần xã sinh vật? Hệ sinh thái? Chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? Câu 5 : Nêu khái niệm và phân loại về môi trường ? Về nhân tố sinh thái. Câu 6 : So sánh 2 hình thức quan hệ sinh vật khác loài là : cộng sinh và hội sinh. Cho 2 ví dụ. Câu 7 : Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ? Câu 8 : Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? Sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào là hợp lí? Câu 9: Hoàn thành mối quan hệ giữa các loài sinh vật vào bảng dưới đây và cho biết: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của SV khác loài là gì? Các loài khi sống chung Tên mối quan hệ và đặc điểm 1. Tảo và nấm 2. Cáo và gà 3. Bò và dê trên cánh đồng 4. Giun đũa trong ruột người 5. Đại bàng và thỏ 6. Địa y bám trên cành cây 7. Lúa và cỏ dại 8. Vi khuẩn sống với rễ cây họ đậu 9. Cá ép bám vào rùa biển 10. Ve bét trên da trâu Câu 10: Nêu những điểm cơ bản của một quần xã? Khi nào ta nói quần xã có độ đa dạng cao? Câu 11: a- Muỗi thường hoạt động mạnh về đêm. Đây là ảnh hưởng của loại nhân tố sinh thái nào? b- Theo em, loài chim cánh cụt ở Nam Cực và loài chim cánh cụt ở quần đảo Lagapagos ở xích đạo, loài nào có kích thước lớn hơn? Đây là ảnh hưởng của loại nhân tố sinh thái nào? Câu 12 : Tại sao khi trồng cây cảnh để trong nhà, thỉnh thoảng người ta phải đưa ra ngoài nắng? Câu 13: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Câu 14: Nêu các nguồn tài nguyên tái sinh và vai trò của mỗi nguồn tài nguyên đó đối với tự nhiên và với con người. Câu 15: Cho các loài SV sau: Thực vật; châu chấu; sâu ăn lá; chim ăn sâu; chuột; ếch nhái; rắn; Đại bàng; Vi sinh vật a) Hãy lập các chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên. b) Lập thành lưới thức ăn từ các loài SV trên c) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn trên. Câu 16: Ở một loài thực vật giao phấn có đời xuất phát ban đầu đều mang gen Aa = 100 %. Nếu tự thụ phấn bắt buộc , thì đến đời thứ 3 và đời thứ ( n ) tỉ lệ gen Aa ; gen AA ; aa là bao nhiêu? Câu 17: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ; độ ẩm ; ánh sáng lên đời sống sinh vật. Câu 18: Nêu các mối quan hệ cùng loài và đặc điểm của từng mối quan hệ này. Câu 19: Nêu các mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài và đặc điểm của từng mối quan hệ này. Câu 20: - Hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Khi nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? - Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể SV, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng. Câu 21: So sánh hiện tượng cân bằng sinh học với khống chế sinh học. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI SINH 9 - KỲ 2 Câu 1: Thoái hóa giống là:hiện tượng mà các cá thể có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng, thân lùn, dị dạng, hạt ít, chống chịu kém ... + Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc Cơ chế: thường cơ thể là gen dị hợp. Ở gen dị hợp, các gen lặn thường là gen xấu, bị gen trội át nên không có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình. Tự thụ phấn bắt buộc thì các gen lặn có dịp biểu hiện ra kiểu hình xấu gây hại. Câu 2 : - Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt, có các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. . Ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai.. Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai Câu 2: - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã : Quần thể Quần xã - Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh . - Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong một sinh cảnh . - Đơn vị cấu trúc là cá thể , được hình thành trong một thời gian tương đối ngắn . - Đơn vị cấu trúc là quần thể , được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử,tương đối dài. - Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền - Mối quan hệ chủ yếu giữa các quần thể là quan hệ dinh dưỡng ( quan hệ hổ trợ , đối địch ) - Không có cấu trúc phân tầng . - Có cấu trúc phân tầng . Câu 3: a.Phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng vì: - Rừng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người: + Rừng cung cấp chất hữu cơ làm gỗ, thực phẩm, sản phẩm cho công nghiệp, dược liệu... + Bảo vệ đất, nước, chống lũ lụt, hạn hán, điều hoà khí hậu... + Môi trường sống của nhiều loài động vật có giá trị kinh tế cao, làm cho không khí trong lành... - Nạn chặt phá rừng làm cho rừng đang bị cạn kiệt. b.Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ với việc bảo vệ và trồng rừng. Câu 4: Các mối quan hệ là: Cộng sinh: 1 ; 8. Cả 2 loài khi sống chung với nhau thì đều có lợi. Sinh vật ăn sinh vật khác: 2 ; 5 SV ăn thịt con mồi: ĐV ăn ĐV; ĐV ăn TV; TV bắt sâu bọ ... Kí sinh : 4 ; 10 SV sống nhờ trên cơ thể SV khác, lấy d.d, máu ... từ SV đó. Cạnh tranh : 3 ; 7 SV tranh giành nhau về thức ăn, chỗ ở và đ/k sống khác -> kìm hãm Hội sinh : 6 ; 9 Sự hợp tác 2 loài, trong đó 1 bên có lợi, 1 bên ko lợi mà cũng ko hại. + Khác nhau chủ yếu giữa hỗ trợ và đối địch là: - Hỗ trợ: là quan hệ có lợi cho 2 bên ( hoặc không có hại) - Đối địch: 1 bên được lợi còn 1 bên bị hại. Hoặc cả 2 bên cùng bị hại. Câu 5 : Các em tự nêu định nghĩa và phân loại . Câu 6: A) Giống nhau: Đều là mối quan hệ của SV khác loài. Các SV hỗ trợ nhau trong quá trình sinh sống. B) Khác nhau: Cộng sinh Hội sinh Biểu hiện Hai loài cùng sống chung với nhau và cùng có lợi. Hai loài cùng sống chung với nhau, nhưng chỉ 1 loài có lợi, còn 1 loài không có lợi mà cũng không có hại. Ví dụ - Nấm và tảo sống chung với nhau để tạo thành Địa y. - Hải quỳ cộng sinh với tôm kí cư. - Một số loài sâu bọ sống trong tổ kiến. - Địa y sống trên thân của cây gỗ. Câu 7 + 8 + 9: HS tự lập đề cương để học Câu 10: * Những đặc điểm cơ bản của quần xã: - Về số lượng các loài: Mỗi quần xã được đặc trưng bởi các chỉ tiêu: độ đa dạng, độ nhiều, độ đặc trưng. - Về thành phần loài: Trong quần xã thường có một vài loài ưu thế: đó là các loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Trong các loài ưu thế, có một loài đặc trưng, đó là chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác. * Khi một quần xã gồm nhiều loài sinh vật ta nói quần xã đó có độ đa dạng cao. Câu 11: a- Muỗi thường hoạt động mạnh về đêm, đây là ảnh hưởng của độ ẩm. b- Loài chim cánh cụt ở Nam Cực có kích thước lớn nhất, loài chim cánh cụt ở quần đảo Lagapagos nhỏ nhất. Đây là ảnh hưởng của nhiệt độ đến kích thước động vật. Câu 12 : Cây để trong nhà thường là cây ưa bóng nhưng thỉnh thoảng ta phải để cây ra ngoài nắng để cây có thể quang hợp và tạo diệp lục Câu 13: - Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. - Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, giữ cân bằng sinh thái của đất - Ngoài ra rừng có vai trò bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước. Câu 14: HS tự lập đề cương theo ý của câu hỏi. Câu 15: a) Hãy lập các chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên. Ví dụ: + T.Vật --- > Sâu ăn lá --- > Chim ăn sâu --- > VSV + TV ---- > Sâu ăn lá ---- > Chim ăn sâu ---- > Rắn ---- > VSV + TV ----- > Chuột ----- > Rắn ----- > VSV + TV ----- > Chuột ------ > Rắn ------ > Đại bàng ----- > VSV ..... ( HS tự lập khoảng 6 - 7 chuỗi thức ăn đúng ) b) Lập thành lưới thức ăn từ các loài SV trên Sâu ăn lá Chim ăn sâu T. Vật Thỏ Đại bàng VSV Châu chấu Ếch Rắn c) Mắt xích chung của lưới thức ăn trên là : Đại bàng Câu 16: Đời thứ 3: Tỉ lệ Aa = ()3 . 100 = ..... % Tỉ lệ gen AA = aa = ( 100 - % Aa ) : 2 = ......... + Đời thứ ( n ) : Tỉ lệ gen dị hợp Aa = ( 1/2 )n ; Gen đồng hợp AA = aa = (100 - % Aa ) : 2 Câu 21: So sánh hiện tượng cân bằng sinh học với khống chế sinh học. Hướng dẫn: A) Giống: - Đều dẫn đến làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động ở trạng thái cân bằng. - Đều liên quan đến tác động của MT sống. B) Khác: Cân bằng sinh học Khống chế sinh học - Xảy ra trong nội bộ mỗi quần thể. - Nguyên nhân: do các điều kiện của MT sống ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể. - Xảy ra giữa các quần thể khác loài ở Q. xã. - Do: mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài với nhau: quan hệ đối địch trong Q. xã. `
Tài liệu đính kèm: