Đề cương ôn tập thi học kỳ II năm học 2007 - 2008 môn vật lý - Khối 10

Đề cương ôn tập thi học kỳ II năm học 2007 - 2008 môn vật lý - Khối 10

Chương I: Các định luật bảo toàn:

1. Động lượng: Định nghĩa; công thức ; đặc điểm( đơn vị; đại lượng véc tơ; phụ thuộc hệ quy chiếu )

2. Xung lượng của lực: Định nghĩa; công thức; đặc điểm

3. Độ biến thiên động lượng: Phát biểu; công thức; ý nghĩa: dạng khác của định luật II Niu Tơn.

4. Hệ cô lập: khái niệm; đặc điểm

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kỳ II năm học 2007 - 2008 môn vật lý - Khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THpt Trần phú
 Tổ vật Lý	
Đề cương ôn tập thi học kỳ II năm học 2007 - 2008
Môn Vật lý - khối 10
A - Lý thuyết:
Chương I: Các định luật bảo toàn:
1. Động lượng: Định nghĩa; công thức ; đặc điểm( đơn vị; đại lượng véc tơ; phụ thuộc hệ quy chiếu)
2. Xung lượng của lực: Định nghĩa; công thức; đặc điểm
3. Độ biến thiên động lượng: Phát biểu; công thức; ý nghĩa: dạng khác của định luật II Niu Tơn.
4. Hệ cô lập: khái niệm; đặc điểm
5. Định luật bảo toàn động lượng: 
- Điều kiện áp dụng: cho hệ cô lập
- Động lượng của hệ: bằng tổng động lượng của các vật trong hệ:
 VD: Hệ có 3 vật(m1; m2; m3) thì: hệ = ++
- Nội dung định luật: Hệ cô lập : hệ = bảo toàn nghĩa là: hê0 = hê ( động lượng của hệ trước hệ0 và sau hệ tương tác bằng nhau)
6. áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho:
a) Va chạm mềm: khái niệm; đặc điểm
b) Chuyển động bằng phản lực: khái niệm; đặc điểm..
7. Công và công suất:
a) Công: định nghĩa; công thức; đặc điểm và ý nghĩa; đơn vị công
b) Công suất: định nghĩa; công thức; ý nghĩa; đơn vị công suất phân biệt với đơn vị công
8. Động năng: khái niệm; công thức;đặc điểm; đơn vị;
9. Định lý động năng: 
Phát biểu định lý; Công thức; ý nghĩa:mối quan hệ giữa công và động năng của vật..
10. Thế năng: 
a) Thế nang trọng trường(thế năng hấp dẫn):định nghĩa; công thức; đặc điểm; cách tính thế năng; chọn mốc thế năng
b) Mối liên hệ giữa công của trọng lực và thế năng trọng trường.
 AP = mgh = mg(z1 - z2) = mgz1- mgz2 = WT1 - WT2 = -WT
c) Thế năng đàn hồi: định nghĩa; công thức: WTđh = kx2 ( x = ) ; đặc điểm
d) Mối liên hệ giữa công của lực đàn hồi và thế năng đàn hồi:
 AFđh = kx12- kx22 = WTđh1 - WTđh2 = - WTđh
e) Lực thế: Là lực có đặc điểm mà công của nó không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối hay công của nó theo đường cong kín bằng 0.
Ví dụ: AP= 0 khi đường cong kín tức z1 = z2 và : AP z không phụ thuộc vào dạng đường đi nên P là lực thế. Tương tự Fđh cũng là lực thế.
11. Cơ năng(W): Bằng tổng động năng và thế năng của vật: W = WĐ + WT = mv2+ mgz +kx2 (J)
a) Cơ năng trọng trường( cơ năng hấp dẫn): bằng tổng động năng và thế năng trọng trường.
 Công thức: W = WĐ + WT = mv2+ mgz.; đơn vị: J; đặc điểm: mang giá trị đại số
b) Cơ năng đàn hồi: Bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi: 
Công thức: W = WĐ + WTđh = mv2+kx2; đơn vị:J ; đặc điểm: W >0.
12. Định luật bảo toàn cơ năng:
- Chỉ đúng trong điều kiện: Vật (hệ vật cô lập) chuyển động không có lực cản và lực ma sát.(Fc =0; Fms = 0)
- Nội dung định luật; biểu thức định luật: W = WĐ + WT = không đổi ( W: cơ năng của vật(hệ vật))
ý nghĩa; đặc điểm:VD: Vật chuyển động từ vị trí 1 đến vị trí 2 thì : W1 = W2 ( Cơ năng tại vị trí 1 và 2 bằng nhau).
Chương II: Chất khí
1. Cấu tạo chất: 
a. Nôi dung cơ bản cấu tạo chất(3 nội dung)
b. Lực tương tác phân tử: đặc điểm( lực hút và đẩy, phụ thuộc khoảng cách giữa 2 phân tử)
c. Các thể rắn, lỏng, khí: Đặc điểm( cấu tạo, lực tương tác.)
2. Thuyết động học phân tử: 
a. Nội dung: đặc điểm: cấu tạo chất khí; chuyển động phân tử khí; nguyên nhân gây áp suất..
b. Khí lý tưởng: khái niệm, đặc điểm coi là khí lý tưởng.
3. Phương trình trạng thái khí lý tưởng( Phương trình Clapêrôn-Menđelêép) và các đẳng quá trình:
T1
T2
T2> T1
V
p
 Phương trình trạng thái: = hằng số = (1)
a) Đẳng nhiệt: T = hằng số( T1 = T2): Đl Bôi lơ - Mariốt
(1) pV = hằng số p1V1 = p2V2 =; 
Đồ thị: Đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p,V) tương ứng với hệ thức:
b) Đẳng tích: V = hằng số( V1 =V2): ĐL Sác Lơ:
V2
V1< V2
T
p
V1
 (1) = hằng số ==
Đồ thị: Đường đẳng tích trong hệ toạ độ(p,T) tương ứng với hệ thức:
p1< p2
c) Đẳng áp: P = hằng số( p1 = p2):ĐL Gay Luy Xác: 
p2
T
V
(1) = hằng số =
Đồ thị: Đường đẳng áp trong hệ toạ độ( V,T)tương ứng với hệ thức:
Chương III: Cơ sở của nhiệt động lực học
1. Nội năng: Định nghĩa; Đặc điểm: Nội năng U ( T, V); UKhí T 
2. Có thể làm thay đổi nội năng(U ) bằng các quá trình:
a. Quá trình thực hiện công: U = A ( định nghĩa; đặc điểm ) 
b. Quá trình truyền nhiệt: U = Q
 ( định nghĩa; đặc điểm; khái niệm nhiệt lượng; công thức tính nhiệt lượng của một vật thu vào hay toả ra khi thay đổi nhiệt độ) 
*Chú ý: Phân biệt nhiệt năng và nội năng; nhiệt lượng không phải là dạng năng lượng.
c. Sự tương đương giữa công A và nhiệt Q( giống và khác nhau)
3. Các nguyên lí của nhiệt động lực học:
a. Nguyên lí I NĐLH: Phát biểu; biểu thức nguyên lí: U = A + Q; ý nghĩa: Cách thứ 3 và phổ biến trong cách làm thay đổi nội năng của vật.; Quy ước dấu ( A, Q mang giá trị đại số) diễn tả các quá trình biến đổi nội năng của vật( hệ).
b. Nguyên lí II NĐLH: Khẳng định tính chất diễn biến một chiều của một quá trình trong tự nhiên - quá trình không thuận nghịch.
Cách phát biểu về truyền nhiệt của Clauđiút; cách phát biểu về động cơ nhiệt của Các Nô.
c. Vận dụng nguyên lí I và II : 
- Diễn tả về sự truyền và chuyển hoá năng lượng trong các đẳng quá trình của chất khí.
+ Quá trình đẳng tích: Biểu thức theo nguyên lí I: U = Q vì A = 0 do V = 0; ý nghĩa
+ Quá trình đẳng nhiệt: Biểu thức nguyên lí I: U = 0 A+Q = 0 ; ý nghĩa
+ Quá trình đẳng áp: Biểu thức nguyên lí I : U = A+ Q = - pV + Q trong đó: Q = cPt
- Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt:
+Cấu tạo động cơ nhiệt: 3 bộ phận( nguồn nóng; tác nhân; nguồn lạnh)
+Hoạt động của động cơ: Nhận nhiệt Q1 từ nguồn nóng thông qua tác nhân sinh công A và nhả nhiệt Q2 cho nguồn lạnh. Do đó hiệu suất: H = < 1 và Q1 = +
B - Bài tập 
Chương 1: Các định luật bảo toàn:
Loại 1: Tính độ biến thiên động lượng của vật; xung lượng của lực; lực tác dụng lên vật..
Loại 2: Giải các bài toán bằng vận dụng định luật bảo toàn động lượng:
+ Bài toán: Va chạm mềm
+ Bài toán : Chuyển động bằng phản lực.
+ Bài toán : Đạn nổ
Loại 3: Tính công và công suất.
 + Bài toán: Tính công và công suất khi biết lực F ; quãng đường dịch chuyển và góc (hợp bởi hướng lực F và hướng dich chuyển s).
 + Bài toán: Tính công và công suất khi biết các đại lượng liên quan đến lực( pp động lực học) và động học.
 + Bài toán: Tính công của lực bằng sử dụng định lý động năng.
Loại 4: Tính động năng khi biết khối lượng m và vận tốc v của vật.
Loại 5: Tính khối lượng m hoặc vận tốc v khi biết động năng của vật có liên hệ động năng và động lượng.
Loại 6: Tính động năng; lực tác dụng lên vật; vận tốc.. khi có độ biến thiên động năng của vật.
Loại 7: Tính thế năng trọng trường, độ cao chênh lệch so mốc thế năng, khối lượng vật...
Loại 8: Tính công của trọng lực, độ cao tương đối giữa 2 vị trí khi biết thế năng tại hai vị trí
Loại 9: Tính thế năng đàn hồi của lò xo khi có biến dạng, độ cứng k, độ biến dạng..
Loại 10: Tính công của lực đàn hồi và độ cứng k khi biết độ biến thiên thế năng đàn hồi 
Loại 11: Tính thế năng; động năng; vận tốc; độ cao; độ biến dạng bằng sử dụng định luật bảo toàn cơ năng cho vật chuyển động không có lực cản và ma sát.
* Chú ý đổi đơn vị khối lượng ra kg, đơn vị vận tốc ra m/s, độ dài ra m ( hệ SI)
Chương 2: Chất khí.
Loại 1: Tính các thông số trạng thái còn lại cho quá trình đẳng nhiệt - ĐL Bôi lơ - Mariốt
Loại 2: Tính các thông số trạng thái còn lại cho quá trình đẳng tích - ĐL Sác Lơ.
Loại 3: Tính các thông số trạng thái còn lại cho quá trình đẳng áp - Đl Gay Luy Xác.
Loại 4: Tính các thông số trạng thái còn lại cho quá trình bất kỳ - PT trạng thái.
*Chú ý: Phải đổi đơn vị ở hai trạng thái cùng nhau và đổi đơn vị nhiệt độ 0C ra nhiệt độ tuyệt đối K
Loại 5: Xác định đặc điểm đồ thị cho các đẳng quá trình trong các hệ toạ độ:Hệ toạ độ(p,V)
Hệ toạ độ( V, T) ; Hệ toạ độ( p,T).
Chương 3: Cơ sở của nhiệt động lực học.
Loại 1: Xác định nhiệt độ, khối lượng của vật trong quá trình truyền nhiệt bằng phương trình cân bằng nhiệt : QToả = - QThu ( Q = mct).
Loại 2: Tính công thực hiện của chất khí; độ biến thiên nội năng: U của vật theo nguyên lý I.
*Chú ý: tới quy ước dấu A và Q
Loại 3: Tính hiệu suất của động cơ nhiệt theo nguyên lí II.
Học sinh làm các bài tập: trắc nghiệm lý thuyết và bài tập tính toán trong sách giáo khoa và bài tập vật lý.
	Móng Cái, ngày 28 tháng 4 năm 2008.
	GV Lập đề cương
 	 Nguyễn Song Toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKII_lop_10.doc