Đề khảo sát chất lượng lớp 8 đầu năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ Văn

Đề khảo sát chất lượng lớp 8 đầu năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ Văn

I-Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1: Em hiểu thế nào là Tục ngữ?

A-Là những câu nói ngắn gọn, ổn định,có nhịp điệu, hình ảnh.

B- Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

C- Là một thể loại văn học dân gian.

D- Cả 3 ý trên.

Câu 2: Thế nào là từ láy?

A- Từ có nhiều tiếng có nghĩa.

B- Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.

C- Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.

D- Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.

Câu 3:Thể thơ của bài thơ Bánh trôi nước giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?

A- Côn Sơn ca. B- Thiên trường vãn vọng.

C- Tụng giá hoàn kinh sư. D- Sau phút chia li.

Câu 4: Trong các câu thơ sau,câu nào có sử dụng quan hệ từ?

A- Vừa trắng lại vừa tròn. B- Bảy nổi ba chìm.

C- Tay kẻ nặn. D- Giữ tấm lòng son.

Câu 5:Trong các câu thơ sau,câu nào có chứa thành ngữ?

A- Ao sâu nước cả khôn chài cá.

B- Cải chửa ra cây, cà mới nụ.

C- Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa.

D- Đầu trò tiếp khách trầu không có.

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng lớp 8 đầu năm học 2008 - 2009 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-Đt Lục Nam	 đề khảo sát chất lượng lớp 8
 Đầu năm học 2008-2009
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian làm bài:90 phút
 ..
I-Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Em hiểu thế nào là Tục ngữ?
A-Là những câu nói ngắn gọn, ổn định,có nhịp điệu, hình ảnh.
B- Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C- Là một thể loại văn học dân gian.
D- Cả 3 ý trên.
Câu 2: Thế nào là từ láy?
A- Từ có nhiều tiếng có nghĩa.	
B- Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
C- Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
D- Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
Câu 3:Thể thơ của bài thơ Bánh trôi nước giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A- Côn Sơn ca.	B- Thiên trường vãn vọng.
C- Tụng giá hoàn kinh sư.	D- Sau phút chia li.
Câu 4: Trong các câu thơ sau,câu nào có sử dụng quan hệ từ?
A- Vừa trắng lại vừa tròn.	B- Bảy nổi ba chìm.
C- Tay kẻ nặn.	D- Giữ tấm lòng son.
Câu 5:Trong các câu thơ sau,câu nào có chứa thành ngữ?
A- Ao sâu nước cả khôn chài cá.
B- Cải chửa ra cây, cà mới nụ.
C- Bầu vừa rụng rốn,mướp đương hoa.
D- Đầu trò tiếp khách trầu không có.
Câu 6:Trong văn bản Sống chết mặc bay,Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào?
A-Tương phản và phóng đại.	B- Tương phản và tăng cấp.
C- Liệt kê và tăng cấp.	D- So sánh và đối lập.
Câu 7: Thế nào là câu chủ động?
A- Là câu có chủ ngữ chỉ người,vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
B- Là câu có chủ ngữ chỉ người,vật được hành động của người,vật khác hướng vào.
C- Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ
D- Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.
Câu 8:Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A- Trước Cách mạng Tháng Tám.
B- Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C- Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
D- Những năm kháng chiến chống Mĩ.
II-Tự luận:(6 điểm)
Câu 1:(1 điểm):Em hiểu gì về câu tục ngữ:
	Thương người như thể thương thân.
Câu 2:(5 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu.
đáp án và hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 8
I- Trắc nghiệm ( 4 điểm)
	Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm:
1
2
3
4
5
6
7
8
D
D
B
A
A
C
A
B
II- Tự luận: ( 6 điểm )
Câu 1:(1 điểm )
	Học sinh nêu được những ý cơ bản sau:
-Câu tục ngữ khuyên con người ta lấy bản thân mình soi vào người khác,coi người khác như bản thân mình để quý trọng,đồng cảm, thương yêu.
-Đây là một triết lý về cách sống, ứng xử trong quan hệ giữa người với người.
Câu 2 (5 điểm)
MB: (0,5 điểm):
+Giới thiệu được loài cây em yêu và nêu cảm nghĩ khái quát về loài cây đó.
TB: (4 điểm):
+Những kỉ niệm gắn bó với loài cây ấy (những ngày cắp sách đến trường,tuổi ấu thơ).
+Những cảm xúc gắn liền với những kỉ niệm về loài cây ấy,bên cạnh người thân, bạn bè
+Những phẩm chất, vẻ đẹp của loài cây đó đã tạo được nhiều tình cảm yêu mến của em
KB: (0,5 điểm):
Phòng GD-Đt Lục Ngạn
 Trường THCs hộ đáp đề khảo sát chất lượng lớp 9
 Đầu năm học 2012-2013
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian làm bài:20 phút
 ..
I-Trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
	Lão cố làm ra vẻ vui vẻ.Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [].Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc
	 (Lão Hạc)
Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A- Nam Cao.	B- Ngô Tất Tố.
C- Thanh Tịnh.	D- Nguyên Hồng.
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A- Vui vẻ	B- Hu hu
C- ầng ậng	D- Móm mém
Câu 3: ý nào sau đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn?
A- Sự yếu đuối của Lão Hạc.
B- Sự già nua của Lão Hạc.
C- Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc.
D- Sự khổ cực của Lão Hạc.
Câu 4:Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
A- Tự sự.	B- Thuyết minh.
C- Miêu tả.	 	D- Nghị luận
Câu 5: Đoạn văn trên có mấy câu ghép?
A- Một.	B- Hai.
C- Ba.	D- Bốn.
Câu 6: Đoạn văn trên sử dụng chủ yếu kiểu câu nào sau đây?
A- Câu nghi vấn.	B- Câu cảm thán.
C- Câu cầu khiến.	D- Câu trần thuật.
II-Tự luận:(7 diểm)
 Sau khi học xong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”. ( Lớp 9 tập 1). Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 7-10 câu nói lên suy nghĩ của em từ văn bản kết hợp với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Người ra đề Tổ chuyên môn xét duyệt
Bùi Trần Hải Đã duyệt
đáp án và hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9
I- Trắc nghiệm ( 3 điểm)
	Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm:
1
2
3
4
5
6
A
B
C
C
B
D
II-Tự luận (7 điểm)
 - Học sinh tự do nói lên cảm nghĩ của cá nhân nhưng xoay quanh việc học tập được ở Bác sau khi học xong văn bản những đức tính sau : “Lòng yêu nước,ý chí vượt qua khó khăn gian khổ, không ngại khó ngại khổ ,lòng kiên trì, tinh thần tự học, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, sự giản dị trong lối sống hàng ngày như : nơi ở, trang phục, ăn uống”.
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề bài:
I-Trắc nghiệm (4 điểm):
 1)Văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh ” thuộc kiểu văn bản nào?
a. Tự sự b. Miêu tả c. Thuyết minh d. Nghị luận
 2) “ Truyện Kiều ” còn có tên gọi nào khác?
a. Kim Vân Kiều truyện b. Đoạn trường tân thanh
 c. Cả hai đều đúng.
 3) Thành ngữ “ Dây cà ra dây muống ” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a. Phương châm về lượng b. Phương châm về chất
c. Phương châm cách thức d. Phương châm quan hệ.
 4) Câu văn sau thuộc loại câu gì?
 “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất. ”
a. Câu trần thuật đơn b. Câu đơn mở rộng.
c. Câu đơn rút gọn d. Câu ghép.
 5) Vì sao ông Hai khoe cả việc Tây nó đốt nhà mình?
a. Ông tố cáo tội ác của giặc.
b. Ông thông báo việc làng ông bị giặc phá hoại.
c. Ông coi đó là bằng chứng của việc làng ông không theo giặc.
 6) Đọc truyện: “ Làng ” em hiểu ông Hai là người có phẩm chất gì?
a. Ông coi trọng danh dự. b. Ông yêu nước tha thiết.
c. Ông rất yêu làng. d. Tất cả các đức tính trên.
 7) Truyện ngắn “ Làng ” của Kim Lân được kể theo ngôi kể thứ mấy?
a. Ngôi thứ nhất. b. Ngôi thứ hai.
c. Ngôi thứ ba d. Ngôi thứ tư.
 8) Từ “ Tay ” trong câu thơ sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 
 ( A. nghĩa gốc, B. nghĩa chuyển ).
 “ Cũng nhà hành viện xưa nay
 Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”
 ( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
I-Tự luận (6 điểm) :
 Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 6 – 8 câu. Phân tích hình ảnh người lính lái xe 
 trong khổ thơ cuối của bài: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”.
 Câu 2: Nêu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ ánh 
 trăng ”
 Câu 3 : Chỉ ra cấu trúc kiểu câu của từng câu trong đoạn văn sau :
 - A, thế chứ ! (1) Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy  (2). Thôi, bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên  (3) Ăn hết nhiều chứ ở hết là bao nhiêu. (4)
	(Làng – Kim Lân)
	Đáp án và biểu điểm
Trắc nghiệm: ( 4đ )
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Phương án
 D
 B
 C
 D
 C
 D
 C
 B
Tự luận (6 điểm) :
 Câu 1(3đ) :
 Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.
* Về nội dung: có các ý cơ bản sau
Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt ( qua các hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng ).
Bất chấp gian khổ hi sinh những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến.
Những người lính lái xe quả cảm vững tay lái vì họ có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu Tổ quốc, ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam.
* Về hình thức:
- Nghệ thuật: Giọng tâm tình, tự nhiên, hình ảnh, giàu tính biểu cảm.
 Câu 2 (2 điểm) :
- Nội dung: ánh trăng như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn ”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
 Câu 3 (1 điểm) :
Câu (1) : Câu đặc biệt 
Câu (2) : Câu ghép
Câu (3) : Câu đơn
Câu (4) : Câu rút gọn thành phần
 đề khảo sát cuối học kì ii – lớp 9
 (Năm học 2008-2009)
	Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 90 phút
Trắc nghiệm: (4đ)
Văn bản nào dưới đây không phải là truyện ngắn?
a. Làng b. Lặng lẽ Sa Pa.
c. Hoàng Lê nhất thống chí d. Bến quê
 2) Từ “ Xuân ” trong hai câu thơ sau từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển.
 “ Mùa xuân(1) là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)”.
Chuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào?
 a. ẩn dụ b. Hoán dụ.
4) Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
b. Sóng đã cài then đêm, sập cửa.
c. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
d. Câu hát căng buồm, với gió khơi.
 5) Đặc điểm nghệ thuật nào không có trong truyện: “Những ngôi sao xa xôi ”
a. Cách kể truyện tự nhiên.
b. Tạo tình huống bất ngờ.
c. Ngôn ngữ sinh động, trẻ trung.
d. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
 6) Điều gì không được nhắc tới trong 6 câu thơ đầu của bài:
 “ Mùa xuân nho nhỏ”.
a. Dòng sông xanh. c. Gió xuân.
b. Bông hoa tím. d. Con chiền chiện.
 7) Văn bản nào sau đây là văn bản nhật dụng?
a. Làng. b. Những ngôi sao xa xôi.
c. Phong cách Hồ Chí Minh. 
 8) Người kể chuyện trong tác phẩm: “ Làng ” là ai?
a. Ông Hai b. Ông chủ tịch
c. Bác Thứ d. Không xuất hiện.
 II. Tự luận: (6đ)
 Câu 1: Đoạn văn (3đ).
 Kết thúc một đoạn văn có câu: “ Trăng cứ tròn vành vạnh ”.
Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ
Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? của ai?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ.
Câu 2: Đoạn văn (3đ)
Hãy tóm tắt truyện ngắn: “Chiếc lược ngà ” bằng một đoạn văn khoảng 15
 câu. Trong đoạn có câu dùng thành phần tình thái ( gạch chân thành phần tình thái
 đó ).
 ( Hết)
 đáp án và biểu điểm
Trắc nghiệm: (4đ, mỗi ý đúng 0,5đ )
 Câu 
 1
 2
 3
 4
 5 
 6
 7
 8
Phương án
 c
(1) gốc
 a
 b
 b
 c
 c
 d
(2) chuyển
Tự luận: (6đ)
 Câu 1: (3đ)
Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ: 
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 Kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 Đủ cho ta giật mình.
Nêu tên của bài thơ: “ ánh trăng ” tác giả Nguyễn Duy.
Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng.
Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng.
Vầng trăng của biểu tưởng của quá khứ nghĩa tình hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống.
ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta. Con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Từ đó hiểu chủ đề của bài thơ “ ánh trăng” .
Bài thơ là tiếng lòng là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng gia ... “ Uống nước nhớ nguồn ”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
Câu 2: (3đ)
Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý: 
Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn bao gồm 3 nữ thanh niên xung phong rất trẻ là Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao
Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom đạn gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom.
Công việc của họ nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với thần chết.
Cuộc sống của họ gian khổ, nguy hiểm nhưng họ cũng có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau.
Phương Định là cô gái thơ mộng hồn nhiên và dũng cảm.
Phần cuối truyện kể về hành động, tâm trạng các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị thương khi phá bom.
 đề kiểm tra giữa kì I – lớp 9
	Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 45’
Trắc nghiệm: (4đ).
Nhận định nào sau đây nói được đầy đủ nhất về giá trị nội dung của 
 “ Truyện Kiều ” ?
“Truyện Kiều” có giá trị hiện thực.
“Truyện Kiều” có giá trị hiện thực và nhân đạo.
“Truyện Kiều” có giá trị nhân đạo.
“Truyện Kiều” có giá trị lịch sử. 
Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du sử dụng để tả chị em Thuý Kiều trong đoạn trích: “ Chị em Thuý Kiều ”.
 a. Bút pháp tả thực c. Bút pháp lãng mạn.
 b. Bút pháp ước lệ d. Bút pháp khoa trương.
 3. Dòng nào nhận xét đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương:
 a. Hiếu thảo – thuỷ chung – yêu con – nhà nghèo.
 b. Xinh đẹp – thuỷ chung – hiếu thảo – yêu con.
 c. Hiếu thảo – thuỷ chung – yêu con – trọng danh dự.
 4. Tác phẩm “ Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh ” được viết theo thể loại nào?
 a. Tuỳ bút c. Truyền kỳ.
 b. Tiểu thuyết chương hồi. d. Truyện ngắn.
 5. Từ “ Xuân ” trong hai câu thơ sau được dùng theo nghĩa nào?
 “ Ngày xuân em hãy còn dài 
 Xót tình máu mủ thay lời nước non ”
 a. Nghĩa gốc b, Nghĩa chuyển.
 6. Cụm từ “nghiêng nước, nghiêng thành ” thuộc thể loại?
 a. Cổ điển, điển tích c. Tục ngữ.
 b. Thành ngữ. d. Hoán dụ.
 7. Các từ “ Tài tử ”, “ giai nhân ” thuộc loại từ nào?
 a. Từ ghép đẳng lập b. Từ ghép chính phụ c. Từ láy.
 8. Tác phẩm nào được coi là thiên cổ tuỳ bút?
 a. Truyền kỳ mạn lục. c. Lục Vân Tiên.
 b. Truyện Kiều. d. Hoàng Lê nhất thống chí.
II. Tự luận: (6đ).
 Câu 1: (3đ).
Các tác giả của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí ” vốn là những trí thức trung quân rất có tình cảm với nhà Lê, nhưng lai xây dựng được hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy? Em hãy giải thích để mọi người cùng hiểu bằng một đoạn văn ngắn.
 Câu 2: (3đ).
Nêu những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
 “ Mã Giám Sinh mua Kiều ”.
	Đáp án và thang điểm 
Trắc nghiệm: (4đ - mỗi ý đúng 0,5đ).
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Phương án
 b
 b
 c
 a
 b
 b 
 b
 a
Tự luận: (6đ).
Yêu cầu nội dung (3đ).
a)Cần làm rõ vì sao các tác giả của tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí ” vốn là trí thức trung quân, rất có tình cảm với nhà Lê nhưng lại xây dựng được hình tượng rất đẹp về người anh hùng Quang Trung có thể nêu các lí do sau:
+ ý thức tôn trọng lịch sử của các nhà viết sử phong kiến.
+ Trong thời đại ấy, bản thân là người anh hùng Quang Trung đã có một sức cuốn hút thuyết phục rất lớn khiến cho người ta không thể phủ nhận và xuyên tạc sự thật.
+ Các nhà viết sử đã có cái nhìn tiến bộ vượt qua những định kiến của giai cấp.
 b) Yêu cầu về hình thức: trình bày thành một đoạn văn ngắn lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục, đảm bảo sự mạch lạc.
2. (3đ)
 a) Nghệ thuật: Miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật.
 b) Nội dung: Bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
 đề kiểm tra giữa kì Ii – lớp 9
	Môn: Ngữ văn
 Thời gian: 45’
Trắc nghiệm: (4đ).
 1)Qua bài thơ “ Nói với con ”, Y Phương đã thể hiện được điều gì?
Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
Ca ngợi lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
Ca ngợi tình yêu đất, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Văn bản “ Tiếng nói văn nghệ ” thuộc kiểu văn bản nào?
 a. Tự sự 	 c. Nghị luận.
 b. Miêu tả.	d. Thuyết minh.
3) Biện pháp tu từ nào được dùng trong hai câu thơ.
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ”
 a. So sánh. 	 c. Điệp ngữ.
 b. Nhân hoá	 d. ẩn dụ.
4) Câu văn “ Đó là thiên nhiên lớn lao là vũ trụ vĩnh hằng, vô cùng, vô tận ” thuộc loại câu nào?
 a. Câu đơn trần thuật.	 b.Câu đơn trần thuật có từ “ là ”.
 c. Câu đơn trần thuật không có từ “ là ”. d. Câu đơn trần thuật tồn tại.
5) Bài thơ “Viếng lăng Bác ” được Viễn Phương sáng tác năm nào?
 a. Năm 1975. c. Năm 1977.
 b. Năm 1976. d. Năm 1978.
6) Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
 a. Người nói( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
 b. Người nghe( người đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý.
 c. Cả hai.
7) Cách làm bài văn cần trải qua mấy bước.
 a. 2 bước. c. 4 bước.
 b. 3 bước.	 d. 5 bước.
8) Dòng nào nêu đủ tên các bài thơ nói về anh bộ đội.
 a. Bài thơ về tiểu đội xe không kính - ánh trăng.
 b. Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Đồng chí.
 c. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Sang thu.
 d. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Nói với con.
II. Tự luận: (6đ).
 Câu 1: (3đ).
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ”
 ( Viếng lăng Bác – Viễn Phương ).
 Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “ Mặt trời trong lăng ” ở câu thơ trên.
 Câu 2: (3đ).
 Hãy trình bày nhưng nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
 “ Mùa xuân nho nhỏ ”.
 đáp án và thang điểm
Trắc nghiệm: (4đ - mỗi ý đúng 0,5đ).
Câu 
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Phương án
 b,d
 c
 d
 b
 b
 c
 c
 b
Tự luận: (6đ).
 Câu 1: (3đ).
 Phân tích để thấy:
	 - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “ Mặt trời ”. Điều đó khiến ẩn dụ:
 “ Mặt trời trong lăng ” nổi bật lên ý nghĩa sâu sắc.
 Dùng hình ảnh ẩn dụ “ Mặt trời trong lăng ” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
Đồng thời hình ảnh ẩn dụ đó cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
 Câu 2: (3đ).
 * Nghệ thuật: Bài thơ theo thể 5 tiếng, có nhạc điệu trong sáng tha thiết, gần gũi
 với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
 *Nội dung: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” là tiếng nói thiết tha yêu mến và gắn 
 bó với đất nước với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được
 cống hiến cho đất nước, đóng góp một “ Mùa xuân nho nhỏ ” của mình và mùa 
 xuân lớn của dân tộc. 
	Đề khảo sát cuối học kì I
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài : 45 phút
I/ Trắc nghiệm(4đ)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách chọn đáp án đúng.
 1. Văn bản “ Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000” thuộc loại văn bản nào?
A. Thuyết minh.	
B. Tự sự.
C. Nghị luận	.	
 2. Ngày nào được coi là “Ngày Trái đất”.
A. Ngày 4 tháng 2.
B. Ngày 22 tháng 4.
C. Ngày 22 tháng 6.
D. Cả A, B, C đều sai.
 3. Văn bản “ Bài toán dân số” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A.Thuyết minh.	C. Biểu cảm.
 B. Lập luận.	D. Lập luận kết hợp thuyết minh và biểu cảm.
 4. Em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số ở châu Phi và châu á.
A.Tốc độ phát triển dân số chậm.
B. Đông dân nhất, tốc độ phát triển dân số lớn nhất.
C. Là những nước có nền kinh tế phát triển.
D. Cả A,B,C đều sai.
 5. Hi Mã là tên biệt hiệu của ai ? 
 A. Phan Bội Châu B. Nguyên Hồng
 C. Kim Lân D. Phan Châu Trinh 
 6. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt:
A. Leng keng	C. Hào kiệt
B. Bốn biển	D. Phong lưu
 7. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
 A. Tuy sức bạn ấy yếu, nhưng bạn ấy luôn tham gia các buổi lao động cùng chúng tôi.
 B. Cô giáo giảng bài.
 C. Mặc dù nhà xa trường nhưng chưa bao giờ bạn ấy đi học muộn.
 D. Tôi thích chơi bóng đá, còn Hoa thích đi bơi.
 8. Trong các từ sau, từ nào có nghĩa rộng bao hàm?
A. Ngô.	C. Bột mì.
B. Khoai.	D. Lương thực.
II/ Tự luận(6đ)
 Câu 1: Nêu các phương diện gây hại của bao bì ni lông?
 Câu 2: Văn bản thuyết minh là gì? Khi thuyết minh người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh nào?
 Đáp án Văn 8 
A.Trắc nghiệm: (4đ)
 Chọn đáp án đúng sau: ( Mỗi câu đúng cho 0,5 đ )
 Câu 1- A 5- D
 2- B 6- C,D
 3- D 7- B
 4-B 8- D
B .Tự luận: (6 đ)
 Câu 1 (4đ)
 *Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: 
 - Do hoàn cảnh cùng quẫn : (1đ)
 + Lão yếu đi nhiều do ốm dài ngày, không còn đủ sức làm những công việc nặng nhọc  (thất nghiệp không làm ra tiền )
 + Mảnh vườn bị bão tàn phá ( Không thu nhập được từ hoa màu)
 + Thời buổi “thóc cao gạo kém”
 + Lão đã ăn bả chó để chết
 -Do Lão không muốn tiêu hết những đồng tiền mà Lão đã giành dụm được để khi Lão chết đỡ phiền đến dân làng và Lão quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con Lão 
 (1đ)
 *Qua những việc Lão cậy nhờ ông giáo,sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ tình cảnh cùng quẫn của Lão Hạc.(0,5đ)
 - Chứng tỏ Lão Hạc là người:
+Là người cha giàu tình thương yêu con (0,5đ)
+Là người nông dân giàu lòng tự trọng (0,5đ)
Cần nêu đượctình cảm đáng trân trọng của mình với Lão Hạc ( 0,5đ)
Câu 2:
-Nêu được khái niệm V/b thuyết minh (1đ)
-Nêu đầy đủ các phương pháp thuyết minh (1đ)
Đáp án :Văn 8
 	 A. Trắc nghiệm (4đ)
 Mỗi câu đúng cho 0,5đ 
 Câu 1- A; 	2- B ; 3- D ; 4- B; 5- D ; 6 - C, D ; 7- B ; 8- D
B.Tự luận (6đ)
 Câu 1(3đ): Phương diện gây hại:
Bao ni lông lẫn vào đất làm cảm trở sự sinh trưởng của các loài thực vật
Bao ni lông bị vứt xuống cống làm tắc cống, đường dẫn nước, tăng khả năng ngập úng
Bao ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
Bao ni lông màu chứa thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm
Bao ni lông thải bị đốt gây ra ngộ độc, ung thư và dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh
 Câu 2(3đ):
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất của hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích (1,5đ).
Các phương pháp (1,5đ):
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp nêu ví dụ
Phương pháp dùng số liệu ( con số)
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân loại, phân tích.
Đáp án văn 6
I/ Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1- B
Câu 2- C
Câu 3- B
Câu 4- A
Câu 5- C
Câu 6- B
Câu 7- C
Câu 8- B
 	II/ Tự luận (6đ)
Câu 1: - Nêu được truyện ngụ ngôn là gì ? (1đ)
 	 - Kể tên được các truyện ngụ ngôn đã học (1đ)
Câu 2: Nêu được bài học rút ra từ truyện “ Thầy bói xem voi” (2đ)
Câu 3: Nêu được nét giống nhau về nghệ thuật của 2 truyện:
Đều có yếu tố hoang đường kỳ ảo (1đ)
Các nhân vật đều làm được những công việc lớn lao, kì vĩ (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe khao sat dau nam.doc