Đề khảo sát học sinh lớp 9 tháng 4.2011 môn Ngữ văn

Đề khảo sát học sinh lớp 9 tháng 4.2011 môn Ngữ văn

Câu 1(1,5 điểm )

 Hoàn thành tiếp khổ thơ sau và cho biết khổ thơ đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nội dung chủ yếu của bài thơ đó?

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

 .

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Câu 2(1,5 điểm).

Đọc câu văn sau:

“Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.”

 (Hồ Chí Minh, Di chúc)

Hãy cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ xuân trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh lớp 9 tháng 4.2011 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd & đt việt yên
Trường thcs bích sơn
Đề khảo sát Học sinh lớp 9 tháng 4.2011
năm học 2010-2011 
Môn: ngữ văn 
 Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1(1,5 điểm )
 Hoàn thành tiếp khổ thơ sau và cho biết khổ thơ đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nội dung chủ yếu của bài thơ đó?
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
.
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
Câu 2(1,5 điểm). 
Đọc câu văn sau:
“Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.”
 (Hồ Chí Minh, Di chúc)
Hãy cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ xuân trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào.
Cõu 3(1 điểm). 
Trong tác phẩm của mình, tại sao nhà văn Kim Lân lại đặt nhan đề của truyện là “Làng”mà khụng phải cái tên cụ thể nào khác như “Làng Dầu” chẳng hạn? Từ nhan đề của truyện, em hiều gỡ về chủ đề của tỏc phẩm?
Câu 4(6 điểm).
Cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Duy trong hai khổ thơ cuối bài thơ “ánh trăng”:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
----------------------- Hết --------------------
(Cỏn bộ coi thi khụng giải thớch gỡ thờm)
Họ và tờn thớ sinh .................................................... Số bỏo danh..........
Phòng gd & đt việt yên
Trường thcs bích sơn
Hướng dẫn chấm khảo sát ngữ văn 9(Tháng 4.2011) 
năm học 2010-2011
Câu1(1,5 điểm)
-Chép sạch đẹp, chính xác không sai chính tả khổ thơ: 0,5 điểm
-Trả lời đung tên tác phẩm,tác giả: 0,5 điểm.
-Nêu được nội dung của bài: 0,5 điểm.
Câu 2(1,5 điểm).
-Dựa trên cơ sở của phương thức hoán dụ: “xuân” là một trong bốn mùa của một năm, mỗi một năm tuổi của con người đều trải qua mùa xuân. Vì vậy từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi.(0,5 điểm)
-Việc thay thế chữ xuân cho chữ tuổi làm cho câu văn giàu giá trị biểu cảm, diễn đạt được dụng ý sâu sắc và cách nhìn đời rất hóm hỉnh của Bác Hồ: cho dù tuổi tác đã ngoài 70 song tinh thần và sức khoẻ của Bác vẫn rất lạc quan, yêu đời. Bác vẫn còn có thể cống hiến được nhiều cho dân, cho nước.(1 điểm)
Câu 3(1 điểm) 
Nhan đề của truyện là “Làng” khụng phải là “Làng Dầu” vỡ nếu là “làng Dầu” thỡ vấn đề mà tỏc giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tỏc giả muốn núi tới một vấn đề mang tớnh phổ biến ở khắp cỏc làng quờ, cú trong mọi người nụng dõn. Bởi thế “Làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tỏc giả. Qua đú ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tỡnh yờu làng quờ tha thiết của những người nụng dõn Việt Nam trong khỏng chiến chống Phỏp.
Như võy, nhan đề “Làng” vừa núi lờn được cỏi riờng là tỡnh yờu làng của ụng Hai, đồng thời qua cỏi riờng ấy, cũng núi lờn được cỏi chung : tấm lũng của những người dõn quờ đất Việt với làng quê, đất nước. 
Câu 4(6 điểm)
a.MB(1 điểm)
-HS giới thiệu được “ánh trăng” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Duy.
-Hai khổ thơ cuối là cảm xúc và suy ngẫm của Nguyễn Duy về ánh trăng, về quá khứ, về thái độ sống ân tình thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn”
b.Thân bài(4 điểm):
-Cảm xúc của con người khi đối mặt với ánh trăng, cảm xúc khi quá khứ bỗng ùa về với biết bao kỷ niệm...
 Ngửa mặt.....................
 ....................... ...là rừng. (2 điểm)
-Cảm xúc và suy ngẫm với cái “giật mình” rất đặc biệt: vì quá khứ vẫn vẹn nguyên, chung thuỷ, tròn đầy; vì con người vô tình quên đi quá khứ; vì thái độ nghiêm khắc của quá khứ đã thức tỉnh con người thái độ sống thuỷ chung, ân tình...
Trăng cứ tròn...............
.....................giật mình. (2 điểm)
C.KB(1 điểm)
-Khẳng định được đây là hai khổ thơ hay và đặc sắc trong bài “ánh trăng” của Nguyễn Duy. 
-Đây không chỉ là cảm xúc và suy ngẫm của Nguyễn Duy về ánh trăng, về quá khứ, về thái độ sống ân tình thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn” mà còn là bài học thức tỉnh mọi người về lẽ sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_lop_9_thang_4_2011_mon_ngu_van.doc