Đề kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại lớp: 9 - Năm học: 2008 - 2009 - Đề 5

Đề kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại lớp: 9 - Năm học: 2008 - 2009 - Đề 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm).

Câu 1(1 điểm): Viết ra bài làm chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng :

1. Bài thơ "Bếp lửa" của tác giả nào?

 A. Bằng Việt. C. Nguyễn Duy.

 B. Nguyễn Khoa Điềm. D. Phạm Tiến Duật.

2. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" in trong tập thơ nào của Huy Cận?

 A. Tập thơ "Đất nở hoa" C. Tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng".

 B. Tập thơ "Bài ca cuộc đời" D. Tập thơ "Lửa thiêng".

3. Đọc bài thơ "Ánh trăng" em cảm nhận được những bài học sâu sắc nào?

 A. Thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.

 B. Không đối lập, đoạn tuyệt với truyền thống.

 C. Phải giữ đạo lí ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.

 D. Tất cảc các ý trên.

4. Nhân vật chính trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là ai?

 A. Ông hoạ sĩ.

 B. Anh thanh niên làm công tác khí tượng.

 C. Anh cán bộ nghiên cứu sét.

 D. Ông kỹ sư nông nghiệp.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết về thơ và truyện hiện đại lớp: 9 - Năm học: 2008 - 2009 - Đề 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI ( TIẾT 77 THEO PPCT)
 Lớp: 9
 Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 45 phút 
STT
 Mức độ
Nội dung
BIÊT
HIỂU
VDTHẤP
VDCAO
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đồng chí
Câu3ý1
2
Bếp lửa
câu1ý1
3
 Đoàn thuyền đánh cá 
Câu1 ý2
Câu1ýa
Câu1ýb
4
Chiếc lược ngà
Câu 3 ý4
5
Làng
Câu3 ý3
6
Ánh trăng
Câu1ý3
Câu 2
7
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu3 ý2
câu2ý2
8
Lặng lẽ Sa Pa
Câu1ý4 câu2
9
Tổng(%)
2,5điểm=15%
3,5 đ= 35%
4điểm=40%
 PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
 Lớp: 9
 Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 45 phút 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm).
Câu 1(1 điểm): Viết ra bài làm chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng :
1. Bài thơ "Bếp lửa" của tác giả nào?
	A. Bằng Việt.	C. Nguyễn Duy.
	B. Nguyễn Khoa Điềm.	D. Phạm Tiến Duật.
2. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" in trong tập thơ nào của Huy Cận?
	A. Tập thơ "Đất nở hoa" C. Tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng".
	B. Tập thơ "Bài ca cuộc đời" D. Tập thơ "Lửa thiêng".
3. Đọc bài thơ "Ánh trăng" em cảm nhận được những bài học sâu sắc nào?
	A. Thiên nhiên không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
	B. Không đối lập, đoạn tuyệt với truyền thống.
	C. Phải giữ đạo lí ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
	D. Tất cảc các ý trên.
4. Nhân vật chính trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là ai?
	A. Ông hoạ sĩ. 
	B. Anh thanh niên làm công tác khí tượng.
	C. Anh cán bộ nghiên cứu sét.
	D. Ông kỹ sư nông nghiệp.
Câu 2(1 điểm): Đoạn văn sau là nội dung cơ bản của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Em hãy hoàn thiện đoạn văn bằng cách điền từ cho sẵn vào chỗ trống cho phù hợp:” ý nghĩa, vẻ đẹp, lao động, thanh niên, sức mạnh”.
"Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" khắc hoạ thành công hình ảnh những người....................(1)bình thường, mà tiêu biểu là anh.....................(2)làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định..........................(3)của con người lao động và .....................(4)của những công việc thầm lặng".
Câu 3(1 điểm): Nối tên tác giả ở cột A với tên tác phẩm ở cột B sao cho phù hợp.
A
B
1. Chính Hữu.
a. Chiếc lược ngà
2. Phạm Tiến Duật.
b. Làng.
3. Kim Lân.
c. Đồng chí.
4. Nguyễn Quang Sáng.
d. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
5. Bằng Việt.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1( 3 điểm)
Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”
Hai câu thơ: “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuât nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Câu 2 (4 điểm ). Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của ánh trăng trong đoạn thơ sau:
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 ( Ánh trăng – Nguyễn Duy)
------------------Hết--------------------
 PHÒNG GD & ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐÁP ÁN KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI ( TIẾT 77 THEO PPCT)
 Lớp: 9
 Năm học: 2008-2009
 Thời gian: 45 phút 
I. PHẦN TRĂC NGHIỆM (3 điểm):
Câu 1(1điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25đ.
1
2
3
4
A
C
D
B
Câu 2(1điểm): Mỗi từ điền đúng được 0,25điểm.
1
2
3
4
lao động
thanh niên
vẻ đẹp
ý nghĩa
Câu 3(1điểm): Mỗi ý nối đúng được 0,25điểm.
 1 - c; 2 - d; 3 - b; 4 - a.
II . PhÇn tù luËn (7 ®iÓm)
Câu 1(3 điểm)
a.(1 điểm) Học sinh nêu được:
- Tác giả bài thơ là Huy Cận( 0,5 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ(0,5 điểm): 
 +Bài thơ được viết vào tháng 11/1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ ra đời từ chuyến đi thực tế đó.
b. (2 điểm). Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa:
-“ Mặt trời” được so sánh như hòn “lửa”
+ Tác dụng: Khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ, hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại rực rỡ, ấm áp.
- “ Sóng đã cài then đêm sập cửa”: Biện pháp nhân hóa, gán cho vật những hành động của con người.
+ Tác dụng: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. 
Câu 2( 4 điểm). 
Khi thể hiện cảm nhận về vẻ đẹp ánh trăng trong đoạn thơ cần nêu được:
Vẻ đẹp của ánh trăng trong nét nghĩa hiện thực: Ánh trăng tràn ngập nơi thành phố.
Vẻ đẹp của ánh trăng trong ý nghĩa thức tỉnh nhân văn: Ánh trăng nhắc nhở về một quá vãng xa xôi, như một người bạn ân nghĩa, thủy chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 05.doc