Đề kiểm tra 15 phút môn: Ngữ văn - Lớp 9 năm học 2007 - 2008

Đề kiểm tra 15 phút môn: Ngữ văn - Lớp 9 năm học 2007 - 2008

ĐỀ RA

Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).

1. Ai là tác giả của bài thơ “Viếng lăng Bác”?

A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên

C.Viễn Phương D. Nguyễn Bằng Việt

2. Qua nhân vật Liên, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong truyện ngắn “Bến quê ” hiện lên với những vẽ đẹp nào?

ADịu dàng, nhẫn nại,giàu lòng yêu thương và đức hi sinh

B.Nghèo khổ, cam chịu, khéo léo.

C. Nhân hậu, thuỷ chung, cam chịu

D.Cam chịu, đảm đang, khéo léo

3. Truyện “Cố hương ” của Lỗ Tấn, ai là nhân vật trung tâm ?

A.Nhuận Thổ B.Chị Hai Dương

C. Nhân vật tôi D.Bà mẹ nhuận thổ

4. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, trong truyền ngắn Làng, ai là người để ông Hai chuyện trò, tâm sự ?

A. Cậu con tai út B. Bà Hai

C. Bác Thứ D. không ai cả

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn: Ngữ văn - Lớp 9 năm học 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra 15 phút 
Môn: ngữ văn - lớp 9
Năm học 2007-2008
 Đề ra
Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).
1. Ai là tác giả của bài thơ “Viếng lăng Bác”?
A. Tố Hữu	B. Chế Lan Viên
C.Viễn Phương	D. Nguyễn Bằng Việt
2. Qua nhân vật Liên, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong truyện ngắn “Bến quê ” hiện lên với những vẽ đẹp nào?
ADịu dàng, nhẫn nại,giàu lòng yêu thương và đức hi sinh	
B.Nghèo khổ, cam chịu, khéo léo.
C. Nhân hậu, thuỷ chung, cam chịu	
D.Cam chịu, đảm đang, khéo léo
3. Truyện “Cố hương ” của Lỗ Tấn, ai là nhân vật trung tâm ?
A.Nhuận Thổ	 B.Chị Hai Dương
C. Nhân vật tôi	 D.Bà mẹ nhuận thổ
4. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, trong truyền ngắn Làng, ai là người để ông Hai chuyện trò, tâm sự ?
A. Cậu con tai út	 B. Bà Hai
C. Bác Thứ	 D. không ai cả
5Bài thơ Sang thu gợi về thời điểm giao mùa hạ-thu ở vùng nào?
A. Vùng nông thôn đồng bằng Nam Bộ	 B.Vùng nông thôn đồng bằng Trung Bộ
C. Vùng đồi núi và Trung du	
D. Vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
6.Chó sói trong cách nhìn của La Phông-ten mang đặc điểm gì?
 A.Tàn bạo B. Tàn bạo và đói khát
 C.Đáng thương	 D.Đói khát
7.Bài thơ “Con cò ” của Chế Lan Viên là lời của ai?
A. Con cò B.Đứa con 
C. Tác giả D.Người mẹ
8. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở các câu thơ: Muốn làm chim hót, Muốn làm đoá hoa,Muốn làm cây hoa?
A.So sánh B.Nhân hoá 
C.Điệp từ D.Hoán dụ 
9.Hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì ?
A. Hình ảnh cành hoa	 B. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
C. Hình ảnh con chim	 D. Hình ảnh nốt nhạc trầm
10.Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B.Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ ba D.Kết hợp cả ba ngôi  đáp án và biểu điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
Câu 1: C	 Câu 6: B
Câu 2: A	Câu 7: D
Câu 3: C	Câu 8: C
Câu 4: A	Câu 9: B
Câu 5: D	Câu 10:A
 Đề kiểm tra 15 phút 
Môn: Tiếng việt - lớp 9
Năm học 2007-2008
 Đề ra
Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).
1. Thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị”có nghĩa là:
A. Nói ngọng	B. Chỉcách nói dài dòng
C.Cách nói ấp úng,không thành lời.	D. Nói lắp
2. Trong các câu sau, từ Bạc trong câu nào được dùng với nghĩa gốc
 A. Phận sao phận bạc như vôi
 B. Bạc phau cầu giá đen rầm ngàn mây
 C. Đã cam chịu bạc với tình
 D. Bạc tình nỗi tiếng lầu xanh
3. Trong các từ sau từ nào là từ ghép ?
A.Nho nhỏ	 B.Xa xôi
C. Đo đỏ	 D.Bố mẹ 
4. Trong các từ sau từ nào không phải là từ đồng nghĩa?
A. Đoàn kết	 B. Liên kết
C. Cấu kết	 D. Cầm đầu
5.Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt?
 A. Phụ tử	 B.Mập mạp
C. Kí ức	 D. Huynh đệ
6Trong các câu sau, câu nào có chứa khởi ngữ?
 A.Tôi cũng giàu rồi B. Minh học giỏi môn Toán
 C. Giàu,tôi cũng giàu rồi	 D.Lan là học sinh lớp 6A
7.Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?
A. Bao giờ, từ lúc nào B. Vì sao, cái gì
C. Để làm gì, nhằm mục đích gì D.Bằng cái gì
8.Thành phần biệt lập gồm:
A.Tình thái B. Cảm thán
C. Gọi đáp D.Cả A,B,C, đều đúng
9.Hàm ý của câu “Bây giờ đã 11giờ rôi”được hiểu như thế nào?
A. Đã đến giờ ăn cơm B.Hết giờ buổi sáng
C. Muộn rồi, nhanh lên D.Còn sớm, cứ từ từ
10.Từ nào là từ láy trong các từ dưới đây?
A.Vọng phu B. Loắt choắt
C.Mẫu tử D.Vong nhân
 đáp án và biểu điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
Câu 1: A	 Câu 6: C
Câu 2: C	Câu 7: A
Câu 3: D	Câu 8: D
Câu 4: D	Câu 9: C
Câu 5: B 	Câu 10:B 
Đề kiểm tra1 tiết
Môn: ngữ văn - lớp 9
Kiểm tra về truyện
Năm học 2007-2008
Thời gian làm bài 45 phút
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).
1. Truyện “Lặng lẽ Sa pa” của tác giả nào?
A. Kim Lân	B. Nguyễn Thành Long
C. Nguyễn Quang Sáng	D. Nguyễn Bằng Việt
2. Văn bản “Chiếc lược ngà” ai là nhân vật chính?
A.Ông Sáu và vợ	B. Bà ngoại, bé Thu
C. Ông Sau, bé Thu	D. Người kể chuyện
3. Truyện “Cố hương ” của Lỗ Tấn, ai là nhân vật trung tâm ?
A.Nhuận Thổ	 B.Chị Hai Dương
C. Nhân vật tôi	 D.Bà mẹ nhuận thổ
4. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, trong truyền ngắn Làng, ai là người để ông Hai chuyện trò, tâm sự ?
A. Cậu con tai út	 	B. Bà Hai
C. Bác Thứ	D. không ai cả
5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Phụ tử	B. Mập mạp
C. Ký ức	D. Huynh đệ
6.Phương thức biẻu đạt chính của truyện ngắn “Bến quê” là gì?
A. Miêu tả B. Biểu cảm
C. Tự sự	 D. Nghị luận
II. Phần tự luận:(7 điểm)
Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu bằng một đoạn văn khoảng 5 – 6 dòng (2 điểm) 
Câu 2: Phân tích những nét chung và riêng của ba nhân vật chính(Phương Định, Nho, Thao) trong đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (5 điểm).
Đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chung
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai, trình bày và kỷ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5; 1,0 đến tối đa là 10 (0,25 là tròn thành 0,5)
Hướng dẫn cụ thể:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): Yêu cầu và cho điểm
Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
C
C
A
B
C
Phần II: Tự luận (7 điểm)	
Câu 1) Phải đảm bảo đầy đủ nội dung chính của truyện. (2 điểm)
Câu 2) (5 điểm)
a) Các yêu cầu về kỹ năng.
- Bố cục rành mạch, hợp lý. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt.
- Diễn đạt trôi chảy, có tính sáng tạo.
- Mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về nội dung và cho điểm:
- Các ý trong bài có thể được sắp xép, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau; miễn là đạt được các nội dung sau:
- Nét chung trong phẩm chất, tính cách của ba cô gái thanh niên là:
+ Dũng cảm, không sợ khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh.
+ Bình tĩnh, khôn kheo, sống ngăn nắp, gọn gàng, lạc quan
- Nét riêng của ba cô gái:
+ Phương Định: Cô gái Hà Nội, kín đáo, duyên dáng
+ Nho: Cứng cỏi và tinh nghịch, thích màu sắc sặc sỡ
+ Chị Thao: Lớn tuổi hơn cả, bình tĩnh đến thảm nhiên, chu đáo
- Đó là vẽ đẹp lãng mạn của Những ngôi sao xa xôi thời đánh Mỹ hào hùng
[
Đề kiểm tra 1 tiết 
Môn: ngữ văn - lớp 9
Kiểm tra về thơ
Năm học 2007-2008
Thời gian làm bài 45 phút
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).
1Truyện ngắn “Bến quê” của tác giả nào?
A. Nguyễn Minh Châu	B. Võ Minh Châu
C. Nguyễn Bằng Việt 	D.Nguyễn Thành Long
2. Khi đất nước vào xuân: “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao” Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ tác giả nhắc đến những người nào?
A. Người cầm súng, người ra đồng	B. Ca sĩ, nhạc sĩ
C. Giáo viên, học sinh	D. Diễn viên, người cầm súng
3. Hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là gì ?
A. Hình ảnh cành hoa	 B. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ
C. Hình ảnh con chim	 D. Hình ảnh nốt nhạc trầm
4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Viếng lăng Bác” là gì ?
A. Tự sự	 	B. Miêu tả
C. Miêu tả với biểu cảm	D. Nghị luận
5. Từ mặt trời trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh	B. ẩn dụ
C. Điệp ngữ	D. Hoán dụ
6. Bài thơ “Nói với con” là lời của ai nói với ai?
A. Mẹ nói với con B. Ông, bà
C. Thầy, cô	 D. Cha nói với con
II. Phần tự luận:(7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Chép lại theo trí nhớ những câo thơ có từ trăng trong các bài thơ đã học ở chương trình ngữ văn 9. 
Câu 2: (3,5 điểm) Theo em, cái hay và vẽ đẹp của khổ thơ:.
	Có đáp mây mùa Hạ
	Vắt nữa mình sang Thu 
	Sấm cũng bớt bất ngờ 
	Trên hàng cây đứng tuổi.
	(Hữu Thỉnh - Sang Thu)
Là ở đâu ? Viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu bày tỏ cảm xúc của mình?
Câu 3:(2 điểm) Phân tích hai câu thơ trong bài thơ “Con cò”của Chế Lan Viên” 
	“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chung
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai, trình bày và kỷ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5; 1,0 đến tối đa là 10 (0,25 là tròn thành 0,5)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điể
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
A
B
C
B
D
Phần II: Tự luận (7 điểm)	
Câu 1) (1,5 điểm) Các bài thơ có từ trăng: 
+ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
+ Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
+ Bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy
+ Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
Câu 2) (3,5 điểm)
a) Các yêu cầu về kỹ năng.
- Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bố cục rành mạch, hợp lý. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt.
- Diễn đạt trôi chảy, có tính sáng tạo.
- Mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b) Yêu cầu về nội dung và cho điểm:
- Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau; miễn là đạt được các nội dung sau:
- Giới thiệu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo. Cảm nhận tinh tế khoảng khắc giao mùa
- Phát hiện và phân tích cái hay, vẽ đẹp triết ký của các câu thơ:
+ “Có đám mây sang Thu” là vẽ đẹp duyên dáng, mềm mại của đám mây được hình dung như dáng điệu của người con gái.
+ “Sấm đứng tuổi” là cảm nhận, liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy và tâm hồn
- Chú ý nghệ thuật của đoạn thơ.
Câu 3: (2 điểm)- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò.
 - Hai câu thơ ở cuối đoạn hai là lời mẹ nói với con
 - Trong suy nghĩ của mẹ, con dù lớn, dù khôn, dù trưởng thành đến đâu con vẫn là con của mẹ, vẫn đáng yêu, vẫn cần che chỡ, vẫn là niền tự hào, niềm tin của mẹ.Dù ở đâu, lòng mẹ vẫn bên con
- Ngợi ca tình cảm thiêng liêng của mẹ
Đề kiểm tra học kỳ II lớp 9
Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).
1. Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba 	B. Ngôi thứ hai
C.Ngôi thứ nhất 	 D. Cả A,B,C đều đúng
2.Cách xưng con của Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác có ý nghĩa gì?
A.Bày tỏ tình cảm thương nhớ và kính yêu Bác	
B..Bày tỏ tình cảm thương nhớ Bác
C. Bày tỏ tình cảm kính yêu.
D.Bày tỏ tình cảm thành kính đối với Bác.
3.Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã được nhạc sĩ nào phổ nhạc?
A.Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh B.Nhạc sĩ Trần Tiến
C. Nhạc sĩ Quốc Trung	 D.Nhạc sĩ Trần Hoàn 
4. Nhân vật chính trong truyện ngắn Bến quê là ai?
A. Liên 	 B. Nhĩ
C. Tuấn	 D.Ông giáo Khuyến 
5. Phương thức chuyển nghĩa chủ yếu của tiếng Việt là:
A. ẩn dụ, hoán dụ. B.Nhân hoá
C. Nói quá D.Nói giảm
6.Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là:
ATự sự B. Biểu cảm
C.Nghị luận D. Miêu tả
II. Phần tự luận:(7 điểm)
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (2 điểm) 
Câu2:Suy nghĩ về nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
 Việt Trung, ngày 26 tháng 2 năm 2008.
 Người ra đề.
 Trần thị mai anh
 Hướng dẫn chấm Đề KIểM TRA HọC Kỳ II
 Năm học 2007- 2008
Môn: Ngữ văn
Hướng dẫn chung:
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Phần trong dấu [...] chủ yếu để định hướng cho ngời chấm; không nên cứng nhắc buộc học sinh phải triển khai, diễn đạt tương tự mới cho điểm.
- Có thể cho điểm toàn bài nh sau: 0, 0,25; 0,5; 0,75; ...cho đến tối đa là 10.
Hướng dẫn cụ thể:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điể
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
A
D
B
A
B
Phần tưluận
Câu 1: Đối với nhà thơ Thanh Hải học sinh cần nêu được những ý sau:
Tên thật Phạm Bá Ngoãn sinh năm 1930 mất năm 1980
Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...
Là người có công xây dựng nền văn học cách mạng Miền Nam
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào tháng 11-1980, trước khi tác giả qua đời một tháng
Câu 2:	 Các yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận.
- Bố cục bài rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt. 
- Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn.
- Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Các yêu cầu về nội dung và cách cho điểm:
	HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, miễn là đạt đợc các nội dung sau:
1. Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm . Đánh giá thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật.đ Tối đa 1,0 điểm.
2. Nét nổi bật nhất của nhân vật Ông Hai là tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước...đ Tối đa 1,0 điểm.
*Tình yêu đó của ông được bộc lộ qua hai tình hống:
- Tâm trạng và hành động của Ông Hai, khi nghe tin cả làng chợ Dầu theo giặc:đ Tối đa 2,0 điểm. 
+ Nghe tin cả làng theo giặc, quá đột ngộtđ nổi ám ảnh day dứtđ đau xót uất ức và nhục nhã(HS dựa vào tác phẩm để lấy dẫn chứng)
+ Xảy ra trong tâm trí Ông Hai,cuộc xung đột nội tâm gay gắt và rơi vào tình thế bế tắc: Tình yêu làng sâu nặng nhưng giờ cả làng theo giặc thì phải thù. Dù cả đời Ông, đã gắn bó máu thịt và vô cùng yêu thương , rất đỗi tự hào,trong ông tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê(HS dựa vào tác phẩm để lấy dẫn chứng)
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính:...đ Tối đa 1,5 điểm.
+ Tâm trạng vui vẽ, nhẹ nhõm, khi nghe tin cải chính.
+ Hành động trở nên hoạt bátHS dựa vào tác phẩm để lấy dẫn chứng)
* Ông Hai là ngời yêu quê, yêu nớc đằm thắm chân thật,một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự
*Nghệ thuật xây dung nhân vật:đ Tối đa 1,0 điểm.
+Các chi tiết miêu tả hành động
+Các chi tiết miêu tả nội tâm( đối thoại, độc thoại)
3.Khẳng định vẽ đẹp tâm hồn nhân vật và thành công của tác giả trong xây dựng tình huống và nhân vật.đTối đa 1,5 điểm
 Việt Trung, ngày 7 tháng 3 năm 2008. 
 Người làm hướng dẫn
 Trần thị mai anh

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra lop 9 cuc hay.doc