Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2012 - 2013

Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2012 - 2013

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2012-2013

(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian chép đề)

I. Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng

Câu 1: Dãy từ nào sau đây là những từ có nhiều nghĩa?

A. Rau cải, cá chép, nhà cửa, bàn ghế

B. Cà mau, Nguyễn Văn Trỗi, Hòn khoai

C. Pháp luật, đạo đức, chính trị, học tập.

D. Đi, ăn, chân, mũi, đầu

Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của động từ.

A. Thường làm vị ngữ trong câu

B. Có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, chớ

C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ.

D. Thường làm thành phần phụ trong câu:

Câu 3: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh

B. Nhân vật thông minh tài giỏi

C. Nhân vật dũng sĩ

D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí.

Câu 4: Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc?

A. Chàng là người có nhiều vật lạ: niêu cơm thần, đàn thần

B. Chàng được lấy công chúa và được làm vua

C. Chàng là người khoẻ mạnh, vô tư.

D. Chàng là người thật thà, dũng cảm, tài giỏi, nhân hậu

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2012-2013
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian chép đề)
I. Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1: Dãy từ nào sau đây là những từ có nhiều nghĩa?
A. Rau cải, cá chép, nhà cửa, bàn ghế
B. Cà mau, Nguyễn Văn Trỗi, Hòn khoai
C. Pháp luật, đạo đức, chính trị, học tập.
D. Đi, ăn, chân, mũi, đầu
Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của động từ.
A. Thường làm vị ngữ trong câu
B. Có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, chớ
C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ.
D. Thường làm thành phần phụ trong câu:
Câu 3: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh
B. Nhân vật thông minh tài giỏi
C. Nhân vật dũng sĩ
D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí.
Câu 4: Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc?
A. Chàng là người có nhiều vật lạ: niêu cơm thần, đàn thần
B. Chàng được lấy công chúa và được làm vua
C. Chàng là người khoẻ mạnh, vô tư.
D. Chàng là người thật thà, dũng cảm, tài giỏi, nhân hậu
Câu 5: Mục đích của truyện cười là gì?
A. Thể hiện niềm tin và ước mơ về công lý xã hội
B. Đánh giá về nhân vật, sự kiện lịch sử
C. Nói ngụ ý bóng gió để châm biếm
D. Gây cười để mua vui hoặc phê phán
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây không chính xác khi nói về nghệ thuật của truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”
A. Truyện mang tính chất giáo huấn
B. Có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng
C. Bố cục chặt chẽ, hợp lý
D. Những lời đối thoại sắc sảo
Câu 7: Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì?
A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
B. Diễn biến của sự việc
C. Kể kết cục của sự việc
D. Nêu ý nghĩa bài học
Câu 8: Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng sáng tạo
A. Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại
B. Kể lại một câu chuyện đã học trong sách vở
C. Nhớ và kể lại một câu chuyện có thật
D. Tưởng tượng và kể một câu chuyện có lôgic tự nhiên và có ý nghĩa
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
a, Cụm danh từ là gì?
b, Xác định cụm danh từ trong câu sau và sắp xếp cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo?
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng
Câu 2: (2,5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn:
“ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ”
Câu 3: (4,5 điểm)
Hãy kể về một trò chơi dân gian mà em yêu thích?
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
B
D
D
B
B
D
Mỗi câu trả lời đúng cho (0,25 điểm)
Trả lời sai hoặc thiếu không cho điểm
Phần II: Tự luận
Câu 1: (1 điểm)
a, Nêu đúng định nghĩa: Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (0,5 điểm)
b, Xác định đúng cụm danh từ: “một chàng dế thanh niên, cường tráng”(0,25 điểm)
Sắp xếp vào mô hình cấu tạo:(0,25 điểm)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
một
chàng dế
thanh niên cường tráng
Câu 2: (2,5 điểm)
- Đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo về tài năng và sức mạnh của nhân vật Sơn Tinh trong truyền thuyết “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”(0,25 điểm)
- Khi giao tranh với Thuỷ Tinh, Sơn Tinh dùng phép lạ “Bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ” đánh nhau hàng tháng trời Sơn Tinh vẫn vững vàng(0,25 điểm)
- Tài năng của Sơn Tinh được tác giả dân gian miêu tả rất đặc biệt đó là tài bồi đắp, xây dựng cuộc sống cộng đồng ấm no sinh sôi. Trong cách miêu tả tài năng của Sơn Tinh, tác giả dân gian thể hiện rõ mối thiện cảm vớí thần núi. Trong tâm linh của họ Sơn Tinh là phúc thần, một trong “tứ bất tử”. Tầm vóc, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến cồng của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở lưu vực sông Hồng và sông Đà (1 điểm)
- Như vậy Sơn Tinh là ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên tai của cư dân Việt cổ xưa được hình tượng hoá. Đây cũng chính là kì tích dựng nước của các Vua Hùng và kì tích ấy được phát huy mạnh mẽ về sau (0,5 điểm). Đoạn văn còn cho thấy tài tưởng tượng bay bổng tuyệt vời của tác giả dân gian, tạo sự ly kì hấp dẫn cho câu chuyện(1 điểm)
Câu 3: (4,5 điểm)
Có nhiều trò chơi dân gian khác nhau: Chơi quay, đá gà, rồng rắn lên mây, thả diều, mèo đuổi chuột, chơi ô ăn quan, đánh cờ, kéo co. Mỗi trò chơi có một luật chơi, cách chơi tuy vậy bài viết cần đạt các yêu cầu sau:
1. Mở bài: (0,25 điểm) Giới thiệu
- Trò chơi mà mình yêu thích
- Nêu lý do vì sao mà mình yêu thích
2. Thân bài: (4 điểm)
- Nêu luật chơi(1 điểm)
+ Cần bao nhiêu người
+ Cần địa điểm như thế nào
+ Cần phương tiện gì
- Nêu cách chơi hoặc diễn biến cuộc chơi (2 điểm)
+ Bắt đầu như thế nào
+ Kết thúc ra sao
- Cảnh người xem (1điểm) có thể viết đan xen với việc kể diễn biến của cuộc chơi
+ Hò reo, la hét
+ Cổ vũ, động viên
3. Kết bài(0,25 điểm)
Bộc lộ suy nghĩ của bản thân mình về trò chơi dân gian đó. (có thể so sánh với một số trò chơi hiện đại như trò chơi điện tử, trượt patan)
Ý nghĩa của trò chơi đối với kỉ niệm tuổi thơ, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc
 Lưu ý: 
- Mỗi ý cho điểm tối đa khi đủ ý, diễn đạt lưu loát có cảm xúc
- cho nửa số điểm: Đủ ý, diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, vụng về.
- Không cho điểm: Nếu thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Loc.doc