Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn : ngữ văn 9 - Trường thcs Hải Nam

Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn : ngữ văn 9 - Trường thcs Hải Nam

PHÒNG GD-ĐT HẢI HẬU

TRƯỜNG THCS HẢI NAM

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013

Môn : Ngữ Văn 9

PHẦN I TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm)

 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ở mỗi câu sau:

Câu1 Bài thơ Đồng chí ra đời vào thời kì nào?

A. Trước cách mạng tháng Tám

B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mĩ

D. Sau đại thắng mùa xuân 1975

Câu 2 Hình ảnh “Đầu súng trăng treo" có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng?

A. Tả thực.

B. Biểu tượng

C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3 Giọng điệu của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được biểu hiện như thế nào?

A. Ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả.

B. Trữ tình, nhẹ nhàng,phù hợp với đối tượng miêu tả.

C. Sâu lắng, nhẹ nhàng,phù hợp với đối tượng miêu tả.

D. Hào hứng,hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả

Câu 4 Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?

A. Công việc vất vả, nặng nhọc

B. Sự cô đơn,vắng vẻ

C. Thời tiết khắc nghiệt

D. Cuộc sống thiếu thốn

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2012 - 2013 môn : ngữ văn 9 - Trường thcs Hải Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Hải Hậu
Trường THCS Hải Nam 
Đề kiểm tra chất lượng học kì I Năm học 2012-2013
Môn : Ngữ Văn 9
Phần I Trắc nghiệm Khách quan (2 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ở mỗi câu sau:
Câu1 Bài thơ Đồng chí ra đời vào thời kì nào?
Trước cách mạng tháng Tám
Trong kháng chiến chống Pháp
Trong kháng chiến chống Mĩ
Sau đại thắng mùa xuân 1975
Câu 2 Hình ảnh “Đầu súng trăng treo" có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng?
Tả thực.
Biểu tượng
Vừa tả thực, vừa biểu tượng
Cả A, B, C đều sai
Câu 3 Giọng điệu của bài thơ  Bài thơ về tiểu đội xe không kính được biểu hiện như thế nào ?
Ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả.
Trữ tình, nhẹ nhàng,phù hợp với đối tượng miêu tả.
Sâu lắng, nhẹ nhàng,phù hợp với đối tượng miêu tả.
Hào hứng,hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả
Câu 4 Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì ?
Công việc vất vả, nặng nhọc
Sự cô đơn,vắng vẻ
Thời tiết khắc nghiệt
Cuộc sống thiếu thốn
Câu 5 Hai câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa-Sóng đã cài then đêm sập cửa” sử dụng biện pháp tu từ nào
 A. So sánh và nhân hoá
 B. Nói quá và liệt kê
 C. ẩn dụ và nhân hoá
 D. Chơi chữ và điệp ngữ
Câu6 Từ “bạc’ trong câu thơ “ Đừng xanh như lá bạc như vôi” của Hồ Xuân Hương có phải là thuật ngữ không?
Có
Không
Câu 7. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì?
 Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng,vươn vai nói to:
Hà,nắng gớm, về nào? (Kim Lân- Làng)
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 
Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
Câu8 . Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần kết hợp với yếu tố nào?
Miêu tả
Biểu cảm 
Thuyết minh
Nghị luận
Phần 2 Tự luận (8đ)
Câu 1 (1đ) So sánh hai dị bản của câu ca dao:
-Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
-Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
Cho biết trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt.Vì sao?
Câu 2 (3,0đ) Cho đoạn thơ sau: 
 “Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”.
Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Bài thơ được sáng tác năm nào, ở đâu?
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên?
Câu3 (4 đ) Kể lại một giấc mơ em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Đáp án-Biểu điểm
Phần I Trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
A
B
A
B
D
A
Phần 2 Tự luận ( 8đ)
Câu 1 (1đ) 
-Gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt. (0,5đ)
Vì gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý còn gật gù: gật nhẹ nhiều lần biểu thị thái độ đồng tình,tán thưởng.Như vậy gật gù biểu thị thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: Tuy món ăn đạm bạc nhưng đôi vợ chồng trẻ nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống. (0,5đ)
Câu 2 (3đ)
(1đ) mỗi ý 0,25 đ
Khổ thơ nằm trong bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy,sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
 b. (2,0đ) Đây là khổ kết trong bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy.Khổ thơ là suy ngẫm của nhà thơ về trăng.
-Trước hết nhà thơ suy ngẫm về trăng,người bạn tri âm, tri kỉ.Người bạn ấy vẫn như xưa,vẫn cứ tròn,sáng đẹp, hiền hoà.Nay gặp người bạn cũ bạc tình, bạc nghĩa, thờ ơ, lãng quên coi mình như người dưng mà nay gặp lại vầng trăng vẫn im lặng không kể chi đến tội của con người. Nghệ thuật nhân hoá đã biến trăng thành con người bao dung, độ lượng, đẹp đẽ biết nhường nào. Chính thái độ bao dung, độ lượng ấy của trăng khiến cho con người phải giật mình. Cái giật mình chứa biết bao ý nghĩa. Đó là cái giật mình nhìn lại chính mình, nhìn về cái thờ ơ của mình với trăng. Cái giật mình còn là thái độ ân hận vì mình trót gây ra lỗi lầm đề từ đó hướng thiện
- Hình ảnh vầng trăng không còn dừng lại là vầng trăng của thiên nhiên nữa mà trong suy ngẫm của nhà thơ vầng trăng là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho quá khứ, cho những năm tháng gian lao của chính nhà thơ và của đất nước.Con người có thể vô tình lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
- Lời thơ kết hợp tự sự với trữ tình; giọng thơ trầm lắng, suy tư, triết lí; hình ảnh thơ bình dị, hàm súc, giàu sức khơi gợi và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng;tất cả tập trung khơi dậy cảm xúc “ uống nước nhớ nguồn”, đạo lí sống ân nghĩa thuỷ chung, truyền thống dân tộc.
Cho 1,5- 2,0 điểm : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc tinh tế.
Cho 0,75-1,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ ,có ý sâu sắc.
Cho 0,25-0,5 điểm : Cảm nhận được một vài ý nhưng chưa sâu sắc.
 Câu 3 
Mở bài (0,25đ)
Yêu cầu: - Giới thiệu sự việc, nhân vật đã gặp.
cảm xúc khái quát về cuộc gặp gỡ.
Cho điểm:
Cho 0.25 điểm : Đạt như yêu cầu
Cho 0 điểm thiếu hoặc sai hoàn toàn
b.Thân bài:(3.5 điểm)
Chú ý: đề đặt ra giả định người viết có người thân đi xa( có thể là đi công tác xa, chuyển chỗ ở tới nơi xa và cũng có thể là mất từ lâu, ). Người thân tức là người có kỷ niệm gắn bó sâu nặng, quen thuộc và thân thiết với người viết. Hình thức kể lại một giấc mơ, trong giấc mơ gặp lại ai, quan hệ với mình như thế nào. Người đó bây giờ ở đâu, làm gì, khi gặp lại hình dáng, cử chỉ, nét mặt, lời nói ra sao) 
Học sinh biết xây dựng cốt truyện chặt chẽ, kết hợp tả người và tả nội tâm một cách hợp lý.
Cho điểm:
Cho 3,0-3,5 điểm: Đạt yêu cầu như trên, lời kể hấp dẫn, có yếu tố miêu tả, cảm xúc, suy nghĩ chân thành.
Cho 2,25-2,75 điểm: Đầy đủ các sự việc, một số chỗ ít miêu tả,cảm xúc, suy nghĩ của bản thân còn gượng ép.
Cho 1,25-2,0 điểm: Tương đối đầy đủ các sự việc, có tính liệt kê sự việc.
Cho 0,25-1,0 điểm: Có ý chạm vào yêu cầu.
c.Kết bài: (0.25 điểm)
- Nêu sự việc kết thúc.
- Cảm nghĩ của bản thân
Cho điểm:
Cho 0.25 điểm : Đạt như yêu cầu
Cho 0 điểm thiếu hoặc sai hoàn toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Van9 KyI HaiNam (2012-2013).doc