Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn thi: Ngữ văn 7

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn thi: Ngữ văn 7

 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

 NĂM HỌC: 2012 -2013

 MÔN THI : NGỮ VĂN 7

I.TRẮC NGHIỆM:(1 đ)

. Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1. Từ nào không phải là từ láy:

A. Trong trắng

B. Rực rỡ.

C. Nhảy nhót.

D. Ríu ran.

Câu 2. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống.

“ Con hư tại mẹ, cháu hư bà”.

A. Nhờ.

B. Bởi.

C. Vì.

D. Tại.

Câu 3.Nội dung chính của bài thơ: Bánh trôi nước” là gì?

A. Vịnh chiếc bánh trôi nước.

B. Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của người phụ nữ.

C. Xót thương cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

D. Cả B và C.

Câu 4. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được ca ngợi như thế nào?

A. Đệ nhất thi sĩ.

B. Bà chúa thơ Nôm.

C. Đại thi hào.

D. Nữ sĩ uyên bác.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học: 2012 - 2013 môn thi: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THCS Hải An
 đề kiểm tra chất lượng học kỳ i
 Năm học: 2012 -2013
 Môn thi : ngữ văn 7
I.trắc nghiệm:(1 đ)
. Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1. Từ nào không phải là từ láy:
Trong trắng
Rực rỡ.
Nhảy nhót.
Ríu ran.
Câu 2. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống.
“ Con hư tại mẹ, cháu hư bà”.
Nhờ.
Bởi.
Vì.
Tại.
Câu 3.Nội dung chính của bài thơ: Bánh trôi nước” là gì? 
Vịnh chiếc bánh trôi nước.
Ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của người phụ nữ.
Xót thương cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
 Cả B và C.
Câu 4. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được ca ngợi như thế nào?
Đệ nhất thi sĩ.
Bà chúa thơ Nôm.
Đại thi hào.
Nữ sĩ uyên bác.
Câu 5. Bài thơ : Bạn đến chơi nhà thuộc đề tài nào?
Đề tài gia đình.
Đề tài tình bạn.
Đề tài đạo đức.
Đề tài giao tiếp.
Câu 6. ý nghĩa của nhan đề:” Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Sự phân chia tài sản trong gia đình Thành- Thủy.
Sự chia ly của 2 đứa trẻ vô tội vốn gắn bó và yêu thương nhau.
Cuộc chia tay của 2 con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ.
Sự chia tay của cha mẹ Thành và Thủy.
Câu 7. Trong các bước tạo lập văn bản đã học, theo em bước nào có thể bỏ qua?
Bước 1,2.
Bước 3.
Bước 4. D. không bước nào.
 Câu 8.Nhận định nào sau đây đầy đủ nhất về nội dung hai bài thơ” cảnh khuya,Rằm tháng giêng”
Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu nặng của Bác.
Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung,lạc quan của Bác.
 II. Tự luận.
 Câu 1. Thành ngữ là gì? Hãy lấy một ví dụ minh họa?
 Câu 2. Trình bày cảm nhận của em về câu ca dao sau:
 “ Thân em như trái bần trôi
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”
 Câu 3. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ” Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
 đáp án- biểu điểm.
 Phần i :Trắc nghiệm (2Đ)
 1.A ; 2D ; 3D ; 4B ; 5B ; 6B ;7D ; 8B.
Mỗi đáp án đúng 0,25đ.
 Phần ii ; Tự luận (8đ)
 Câu 1.(1đ) 
Trả lời đúng khái niệm thành ngữ(0,5đ)
Lấy đúng ví dụ(0,5đ)
 Câu 2. (2đ)
Bài ca dao là câu hát than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh độc đáo: so sánh thân em với trái bần trôi. Trái bần là một loại quả vừa chua , vừa chát ở vùng nước nợ. Cách so sánh độc đáo ở chỗ hình ảnh so sánh ở đây rất cụ thể. Không phải so sánh thân phận người phụ nữ với trái bần trên cây mà là với trái bần đang trôi nổi , bị gió dập sóng dồi
Thông qua hình ảnh này tác giả dân gian muốn nói người phụ nữ trong xã hội xưa không có khả năng làm chủ số phận của mình mà luôn phải chịu đựng tác động của ngoại cảnh
Bài ca dao là tiếng than về thân phận khốn khó của người phụ nữ trong xã hội xưa không tự làm chủ được cuộc đời và cuộc sống của mình.
Điểm 1.5-2: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc , tinh tế.
Điểm 0,75- 1,25:Cảm nhận khá đủ nhưng chưa sâu sắc tinh tế.
Điểm 0,5-1đ: Cảm nhận sơ sài , có chi tiết chạm vào yêu cầu.
Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn
 Câu 3 (5đ)
Mở bài(0,5đ)
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
Nêu nội dung bài thơ: Thông qua hình ảnh “Bánh trôi nước’ ta thấy được vẻ đẹp , phẩm chất trong trắng, sắt son , thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Trích dẫn bài thơ.
Thân bài: (4đ)
Cảm nhận được: 
Bánh trôi nước được miêu tả:
 + Bánh có màu trắng,làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phèn, được luộc chín trong nước sôi
Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói về vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để nêu bật vẻ đẹp trong trắng, xinh đẹp của họ.
+ Phẩm chất: dù gặp bất cứ cảnh ngộ oái oăm, ngang trái gì vẫn giữ vững được tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa( lòng son).
+ Thân phận : chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời. Qua bài thơ tác giả đã thể hiện một thái độ trân trọng, nâng niu cái đẹp, phẩm chất trong trắng, thủy chung, son sắc và cảm thương cho thân phận chìm nổi, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Điểm 3,5-4: Trình bày đầy đủ nội dung trên,diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.
Điểm 2,5-3: Tương đối đầy đủ nội dung trên, tương đối trôi chảy, mạch lạc, cảm xúc. Đôi chỗ còn vụng về.
Điểm 1,5-2: Nội dung sơ sài, ít cảm xúc.
Điểm 0,5- 1: Có ý chạm vào yêu cầu.
Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn
Kết bài:
Nêu ấn tượng chung về tác phẩm.
Điểm 0,5: Đạy yêu cầu.
Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiêmtra VAN 7,12-13 Hai An.doc.doc