Đề kiểm tra định kỳ năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn lớp 9 (kiểm tra thơ)

Đề kiểm tra định kỳ năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn lớp 9 (kiểm tra thơ)

 Câu 1: (3đ)

 Cho câu thơ sau:

 “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.”

 .

 a/ Hãy chép chính xác 4 câu thơ tiếp theo.

 b/ Đoạn thơ vừa chép năm trong bài thơ nào? Của ai?

 c/ Từ “Nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?

Câu 2 : (2đ)

Em hiểu thế nào về nhan đề: Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.

Câu 3: (5đ)

Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận và suy nghĩ của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn lớp 9 (kiểm tra thơ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT CƯMGAR	 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2009-2010 
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 	 	 Môn: Ngữ văn lớp 9 (Kiểm tra Thơ)
	 	Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )	----------------------- жÑ---------------------------- 
 	Câu 1: (3đ) 
 	Cho câu thơ sau:
 	“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.”
 	. 
 	a/ Hãy chép chính xác 4 câu thơ tiếp theo.
 	b/ Đoạn thơ vừa chép năm trong bài thơ nào? Của ai?
 	c/ Từ “Nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
Câu 2 : (2đ)
Em hiểu thế nào về nhan đề: Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
Câu 3: (5đ)
Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận và suy nghĩ của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
PHÒNG GD- ĐT CƯMGAR	 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2009-2010 
ĐỀ CHÍNH THỨC
	 	 	 Môn: Ngữ văn lớp 9 (Kiểm tra Thơ)
	 	Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )	----------------------- жÑ---------------------------- 
 	Câu 1: (3đ) 
 	Cho câu thơ sau:
 	“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.”
 	. 
 	a/ Hãy chép chính xác 4 câu thơ tiếp theo.
 	b/ Đoạn thơ vừa chép năm trong bài thơ nào? Của ai?
 	c/ Từ “Nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào?
Câu 2 : (2đ)
Em hiểu thế nào về nhan đề : Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
Câu 3: (5đ)
Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận và suy nghĩ của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu “ của Hữu Thỉnh.
 PHÒNG GD-ĐTCƯM’GAR HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 	NĂM HỌC : 2009-2010
 	 Môn : Ngữ văn lớp 9 (Bài kiểm tra về thơ)
 Câu 1 (3đ)
 a/ Yêu cầu học sinh chép chính xác 4 câu thơ. (1đ )
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! 
 b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. (0,5 )
 c/ Từ “ nhóm” trong đoạn thơ có các nghĩa :
	- Nghĩa đen: Nhóm là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt để cháy lên. (0,75đ)
	- Nghĩa bóng: Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp. (0,75đ)
Câu 2 (2đ)
Nhan đề bài thơ: (1đ) 
	 Không chỉ nói đến mùa xuân, mà còn đề cập đến sự đóng góp của mọi người cho đất nước, thể hiện sự khiêm nhường, trong tính cách của mỗi con người.
Chủ đề: (1đ) 
	Niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện sự khát vọng được cống hiến hết mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước của tác giả.
Câu 3 (5đ).
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
	- Viết bài văn ngắn có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Diễn đạt tốt.
	- Có kỹ năng cảm thụ, phân tích đoạn thơ.
2. Yêu cầu về kiến thức.
 Bài làm phải có các ý cơ bản sau:
+ Giới thiệu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh và cảm hứng chủ đạo: Cảm nhận tinh tế khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc VN (1 điểm).
+Phát hiện và phân tích cái hay và vẻ đẹp của khổ thơ (3 điểm).
 - Với tâm hồn nhạy cảm, nhà thơ bất chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu qua "hương ổi", ngọn "gió se". Điều đó được thể hiện qua hai từ gợi ra sự đột ngột: bỗng, phả.
-Tiếp đó cảm nhận làn sương “chùng chình" ngoài "ngõ, làn sương được nhân hóa khơi lên cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng.
- Sau một loạt cảm xúc ấy, cuối cùng nhà thơ cũng nhận ra: “Hình như thu đã về.” Giọng điệu câu thơ như có ý chào đón.
+Từ đây có thể thấy chỉ có những người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương, đất nước mới có những cảm nhận tinh tế như vậy. (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra tho tiet 131.doc