Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9

Câu 1: (2 điểm)

 a) Chép lại nguyên văn bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

 b) Từ “trái tim” trong câu thơ cuối được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?

 c) Hãy đặt một câu văn trong đó có từ “trái tim” được dùng theo nghĩa gốc.

Câu 2: (2 điểm)

 - Nêu tên tác giả của bài thơ “Đồng chí” .

 - Nêu những nét chung về người lính cách mạng qua bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Câu 3: (2 điểm)

 Đọc đoạn trích sau:

 “ . Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:

 – Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ”ốp” đâu ? Tại

 sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?

 Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.”

 a) Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?

 b) Câu in đậm trong đoạn trích trên là lời đối thoại hay độc thoại ? Vì sao em biết ?

 c) Thuật lại đoạn truyện trên, trong đó em hãy chuyển lời thoại trực tiếp “Thanh niên bây giờ đến tận xe nhỉ ?” thành lời dẫn gián tiếp.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 782Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học: 2010 – 2011 
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng số điẻm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
VĂN 
HỌC
Văn học hiện đại.
C1, C2, C3
3,5
3,5
TIẾNG
VIỆT
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
C3
0,5
0,5
Nghĩa của từ.
C1
0,5
C1
0,5
1
TẬP 
LÀM 
VĂN
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
C3
0,5
C3
0,5
1
Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
C4
4
4
Tổng số câu
4 câu
Tổng số điểm
10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học: 2010 - 2011
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
 a) Chép lại nguyên văn bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 b) Từ “trái tim” trong câu thơ cuối được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
 c) Hãy đặt một câu văn trong đó có từ “trái tim” được dùng theo nghĩa gốc.
Câu 2: (2 điểm) 
 - Nêu tên tác giả của bài thơ “Đồng chí” .
 - Nêu những nét chung về người lính cách mạng qua bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 
Câu 3: (2 điểm) 
 Đọc đoạn trích sau:
 “ ... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
 – Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ”ốp” đâu ? Tại 
 sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
 Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.”
 a) Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? 
 b) Câu in đậm trong đoạn trích trên là lời đối thoại hay độc thoại ? Vì sao em biết ?
 c) Thuật lại đoạn truyện trên, trong đó em hãy chuyển lời thoại trực tiếp “Thanh niên bây giờđến tận xe nhỉ ?” thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 4: (4 điểm) 
 Em đã làm một việc có lỗi với bố (hoặc mẹ) khiến em ray rứt mãi. Hãy kể lại sự việc đó.
(Văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm)
-------------------Hết------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học: 2010 - 2011
Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
 a) Chép nguyên văn khổ thơ cuối (4 câu) “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. ( 1 điểm )
 - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 4 từ, trừ 0,5 điểm.
 - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 5 từ trở lên , trừ 0,75 điểm.
 b) Xác định đúng từ “trái tim” trong câu thơ được dùng theo nghĩa chuyển. ( 0,5 điểm )
 c) Đặt câu có CN, VN, nội dung rõ ràng, có dùng từ “trái tim” đúng theo nghĩa gốc. ( 0,5 điểm )
Câu 2: (2 điểm) 
 a) Nêu đúng tên tác giả bài thơ “Đồng chí” là Chính Hữu. ( 0,5 điểm )
 b) Học sinh nêu được những nét chính sau: ( 1,5 điểm )
 - Đó là những người lính Cách Mạng, những anh bộ đội Cụ Hồ. Họ có đầy đủ những phẩm chất của người chiến sĩ Cách mạng như: (Mỗi ý được 0,5 điểm)
 + Yêu Tổ quốc thiết tha, sẵn sàng hy sinh tuổi xuân cho Tổ quốc. 
 + Dũng cảm, vượt lên trên khó khăn, gian khổ , nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ 
 + Đặc biệt, họ có chung tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. 
Câu 3: (2 điểm) 
 a) Nêu đúng đoạn văn trích từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long. ( 0,5 điểm )
 b) - Câu in đậm trong đoạn trích “Thanh niên bây giờđến tận xe nhỉ ?” là lời độc thoại. ( 0,5 điểm )
 - Câu nói đó là lời của ông hoạ sĩ tự nói với chính mình, lời nói được phát ra thành lời và phía trước của lời thoại có gạch đầu dòng. ( 0,5 điểm )
 c) Thuật lại đoạn truyện và dẫn lời thoại trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp đúng theo yêu cầu. ( 0,5 điểm )
 VD: “ Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình rằng thanh niên bây giờ lạ thật, họ cứ như con bướm, đã mười một giờ, chưa đến giờ “ốp”, sao anh ta không tiễn bác đến tận xe.”
Câu 4: (4 điểm) 
 * Yêu cầu nội dung:
 - Kể một việc làm của bản thân - việc làm đó không đúng , đã làm bố (hoặc mẹ) đau lòng. Bản thân đã nhận ra những sai lầm của mình và xấu hổ hối hận 
 - Diễn tả được quá trình diễn biến nội tâm, độc thoại đối thoại của nhân vật. 
 - Câu chuyện phải có được ý nghĩa bài học về đạo đức.
 * Yêu cầu hình thức:
 - Bố cục rõ ràng hợp lí
 - Biết xây dựng các đoạn văn tự sự 
 - Lời văn trong sáng, mạch lạc
 - Biết vận dụng các yếu tố miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận, ... vào văn bản tự sự 
 * Biểu điểm: 
 - Điểm 4 : Bố cục rõ, bài viết sâu sắc, có nhiều sáng tạo, ít mắc lỗi diễn đạt
 - Điểm 3 : Bố cục rõ, có sáng tạo trong cách kể chuyện, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
 - Điểm 1, 2 : Hiểu đề, bài viết có nội dung song chưa làm nổi bật được chủ đề, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, 
 chính tả.
 - Điểm 0 : Lạc đề, không làm được gì cả.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_9.doc