Đề kiểm tra học kì I đề I năm học: 2009 – 2010. môn sinh: lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề kiểm tra học kì I  đề I năm học: 2009 – 2010. môn sinh: lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(1.5 điểm). Hãy lựa chọn các ý trả lời đúng nhất trong những câu sau:

1. Ý nghĩa của phép lai phân tích là?

a. Để nâng cao hiệu quả lai.

b. Để phân biệt thể đồng hợp và thể dị hợp.

c. Để tìm ra các thể đồng hợp trội.

d. Cả a, b và c đều đúng.

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I đề I năm học: 2009 – 2010. môn sinh: lớp 9 thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kIểM TRA học kì I. Đề I.
 Năm học: 2009 – 2010. 
 Môn sinh: lớp 9 
 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề).
 ..aÛb
I.Trắc nghiệm khách quan:(3.0 điểm)
Câu 1:(1.5 điểm). Hãy lựa chọn các ý trả lời đúng nhất trong những câu sau:
1. ý nghĩa của phép lai phân tích là?
a. Để nâng cao hiệu quả lai.
b. Để phân biệt thể đồng hợp và thể dị hợp.
c. Để tìm ra các thể đồng hợp trội.
d. Cả a, b và c đều đúng.
2.Màu lông gà do một gen qui định. Khi lai gà trống trắng (aa) với gà mái đen thuần chủng (AA) thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Cho gà F1 giao phối với gà lông đen được F2 có kết quả về kiểu hình là:
a.1 lông đen :1 lông xanh da trời.
b.1 lông xanh da trời : 1 lông trắng.
c.1 lông đen :1 lông trắng.
d.1 lông đen :1 lông xanh da trời :1 lông trắng.
3.Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình nguyên phân là:
a.Sự phân chia đồng đều chất tế bào, cho hai tế bào con.
b.Sự phân chia đồng đều các NST về hai tế bào con.
c.Sự tự nhân đôi để sao chép toàn bộ, bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.*
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu2: (1.5 điểm). Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn thiện các câu sau:
 Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại (1) . . . . . . . , đã tạo nên tính (2). . . . . . . của Prôtêin. Mỗi phân tử (3). . . . . . . .không chỉ(4). . . . . . . . . bởi thành phần, số lượng và (5). . . . . . . . .sắp xếp của các axít amin mà còn đặc trưng bởi (6). . . . . . . . , số chuỗi axít amin.
II.Trắc nghiệm tự luận: (7.0 điểm)
Câu3: (3,0 điểm).
a. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
b. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nuclêôtít như sau:
Mạch 1 : - A – G – G – T – A – G – X – A – T – T – X - G
Mạch 2 :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Hãy viết trình tự các nuclêôtít của đoạn mạch đơn bổ sung với nó. 
Câu 4: (2.0 điểm)
 Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST?
Câu5: (2.0 điểm).
 Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
 aÛb
Hướng dẫn chấm kIểM TRA học kì I.
 Môn sinh - lớp 9 - Đề I.
Năm học: 2007 – 2008. 
I.Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Điểm
 Câu 1: 
 (1.5 điểm)
 1 - b
2 - d
3 - c 
0.5
0.5
0.5
Câu 2: 
(1.5 điểm)
(1) - Axit amin
(2) - Đa dạng
(3) -Prôtêin
(4) - Đặc trưng 
(5)- Trình tự
(6)- Cấu trúc không gian.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
II.Trắc nghiệm tự luận (7,0 điểm)
Câu 3: 
(3.0 điểm)
a. ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm:
- ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các Nuclêôtít. Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại Nuclêôtít đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. 
- Phân tử ADN có tính đa dạng và đặc thù vì nó thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtít gồm 4 loại: A, T, G, X.
- Các Nuclêôtít giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T, G liên kết với X. Do nguyên tắc bổ sung của từng cặp Nuclêôtít đã đưa đến tính chất bổ sung của hai mạch đơn, vì vậy khi biết trình tự sắp xếp các Nuclêôtít trong mạch đơn này thì suy ra trình tự sắp xếp các Nuclêôtít trong mạch đơn kia . 
 -Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN số Ađênin bằng số Timin và số Guanin bằng số Xitôzin, do đó A+G = T+X. Tỉ số A+T/ G+X trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài. 
b. Mạch 2 : 
T – X – X – A – T – X – G – T – A – A – G - X 
0.5
0.5
0.5
0.5 
1.0
Câu 4: (2.0 điểm)
- Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
- Các dạng đột biến NST :
+ Mất đoạn.
+ Lặp đoạn
+ Đảo đoạn.
+ Chuyển đoạn.
- Nguyên nhân: Là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
Câu 5: (2.0 điểm)
NST giới tính
NST thường
0,5
0.75
0.75
- Tồn tại 1 cặp trong tế bào
- Tồn tại thành cặp đồng dạng hoặc không đồng dạng
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính 
- Thường tồn tại nhiều cặp ở trong tế bào
- Luôn tồn tại thành từng cặp đồng dạng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường.
Phòng GD - ĐT tP Lào cai Đề kIểM TRA học kì I.
 Năm học: 2007 – 2008. 
 Môn sinh: lớp 9 
 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề).
 Đề II.
 aÛb
I.Trắc nghiệm khách quan:(3.0 điểm)
Câu 1:(1.5 điểm). Hãy lựa chọn các ý trong câu trả lời đúng nhất:
1.Bản chất của sự di truyền độc lập là gì?
a. Sự phân li độc lập của các cặp gen tương ứng.
b. Sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác. 
c.Các gen trong các giao tử được tổ hợp với nhau một cách tự do.
d. Cả a, b và c đều đúng.
2. ở cà chua gen A quy định thân đỏ sẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền mầu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả như sau:
P:Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm -> F1 241 thân đỏ thẫm: 80 thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen P phù hợp phép lai trong các công thức sau.
P: AA x AA
P: AA x aa
P: aa x aa
P: aa x aa.
3.Trong thụ tinh, sự kiện quan trọng nhất là gì:
a.Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
b.Các giao tử kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1: 1.
c.Sự kết hợp chất tế bào của hai giao tử.
d.Sự kết hợp chất nhân của hai giao tử.
Câu2: (1.5 điểm). Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn thiện các câu sau:
 Đột biến gen là (1) . . . . . . . ,trong cấu trúc (2). . . . . . . .Đột biến gen xảy ra do (3). . . . . . . . phức tạp của (4). . . . . . . . . trong và ngoài cơ thể tới (5). . . . . . . . .,xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do (6). . . . . . . . gây ra.
II.Trắc nghiệm tự luận: (7.0 điểm)
Câu3: (3.0 điểm).
a. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ gen "ARN.
b. Một đoạn mạch đơn của gen có trình tự sắp xếp các nuclêôtít như sau:
Mạch đơn ADN: -T- A - X - X - A - T- G - X - X - A - T- G
 m ARN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 Hãy viết trình tự các nuclêôtít của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ đoạn mạch đơn trên.
Câu 4: (2.0 điểm)
 Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến cấu trúc gen? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
Câu 5: (2.0 điểm).
 Phân biệt thường biến và đột biến ?
 aÛb
Hướng dẫn chấm kIểM TRA học kì I.
 Môn sinh - lớp 9 - Đề II.
Năm học: 2009 – 2010. 
I.Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Điểm
Câu 1:
(1.5 điểm)
1 - b
2 - c
3 - a 
0.5
0.5
0.5
Câu 2:
(1.5 điểm)
(1): những biến đổi
(2): của gen
(3): ảnh hưởng
(4): môi trường
(5): phân tử ADN
(6): con người
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
II.Trắc nghiệm tự luận (7,0 điểm)
Câu 3:
(3.0 điểm)
a. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ gen "ARN.
- Quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên một mạch đơn của gen với vai trò khuôn mẫu.
- Sự liên kết giữa các nuclêôtít trên mạch khuôn với các nuclêôtít tự do của môi trường cũng diễn ra theo nguyên tắc bổ xung, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, 
X liên kết với G.
- Mạch ARN được tổng hợp có trình tự các nuclêôtít trên mạch khuôn nhưng theo nguyên tắc bổ xung, hay giống như trình tự các nuclêôtít trên mạch bổ xung, chỉ khác T được thay thế bằng U. Qua đó cho thấy trình tự các nuclêôtít trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các các nuclêôtít trong mạch ARN. 
b. Mạch đơn ADN:
 T- A - X - X - A - T- G - X - X - A - T- G
 m ARN A- U - G – G- U – A – X – G – G – U – A- X. 
0.5
0.75
0.75 
1.0
Câu 4:
(2.0 điểm)
- Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtít trên phân tử ADN do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
- Các dạng đột biến gen:
+ Mất 1 hoặc 1 số cặp nulêôtít.
+Thêm 1 hoặc 1 số cặp nulêôtít.
+Thay thế cặp nulêôtít này bằng cặp nuclêôtít khác.
+Đảo vị trí của 1 hoặc 1 số cặp nulêôtít trong gen.
- Nguyên nhân:
+Trong tự nhiên: do rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể
+Trong thực nghiệm: Con người sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến nhân tạo.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5:
(2.0 điểm)
Thường biến
Đột biến
0,5
0. 5
0.5
0.5
- Biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường( khí hậu, thức ăn ).
- Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với điều kiên ngoại cảnh
- Không di truyền được
- Thường biến có lợi giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường.
- Biến đổi kiểu gen liên quan đến sự thay đổi của ADN, NST 
- Xuất hiện riêng lẻ trên từng cá thể, không theo hướng xác định.
- Di truyền được do liên quan đến những biến đổi trong vật chất di truyền.
- Đa số có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAthoat21ktra K1.doc