Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 9

Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 9

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm – Tổng cộng 3,0 điểm)

*Đọc kĩ phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. [ ] Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc ta nằm lười yên một chỗ. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi gợi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng.

(Nguyễn Đình Thi –Tiếng nói của văn nghệ)

1.Nội dung chính của phần trích trên là gì?

a. Bàn về mối quan hệ giữa tư tưởng và nghệ thuật b. Bàn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống

c. Bàn về mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm d. Bàn về mối quan hệ giữa các thể loại văn học

2.Ý chính của đoạn văn trên thể hiện ở câu nào sau đây?

a. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.

b. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.

c. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề triết học hay khoa học.

d. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao.

3.Từ nào đồng nghĩa với từ “nghệ thuật” trong đoạn văn trên?

a. văn hóa b. văn nghệ

c. văn chương c. văn học

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TỈNH BẾN TRE
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian: 120’ (Không kể thời gian giao đề)
HS làm phần trắc nghiệm trong thời gian 20 phút, giám thị thu bài trắc nghiệm. Sau đó HS làm phần tự luận trong thời gian còn lại.
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu đúng 0,25 điểm – Tổng cộng 3,0 điểm)
*Đọc kĩ phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. [] Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc ta nằm lười yên một chỗ. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học. Anh làm cho chúng ta nhìn, nghe, rồi từ những con người, những câu chuyện, những hình ảnh, những nỗi niềm của tác phẩm sẽ khơi gợi mung lung trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ. Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng.
(Nguyễn Đình Thi –Tiếng nói của văn nghệ)
1.Nội dung chính của phần trích trên là gì?
a. Bàn về mối quan hệ giữa tư tưởng và nghệ thuật
b. Bàn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống
c. Bàn về mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm
d. Bàn về mối quan hệ giữa các thể loại văn học
2.Ý chính của đoạn văn trên thể hiện ở câu nào sau đây?
a. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
b. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.
c. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề triết học hay khoa học.
d. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao.
3.Từ nào đồng nghĩa với từ “nghệ thuật” trong đoạn văn trên?
a. văn hóa
b. văn nghệ
c. văn chương
c. văn học
*Đọc tiếp phần trích sau và trả lời các câu hỏi 4, 5, 6:
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. []
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa sổ nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
(Nguyễn Minh Châu – Bến quê)
4. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong phần trích?
a. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt
b. Mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn
c. Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt
d. Những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ
5.Phần in đậm trong câu văn “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.” là thành phần nào của câu?
a. Tình thái
b. Cảm thán
c. Gọi đáp
d. Phụ chú
6. Câu văn sau đây nói lên điều gì?
Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
a. Chiêm nghiệm của Nhĩ về nghịch lí của cuộc đời anh
b. Nhĩ buồn rầu vì chưa một lần được sang bên kia sông
c. Nhĩ vừa phát hiện ra một vẻ đẹp mới mẻ của quê hương
d. Nhĩ chưa bao giờ hiểu hết vẻ đẹp của quê hương mình
	7. Nhân vật anh thanh niên muốn thể hiện điều gì qua câu in đậm ở phần trích sau?
_Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già..
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
a. Tâm trạng xúc động
b. Thông báo thời gian
c. Tâm trạng tiếc rẻ
d. Thông báo sự việc
	8. Trong các câu sau đây, câu nào chứa khởi ngữ?
a. Có lẽ chị không nghĩ như vậy.
b. Còn chị, chị không nghĩ như vậy.
c. Than ôi, chị cũng nghĩ như vậy!
d. Chị ơi, chị nghĩ như vậy à?
9. Hai câu văn sau đây sử dụng những phép liên kết nào?
Con chó sói, bạo chúa của cừu, trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. 
(Hi-pô-lit Ten – Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten)
a. Phép lặp và phép đồng nghĩa
b. Phép lặp và phép nối
c. Phép thế và phép lặp
d. Phép thế và phép đồng nghĩa
*Đọc tiếp phần trích sau và trả lời các câu hỏi 10, 11, 12.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)
10.Phẩm chất nổi bật của cây tre được nói đến trong phần trích trên là gì?
a. Ngay thẳng, vững chãi
b. Cần cù, bền bỉ
c. Kiên trung, bất khuất
d. Thanh cao, đẹp đẽ
11.Trong phần trích có sử dụng phép tu từ nào?
a. So sánh
b. Ẩn dụ
c. Nói quá
d. Hoán dụ
12. Hình ảnh cây tre trong phần trích gợi cho người đọc liên tưởng đến điều gì?
a. Làng quê Nam Bộ
b. Phong tục, truyền thống dân tộc
c. Làng quê Bắc Bộ
d. Đất nước, con người Việt Nam
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
 1.Viết một đoạn văn từ 07 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ khi đọc truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. (2 điểm)
2.Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. (5 điểm)
-------HẾT-------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KTHII 20112012.doc