Đề kiểm tra học kì II năm 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 9

Đề kiểm tra học kì II năm 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 9

ĐỀ BÀI

I.Tiếng việt :

Câu 1:(1đ)

 Câu văn “Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.”sau có sử dụng thành phần biệt lập gì?Vì sao em chọn thành phần biệt lập đó?

Câu 2:(1đ)

 Phân tích ngữ pháp để chỉ ra cái mới và cái hay trong hai câu thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc

II. Tập làm văn:

Câu 1 :(2đ)

Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạch”

a/ Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ (0,5đ)

b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào ? của ai ? (0,5đ)

c/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ? (1 điểm)

Câu 2 :(6đ) “ . Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nét trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc ”

 (Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)

Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng GD & §T L©m Thao
Tr­êng THCS S¬n D­¬ng
 ĐỀ KIỂM TRA H.KII 2009 - 2010
 M«n: Ngữ văn 9
 Thêi gian :90 phót
ĐỀ BÀI
I.Tiếng việt :
Câu 1:(1đ)
 Câu văn “Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.”sau có sử dụng thành phần biệt lập gì?Vì sao em chọn thành phần biệt lập đó?
Câu 2:(1đ)
	Phân tích ngữ pháp để chỉ ra cái mới và cái hay trong hai câu thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc 
II. Tập làm văn:
Câu 1 :(2đ) 
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạch”
a/ Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ (0,5đ)
b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào ? của ai ? (0,5đ)
c/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ? (1 điểm)
Câu 2 :(6đ)	“. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nét trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
	(Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)
Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước
ĐÁP ÁN HỌC KÌ II- MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
I. Tiếng việt:
Câu 1: (1đ)
-Thành phần gọi đáp .(0,5đ)
-Vì có từ “Vâng” để đáp và được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. (0,5đ)
Câu 2: (1đ)
 Phân tích ngữ pháp câu thơ:
 Mọc giữa dòng sông xanh // một bông hoa tím biếc
 V	C
Có hiện tượng đảo ngữ :(0,5đ) vị ngữ đứng ở đầu câu để nhấn mạnh và làm nổi bật sự xuất hiện của bông hoa tím biếc giữa dòng sông xanh. (0,5đ)
II. Tập làm văn:
Câu 1 : 2 điểm
a/ Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy theo SGK tập II - lớp 9 để hoàn chỉnh khổ thơ 	
b/ - Nêu được tên bài thơ “Ánh trăng” 	
 - Tên tác giả bài thơ : Nguyễn Duy 	
c/ Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất di
 Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng” 	
+ Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị hiền hậu 	
+ Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ 	
Câu 2 : 6điểm
A/ Gợi ý nội dung phần thân bài
Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời
1/ Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời
Muốn làm chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca
Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Hải
2/ Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời
- Ý thức về sự đóng góp của mình : Dù nhỏ bé nhưng là các tinh tuý cao đẹp của tâm hồn mình đóng góp cho đất nước.
- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc : Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm tốn trong hoà ca chung
Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội
- Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời sống đẹp
* Khổ thơ thể hiện cảm xúc một vấn đề nhân sinh lớn lao
Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta cùng hiểu hơn vẽ đẹp tâm hồn của nhà thơ
B/ Yêu cầu về hình thức :
Bài viết có bố cục đủ 3 phần
Biết phân tích thơ
C/ Biểu điểm :
* 4,5 – 5.0 kĩ năng phân tích tốt. Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả
* 2,5 – 4.0 Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. Bài đúng hướng chân thành. Văn có đoạn suông, còn một số lỗi về diễn đạt và chính tả
* 0 – 2 chưa hiểu đề, hầu như không làm được gì 
Lưu ý : Làm tròn điểm lẻ theo đúng qui chế
Trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau :
- Có ý tưởng riêng một cách hợp lý
- Có cách hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KTRA VAN 9 KY 2 SDUONG.doc