I/Trắc nghiệm (2điểm) : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :
Câu 1: Trong truyện “Thạch Sanh”, vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc?
A. Chàng là người có nhiều phép lạ.
B. Chàng được lấy công chúa và được làm vua.
C. Chàng là người hiền hậu, dũng cảm, vị tha, hành động vì nghĩa.
D. Chàng là người khỏe mạnh, vô tư.
Câu2: Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ ”mẹ hiền” trong truyện ”Mẹ hiền dạy con” (Cổ học tinh hoa)?
A. Người mẹ hiền lành, dịu dàng.
B. Người mẹ thông minh và vô cùng nghiêm khắc.
C. Người mẹ rất yêu con và chiều chuộng con.
D. Người mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người.
Câu 3: Dòng nào sau đây không có cụm động từ ?
A.Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
B.Ngày hôm ấy, nó buồn.
C.Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
D.Người cha còn chưa biết trả lời ra sao.
Câu 4: Có mấy loại ngôi kể? Đó là những ngôi nào?
A. Một. Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc.
B. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba.
C. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ hai.
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG BÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG : THCS HOÀ LỄ Năm học : 2009 - 2010. Lớp : . Môn : Ngữ văn - Lớp 6. Họ và tên : Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Điểm: Lời phê của giáo viên: I/Trắc nghiệm (2điểm) : Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng : Câu 1: Trong truyện “Thạch Sanh”, vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc? Chàng là người có nhiều phép lạ. Chàng được lấy công chúa và được làm vua. Chàng là người hiền hậu, dũng cảm, vị tha, hành động vì nghĩa. Chàng là người khỏe mạnh, vô tư. Câu2: Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ ”mẹ hiền” trong truyện ”Mẹ hiền dạy con” (Cổ học tinh hoa)? A. Người mẹ hiền lành, dịu dàng. B. Người mẹ thông minh và vô cùng nghiêm khắc. C. Người mẹ rất yêu con và chiều chuộng con. D. Người mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người. Câu 3: Dòng nào sau đây không có cụm động từ ? A.Viên quan ấy đã đi nhiều nơi. B.Ngày hôm ấy, nó buồn. C.Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. D.Người cha còn chưa biết trả lời ra sao. Câu 4: Có mấy loại ngôi kể? Đó là những ngôi nào? Một. Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ hai. Ba. Kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ hai và kể theo ngôi thứ ba. II/Tự luận (8điểm) : Câu 1 ( 2điểm) : Giải thích nghĩa của những từ sau: nướng, giường. Câu 2(1 điểm) : Em hãy nêu những nét chung của hai truyện ngụ ngôn : ”Ếch ngồi đáy giếng” và ”Thầy bói xem voi”? Câu 3 ( 5 điểm) : Hãy đóng vai nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết ”Thánh Gióng” để kể lại câu chuyện. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC : 2009 - 2010 I/Trắc nghiệm :(2đ) Học sinh trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Đáp án như sau : CÂU 1 2 3 4 ĐÁP ÁN C D B B II/Tự luận: (8đ) Câu 1: (2điểm) Học sinh giải thích đúng nghĩa 2 từ đã cho: - Nướng: làm chín thức ăn bằng cách đặt trực tiếp lên lửa hoặc dùng than đốt (1điểm). - Giường: Đồ dùng để nằm ngủ, thường bằng gỗ, tre hoặc bằng sắt, có bộ phận chính là một khung, ở trên trải chiếu hoặc đệm (1điểm). Câu 2: (1điểm) Học sinh nêu được các ý sau: - Đều nêu lên bài học về nhận thức, nhắc nhở mọi người phải chú ý tìm hiểu xung quanh một cách toàn diện, không được chủ quan kiêu ngạo Câu 3: (5điểm) * Yêu cầu : - Học sinh biết cách nhập vai và kể lại câu chuyện bằng ngôi kể của mình(xưng tôi). - Học sinh kể được đầy đủ nội dung câu chuyện, biết cách tưởng tượng để kể lại câu chuyện một cách sinh động bằng lời kể của mình. - Bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng, bài văn mạch lạc, ít sai lỗi chính tả. * Bài làm cần đảm bảo những nội dung sau: A/ Mở bài (0,75điểm) : - Giới thiệu được sự ra đời của Thánh Gióng bằng lời kể của mình. B/ Thân bài (3,5điểm) : Học sinh kể được các ý sau: - Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.(0,5điểm) - Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.(0,5điểm) - Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.(0,75điểm) - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ, xông pha trận mạc.(0,75điểm) - Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.(0,5điểm) - Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay về trời.(0,5điểm) C/ Kết bài (0,75điểm) : - Gióng được nhân dân nhớ ơn và lập đền thờ, những vết tích của Gióng còn lại đến ngày nay. * Cách cho điểm : Điểm 5 : Nội dung và hình thức đạt yêu cầu. Điểm 3 - 4 :Nội dung và hình thức tương đối đạt yêu cầu . Điểm 1 - 2 : Nội dung và hình thức quá sơ sài. Điểm 0 : Bài làm lạc đề, để giấy trắng. MA TRẬN ĐỀ KIỂM KIỂM TRA HKI Môn : Ngữ Văn 6 Năm học : 2009 - 2010 A/ MỤC TIÊU : Giúp HS : - Kiến thức: Học sinh nhớ và trình bày được các kiến thức văn học đã lĩnh hội được trong học kì 1. - Kỹ năng : Làm quen với dạng đề trắc nghiệm và tự luận, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết từng vấn đề cụ thể. - Thái độ: Có ý thức tự giác khi làm bài. Mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Câu Điểm Tỉ lệ TN TL TN TL Thấp Cao PHẦN VĂN HỌC Truyện cổ tích Thạch Sanh Câu 1 0,5 đ 1 câu 0,5 đ 5 % Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi Câu 2 1 đ 1 câu 1 đ 10% Truyện Trung đại Mẹ hiền dạy con Câu 2 0,5đ 1 câu 0,5 đ 5 % PHẦN TIẾNG VIỆT Nghĩa của từ Câu 1 2 đ 1 câu 2 đ 20 % Cụm động từ Câu 3 0,5đ 1 câu 0,5 đ 5 % PHẦN TẬP LÀM VĂN Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự Câu 4đ 0,5đ 1 câu 0,5 đ 5 % Văn tự sự Câu 3 5 đ 1 câu 5đ 50 % Tổng số câu Điểm Tỉ lệ 4 Câu 2 đ 20 % 2 Câu 3 đ 30 % 1 Câu 5 đ 50 % 7 Câu 10 đ 100%
Tài liệu đính kèm: