Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2010-1011) môn: sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút

Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2010-1011) môn: sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút

. Kiến thức:

a. Nhận biết:

- Khái niệm lai phân tích

- Sự biến đổi hình thái, thay đổi trạng thái và sự vận động của NST trong chu kỳ tế bào

 - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen →mARN → Protein →Tính trạng

- Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị bội

- Quy trình kỹ thuật gen.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2010-1011) môn: sinh học 9 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
THIẾT KẾ MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 9 
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
a. Nhận biết: 
- Khái niệm lai phân tích 
- Sự biến đổi hình thái, thay đổi trạng thái và sự vận động của NST trong chu kỳ tế bào 
 - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: Gen →mARN → Protein →Tính trạng
- Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị bội
- Quy trình kỹ thuật gen.
b. Thông hiểu: 
- Hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của các quy luật di truyền Menden.
- Hiểu được nguyên nhân bên trong của một số bệnh tật di truyền ở người như: Đao, Tơcnơ
c. Vận dụng: 
 - Vận dụng kiến thức lí thuyết về cấu tạo ADN và Nguyên tắc bổ sung để giải bài tập.
- Vận dụng được kiến thức về mối quan hệ giữa gen và tính trạng để giải quyết bài tập.
- Vận dụng được kiến thức về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình vào thực tế
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra có trắc nghiệm
- Rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng viết sơ đồ lai
- Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, ...
- Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra.
II. Ma trận 2 chiều: 
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
T. Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Các QLDT Menden
C1a
1.0
C1b
1.0
2.0
2. Nhiễm sắc thể
C1;2
1.0
C3
0.5
C4;5
1.0
2.5
3. ADN
C2
1.5
C3
1.0
2.5
4. Biến dị
C4
1.5
C6,7
1.0
2.5
5. Ứng dụng di truyền học
C8
0.5
0.5
Tổng cộng
4.0
3.0
3.0
10.0
Kí duyệt đề: 
Phổ Cường, ngày 12 tháng 12 năm 2010
GV giảng dạy
NGUYỄN VĂN TƯƠI
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 9 
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------------------------------------------------------
I. TRẮC NGHIỆM: Ở mỗi câu chọn 1 phương án trả lời đúng ghi vào bài làm. ( 4.0 điểm) 
1. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng xảy ra ở thời kỳ nào trong quá trình giảm phân?
A. Kì đầu của giảm phân I
 C. Kì đầu của giảm phân II
B. Kì giữa của giảm phân I
D. Kì giữa của giảm phân II
2. Trong nguyên phân, NST tự nhân đôi ở kì nào?
A. Kỳ trung gian
B. Kỳ đầu
 C. Kỳ giữa
D. Kỳ sau
3. Trong 1 chu kì tế bào, giai đoạn nào chiếm thời gian dài nhất?
A. Kỳ đầu
B. Kỳ giữa
 C. Kỳ sau
D. Kỳ trung gian
4. Số tâm động có trong kì sau nguyên phân ở 1 tế bào sinh dưỡng của người là bao nhiêu?
 A. 46 B. 32
 C. 92 D. Không có
5. Số NST của một hợp tử đang nguyên phân là 4n ở trạng thái đơn, hợp tử đó đang ở:
A. kỳ đầu
B. kỳ giữa
 C. kỳ sau
D. kỳ cuối
6. Một người phụ nữ vừa mắc hội chứng Tơcnơ vừa mắc hội chứng Đao. Bộ NST của người này có bao nhiêu chiếc?
 A. 45	 B. 46
C. 47 D. 48
7. Mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:
A. một giống vật nuôi, cây trồng nào đó
 B. các biện pháp kỹ thuật canh tác
C. năng suất và sản lượng thu được
 D. điều kiện tự nhiên của môi trường
8. ADN tái tổ hợp được tạo ra do: 
 A. kết hợp đoạn ADN của tế bào cho với ADN của tế bào nhận
 B. chuyển 1 đoạn ADN từ NST này sang NST khác
 C. quá trình lai tế bào sinh dưỡng, tế bào lai mang ADN của cả 2 loài
 D. kết hợp đoạn ADN của tế bào cho với ADN của thể truyền
II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm)
 1. Lai phân tích là gì? (1.0 điểm) 
 Ở lúa, tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với tính trạng thân lùn (a). Nếu cho cây lúa thân cao (Aa) lai phân tích, kết quả thu được như thế nào?(1.0 điểm) 
 2. Một gen cấu trúc dài 4080 A0, trong đó có 400 nucleotid loại Guanin. Hãy xác định: (1.5 điểm)
a. Tổng số nucleotid của gen.
b. Số lượng nucletid từng loại của gen. 
 3. Giải thích mối quan hệ giữa gen và tính trạng. (1.0 điểm) 
 4. Thể dị bội là gì? Cơ chế nào gây phát sinh thể dị bội? (1.5 điểm)
------------------------------------------------------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS PHỔ CƯỜNG
TỔ CM: HÓA - SINH
ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2010-1011)
Môn: SINH HỌC 9 
Thời gian làm bài: 45 phút
-----------------------------------------------------------
I. TRẮC NGHIỆM: ( 8 câu X 0.5 điểm) 
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
D
C
C
B
C
D
II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm)
1. Lai phân tích (2.0 điểm)
Nội dung, yêu cầu
Điểm
a. Khái niệm lai phân tích: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
- Nếu kết quả con lai đồng tính thì cá thể trội đem lai đồng hợp tử 
- Nếu kết quả con lai phân tính thì cá thể trội đem lai dị hợp tử 
b. Bài tập áp dụng: 
- Viết đúng sơ đồ lai phân tích P. Aa (Thân cao) X aa (Thân lùn)
 GP A; a a
 F1. Aa ; aa
- Xác định đúng tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 (1 thân cao: 1 thân lùn)
0.5 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
2. Bài tập về ADN: (1.5 điểm)
Yêu cầu
Điểm
a. Xác định được Tổng số nucleotid của gen: N = 2400 
b. Số nucleotid từng loại G=X=400; A=T=800
0.5 điểm
1.0 điểm
3. Quan hệ giữa gen và tính trạng. (1.0 điểm)
Nội dung
Điểm
- Quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ: GEN →mARN → PROTEN →TÍNH TRẠNG
- Bản chất của mối quan hệ này là: trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin tạo thành protein và biểu hiện thành tính trạng
0.5 điểm
0.5 điểm
4. Thể dị bội: (1.5 điểm)
Nội dung
Điểm
a. Thể dị bội: Thể dị bội là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng
b. Sự phát sinh thể dị bội:
- Dưới tác động của các tác nhân gây đột biến, trong quá trình tạo giao tử đã có 1 hoặc một số cặp NST không phân li tạo ra các giao tử không bình thường: (n+1); (n-1); (n+2); (n-2),...
- Khi thụ tinh, các giao tử không bình thường này kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành thể dị bội.
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HKI sinh9 (10-11).doc