Câu 1-Biểu hiện của thoái hóa giống là:
A-con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng
B-con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ chúng
C-năng suất thu hoạch luôn được tăng lên
D-con lai có sức sống kém dần.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: SINH HỌC LỚP 9 – ĐỀ I Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC 4 tiết -Trình bày khái niệm ưu thế lai -Biểu hiện của thoái hóa giống -Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống khi cho tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phân và giáo phối gần ở Đv - Phương pháp tạo uu thế lai. -Tính được tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp trong các thế hệ khi cho tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phân và giáo phối gần ở ĐV 20 % =2 điểm Số câu: 2 (1câu TL; 1 câu TN) Số điểm:12,5% =1,25 đ Số câu : 2 ( 2 câu TN ) Số điểm 5 % = 0,5 đ Số câu : 1 ( TN ) Số điểm :2,5 % =0,25 đ CHƯƠNG I. MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT 4 tiết -Khái niệm về môi trường -Nhận biết một số nhân tố sinh thái của môi trường - Phân biệt các nhóm sinh thái -Mối quan hệ cùng loài và khác loài -Giới hạn sinh thái, viết được sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái 20 % =2 điểm Số câu: 2 ( 2 câu TN ) Số điểm : 5 % = 0,5 đ Số câu : 2 ( 2 câu TN ) Số điểm 5 % = 0,5 đ Số câu : 1 ( TL ) Số điểm10%=1 đ CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI 4 tiết Học sinh viết được các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 20 %=2điểm Số câu: 1 ( TL ) Số điểm: 20 % = 2 đ CHƯƠNG III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 4 tiết -Khái niệm về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. -Hiểu được nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường. -Tác động lớn nhất của con người tới môi trường 20 % điểm =2 điểm Số câu :1 ( TL ) Số điểm 10 % = 1 đ Số câu: 2 ( 2 câu TN ) Số điểm : 5 % = 0,5 đ CHƯƠNG IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4 tiết -Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên và các dạng tài nguyên. Cho ví dụ từng dạng. -Biện pháp bảo vệ môi trường -Hiểu cách vận dụng nội dung luật BVMT 20 % x =2 điểm Số câu:1 (1 TL ) Số điểm :20% = 2đ Số câu: ( 2 câu TN ) Số điểm : 5 % = 0,5 đ Tổng số câu :17 Tổng số điểm 100% = 10 điểm Số câu:6 (3 TN, 3 TL ) Số điểm :47,5 % =4,75 đ Số câu:8 TN Số điểm :20% = 2 đ Số câu :1 (TL ) Số điểm 10% =1đ Số câu :2 ( 1 TN, 1TL ) Số điểm 22,5% = 2,25 đ Tên: . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Lớp: .. MÔN: SINH HỌC –LỚP 9 NĂM HỌC: 2011 -2012 THỜI GIAN: 60 phút ĐỀ I I-TRẮC NGHIỆM: (3 điểm ) (Học sinh làm bài phần trắc nghiệm 15 phút). Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, sau đó ghi chữ cái đúng vào các câu tương ứng sau: ( VD: câu 1 đáp án A đúng thì ghi : 1 A ) 1., 2., 3., 4., 5., 6., 7., 8., 9., 10., 11, 12. Câu 1-Biểu hiện của thoái hóa giống là: A-con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng B-con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ chúng C-năng suất thu hoạch luôn được tăng lên D-con lai có sức sống kém dần. Câu 2: Kết quả về mặt di truyền khi cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn bắt buột ở cây giao phấn là: A. giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể. B. sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể. làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen. sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể. Câu 3: Trong chăn nuôi, để tạo ưu thế lai người ta dùng phương pháp: A. giao phối cận huyết. B. lai phân tích. C. lai kinh tế. D. giao phối ngẫu nhiên. Câu 4: Thế hệ xuất phát có kiểu gen 100% Aa, qua 2 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ thể đồng hợp lặn là: A.25% B. 37,5% C. 75% D. 12,5% Câu 5: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là: A. đất, nước, trên mặt đất, không khí. B. đất, trên mặt đất, không khí C. đất , nước và sinh vật D. đất, nước, trên mặt đất, không khí và sinh vật. Câu 6: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái: A. vô sinh B. hữu sinh C. hữu sinh và vô sinh D. hữu cơ Câu 7: Ví dụ nào sau đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài ? A-Khi gieo mạ quá dày có hiện tượng tự tỉa làm một số mạ chết sớm B-Bầy sư tử bảo vệ vùng sống và cùng nhau bắt mồi C-Tảo xanh và nấm làm thành cơ thể địa y. D-Dây tơ hồng sống trên hàng rào cây xanh Câu 8: Nguồn gốc tạo ra tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường là do: các khí thải do đốt cháy nhiên liệu. các vụ thử vũ khí hạt nhân. các chất thải như phân, xác chết động vật, rác bệnh viện bị phân hủy. các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường. Câu 9: Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là: đốt rừng lấy đất trồng trọt. phát triển khu dân cư. săn bắt động vật hoang dã. phá hủy thảm thực vật. Câu 10: Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần xóa bỏ hành vi: Chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Du canh, du cư. Xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường. Vận động những người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Câu 11: Những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết là: A-Trồng cây gây rừng B-Tiến hành chăn thả gia súc C-Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực D-Làm nhà ở Câu 12: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường quy định: A-có thể đưa trực tiếp ra môi trường B-có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này sang nơi khác C-các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp D-chôn vào đất. II-TỰ LUẬN: 7 điểm ( thời gian: 45 phút ) Câu 1-( 1 điểm) Ưu thế lai là gì? Làm thế nào để duy trì ưu thế lai? Câu 2-( 1 điểm) Loài xương rồng sống trong khoảng nhiệt độ 0oC Ò 56oC và phát triển tốt ở nhiệt độ 32oC. Hãy vẽ sơ đồ mô tả quan hệ giữa sự phát triển sinh thái của loài xương rồng với nhân tố nhiệt độ. ( 1 đ ) Câu 3-(2 điểm ) -Cho quần xã sinh vật gồm các yếu tố sau: Cây cỏ, vi sinh vật, bọ ngựa, chuột, cầy, rắn, sâu ăn lá, đại bàng. Dựa vào kiến thức hiểu biết về dinh dưỡng của các loài trên em hãy: a-Liệt kê các chuỗi thức ăn từ quần xã sinh vật trên. b-Hãy vẽ toàn bộ chúng vào một lưới thức ăn có ít nhất 2 mắc xích chung Câu 4-(1điểm ) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường Câu 5: ( 2 điểm ) Tài nguyên thiên nhiên là gì? Hãy nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và cho ví dụ minh họa từng loại. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ I I-TRẮC NGHIỆM: 3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 đ 1-D; 2-C; 3-C; 4B; 5D; 6-A; 7-B; 8-C; 9-D; 10-B; 11-A; 12-C II-TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu 1-( 1 điểm) -Khái niệm ưu thế lai 0,75đ -Để duy trì ưu thế lai dùng PP nhân giống vô tính 0,25đ Câu 2-( 1 điểm) -Vẽ sơ đồ và chú thích đầy đủ 1 đ Câu 3-(2 điểm ) a-Liệt kê 4 chuỗi thức ăn đúng 1đ b-Vẽ một lưới thức ăn có ít nhất 2 mắc xích chung 1đ Câu 4-(1,5 điểm ) -Khái niệm ô nhiễm môi trường 0.5đ -Nêu nguyên nhân chủ yếu ( do tự nhiên và con người ) 0,5đ Câu 5: ( 1,5 điểm ) -Khái niệm TNTN 0.5 đ -Nêu được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên và có ví dụ minh họa 1,5đ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: SINH HỌC LỚP 9 – ĐỀ II Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC 4 tiết -Khái niệm ưu thế lai -Phương pháp chọn lọc giống -Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống - Phương pháp tạo uu thế lai vật nuôi và cây trồng, cho ví dụ -Tính được tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp trong các thế hệ khi cho tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phân và giáo phối gần ở ĐV 20 % =2 điểm Số câu: 2 (TN) Số điểm :5% =0,5 đ Số câu : 2 ( 1 câu TN,1 TL ) Số điểm 12,5 % = 1,25 đ Số câu : 1 ( TN ) Số điểm : 2,5 % =0,25 đ CHƯƠNG I. MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT 4 tiết -Khái niệm về môi trường -Nhận biết một số nhân tố sinh thái của môi trường -Giới hạn sinh thái -Mối quan hệ cùng loài và khác loài - Phân biệt các nhóm sinh thái 20 % =2 điểm Số câu: 3( 3 câu TN ) Số điểm : 7,5 % = 0,75 đ Số câu : 1 ( TN ) Số điểm 2,5% = 0,25 đ Số câu : 1 ( TL ) Số điểm 10% = 1 đ CHƯƠNG II. HỆ SINH THÁI 4 tiết Học sinh viết được các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 20 %=2điểm Số câu: 1 ( TL ) Số điểm: 20 % = 2 đ CHƯƠNG III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG 4 tiết -Khái niệm về ô nhiễm môi trường, các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. -Tác hại của ô nhiễm môi trường. -Tác động lớn nhất của con người tới môi trường 20 % điểm =2 điểm Số câu :1 ( TL ) Số điểm 15 % = 1,5 đ Số câu: 2 ( 2 câu TN ) Số điểm : 5 % = 0,5 đ CHƯƠNG IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 4 tiết -Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên -Biện pháp bảo vệ môi trường -Các dạng tài nguyên. 20 % x =2 điểm Số câu:1 (1 TL ) Số điểm :15% =1,5đ Số câu: ( 2 câu TN ) Số điểm : 5 % = 0,5 đ Tổng số câu :17 Tổng số điểm 100% = 10 điểm Số câu:7 (5 TN, 2 TL ) Số điểm :42,5 % =4,25 đ Số câu: 7 (6 TN, 1 TL) Số điểm :25% = 2,5 đ Số câu :1 (TL ) Số điểm 10% =1đ Số câu :2 ( 1 TN, 1TL) Số điểm 22,5% = 2,25 đ Tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Lớp: .. MÔN: SINH HỌC –LỚP 9 NĂM HỌC: 2011 -2012 THỜI GIAN: 60 phút ĐỀ II I-TRẮC NGHIỆM: (3 điểm ) (Học sinh làm bài phần trắc nghiệm 15 phút) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng, sau đó ghi chữ cái đúng vào các câu tương ứng sau: ( VD: câu 1 đáp án A đúng thì ghi : 1 A ) 1., 2., 3., 4., 5., 6., 7., 8., 9., 10., 11, 12. Câu 1: Ưu thế lai là hiện tương: A. con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ. B. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ. C. con lai có tính chống chịu kém hơn bố mẹ. D. con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ Câu 2: Phương pháp chọn lọc giống chỉ dựa trên kiểu hình mà không cần kiểm tra kiểu gen được gọi là: A.chọn lọc cá thể B. chọn lọc qui mô nhỏ. . C. chọn lọc hàng loạt. D. chọn lọc không đồng bộ Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là: A. giao phấn xảy ra ở thực vật B. giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật C. tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật. D. lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau. Câu 4: Nếu thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ 2 ( F2 ) là: A-12,5% B-25% C-50% D-75% Câu5: Quan hệ cộng sinh khi hai loài sống với nhau thì: A- loài này tiêu diệt loài kia B- hai bên đều có lợi C- gây hại cho nhau D- không gây ảnh hưởng cho nhau Câu 6: Môi trường là: A. tập hợp các yếu tố bao quanh sinh vật B. các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm C. các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật D. nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật Câu 7: Ví dụ nào sau đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài: A-Khi gieo mạ quá dày có hiện tượng tự tỉa làm một số mạ chết sớm B-Bầy sư tử bảo vệ vùng sống và cùng nhau bắt mồi C-Tảo xanh và nấm làm thành cơ thể địa y. D-Dây tơ hồng sống trên hàng rào cây xanh Câu 8: Giới hạn sinh thái là: A. khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tô sinh thái nhất định. B. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. C. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định. D. khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái nhất định. Câu 9: Ô nhiễm môi trường dẫn tới hậu quả nào sau đây? A-Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất B-Sự suy giảm sức khoẻ, đời sống của con người và các sinh vật khác C-Sự tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ D-Sự sinh sản kém của các loài sinh vật Câu 10: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên gây ra những hậu quả xấu: xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét,là gì? A. Phá huỷ thảm thực vật B. Khai thác quá mức tài nguyên khoáng sản C. Săn bắn động vật hoang dã quá mức D. Chiến tranh Câu 11: Ví dụ nào là tài nguyện tái sinh ? A-Sắt ở Thái Nguyên, Cao bằng B-Than đá ở Quãng Ninh C-Dầu mỏ, khí đốt ở ven biển. D-Tài nguyên rừng Câu 12: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là: A-không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nửa B-tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng C-thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia. D-chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới II-TỰ LUẬN: 7 điểm ( thời gian: 45 phút ) Câu 1-( 1 điểm) Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi và cây trồng. Cho ví dụ. Câu 2-( 1 điểm) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Mức độ ngập nước, kiến, độ dóc của đất, nhiệt độ, không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái. Câu 3-(2 điểm ) - Một quần xã có các loài sinh vật sau: Cỏ, sâu, chim cú, bọ ngựa, chuột, rắn , vi sinh vật. a) Em hãy xây dựng một lưới thức ăn? Chỉ ra các mắc xích chung của lưới . b) Xác định các thành phần có trong lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó? Nếu cỏ bị cháy hết thì điều gì xảy ra đối với quần xã ? Câu 4-(1,5 điểm ) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường Câu 5: ( 1 điểm ) Nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã ? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ II I-TRẮC NGHIỆM: 3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 đ 1-B; 2-C; 3-C; 4B; 5B; 6-A; 7-B; 8-B; 9-B; 10-A; 11-D; 12-C II-TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu 1-( 1 điểm) Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi và cây trồng. - Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng (0,5 đ) - Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau - Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. - Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi ( 0,5đ ) - Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm Câu 2-( 1 điểm) -Nhân tố vô sinh: 0,5đ Mức độ ngập nước, độ dóc của đất, nhiệt độ, không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. -Nhân tố hữu sinh: 0,5đ Kiến, cây gỗ , cây cỏ, , sâu ăn lá. Câu 3-(2 điểm ) a)Xây dựng một lưới thức ăn có ít nhất 2 mắc xích chung 1đ b) -Liệt kê được 3 thành phần? 0,5 đ -Giải thích và kết luận : mất cân bằng sinh thái 0,5 đ Câu 4-(1,5 điểm ) -KN Ô nhiễm môi trường 1 đ -Nêu 5 tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường 0,5 đ Câu 5: ( 1 điểm ) -Nêu 4-5 biện pháp chủ yếu ( mỗi ý 0,25đ, tối đa 1 điểm) Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã. Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Tài liệu đính kèm: