Câu 1. Rừng thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu. D. Cả A,B và C đúng.
Câu 2. Ưu điểm cơ bản của chọn lọc cá thể so với chọn lọc hàng loạt là:
A. Đơn giản dễ làm.
B. Phối hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.
C. Phối hợp với nhiều đối tượng.
D. Đòi hỏi công phu chặt chẽ.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Sinh Thời gian làm bài: 60 phút Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Số phách Giám khảo 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ ghấy làm bài. Câu 1. Rừng thuộc dạng tài nguyên nào? A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên tái sinh. C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu. D. Cả A,B và C đúng. Câu 2. Ưu điểm cơ bản của chọn lọc cá thể so với chọn lọc hàng loạt là: A. Đơn giản dễ làm. B. Phối hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen. C. Phối hợp với nhiều đối tượng. D. Đòi hỏi công phu chặt chẽ. Câu 3. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ? A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật phân hủy. Câu 4. Giữa các cá thể chuột và mèo có ảnh hưởng lẫn nhau thông qua mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ cùng loài. B. Quan hệ khác loài. C. Quan hệ giữa các cá thể chuột với môi trường. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 5. Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do: A. Quần thể đó tự điều chỉnh. B. Quần thể khác trong quần xã khống chế, điều chỉnh nó. C. Khi số lượng có thể quá nhiều thì tự chết. D. Cả B và C đúng. Câu 6. Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm mục đích: A. Tạo ra dòng thuần về kiểu gen đang quan tâm. B. Tạo ưu thế lai. C. Kiểm tra độ thuần chủng của giống. D. Đánh giá những tính trạng chưa ổn định. Câu 7. Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu? A. Năng lượng mặt trời. B. Dầu lửa. C. Năng lượng gió. D. Năng lượng thủy triều. Câu 8. Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào? A. Giới tính. B. Các nhóm tuổi. C. Mật độ. D. Cả A, B và C đúng. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1. Thế nào là ưu thế lai ? Câu 2. Thế nào là nguồn năng lượng sạch? Ví dụ? Câu 3. Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài là gì? Câu 4. Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, VSV. Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật nói trên có những chuỗi thức ăn nào? BÀI LÀM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả II. PHẦN TỰ LUẬN: HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 đ). Mỗi câu đúng 0,25 đ x 8 = 2 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả B B A B B A B D II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 đ) Câu 1 (2đ): - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hương, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố và mẹ. (1đ) - Hoặc vượt trội cả hai bố và mẹ. (1đ) Câu 2 (2đ): - Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. (1đ) - Ví dụ: Học sinh tự nêu (1đ) Câu 3 (2đ): - Quan hệ hổ trợ: là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả sinh vật (1đ) - Quan hệ đối địch: Một bên sinh vật được hại và bên kia bị hai hoặc cả 2 bên cùng bị hại (1đ) Câu 4 (2đ): Mỗi chuỗi đúng 0,5đ + Cỏ Thỏ Mèo rừng VSV. + Cỏ Thỏ Hổ VSV. + Cỏ Dê Hổ VSV. + Cỏ Sâu Chim VSV. ____ Hết____
Tài liệu đính kèm: