KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. ĐỀ RA:
Câu 1: (2đ)
Sau khi học xong Chuyện người con gái Nam xương, em thấy Nguyễn Dữ gữi gắm điều gì vào tác phẩm?
Câu 2: (2đ)
Em hãy nêu Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều?
Câu 3: (6đ)
Cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. ĐỀ RA: Câu 1: (2đ) Sau khi học xong Chuyện người con gái Nam xương, em thấy Nguyễn Dữ gữi gắm điều gì vào tác phẩm? Câu 2: (2đ) Em hãy nêu Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều? Câu 3: (6đ) Cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” II. ĐÁP ÁN Câu 1: (2đ) Viết Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã gửi gắm tất cả tâm tư, tình cảm và nhận thức, khát vọng của người trí thức có lương tri trước những vấn đề lớn của thời đại, của con người. Riêng trong Chuyên người con gái Nam xương, tác giả đã gửi gắm bao điều tâm huyết: Trước hết, Nguyễn Dữ đề cao những phẩm chất tốt đẹp rất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thuỷ chung... Tác giả bày tỏ niềm thương cảm đối với số phận mong manh, bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Tác giả cũng chỉ trích sự hồ đồ, vũ phu của những người chồng ghen tuông mù quáng và nêu một bài học về cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng. Câu 2: (2đ) Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều được thể hiện: Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; Sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo; Sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính... Câu 3: (6đ) Cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” *Yêu cầu chung: Bài viết phải bảo đảm bố cục ba phần. Về nội dung phải nêu được các ý sau: Tác giả đã miêu tả ngoại hình và những biểu hiện bên ngoài để nói lên nội tâm nhân vật Thuý Kiều: Đau xót,tủi nhục vì nàng là một tiểu thư khuê các, sông yên vui trong cảnh “ êm đềm...” thì tai hoạ ập đến bất ngờ, biến nàng thành một món hàng cho bọn con buôn mặc cả. Là người thông minh nhạy cảm, Kiều cảm nhận được cảnh ngộ éo le, tủi nhục, và đau đớn ê chề của mình (d/c) Nguyễn Du không chỉ miêu tả vẻ đẹp trong đau khổ của Thuý Kiều mà còn nhấn mạnh những vẻ đẹp ở nàng rất cần được bảo vệ, nâng niu, những đau khổ ở nàng thật đáng được cảm thông chia sẻ. Xót xa cho Thuý Kiều bao nhiêu ta càng căm giận bọn buôn người, những kẻ trước sau chỉ xem Kiều là một món hàng không hơn không kém đã cố tình xúc phạm rồi ngang nhiên định đoạt những giá trị cao đẹp của nàng một cách tàn nhẫn, vô liêm sỉ bấy nhiêu. * Biểu điểm: - Từ 4-6 điểm: Bài làm bảo đảm các ý a,b,c; bố cục mạch lạc, văn phong trong sáng, giàu cảm xúc. - Từ 2- 3,75 điểm: Bài làm bảo đảm các ý a,b bố cục mạch lạc, văn phong trong sáng. - Từ 1- 1,75: Bài làm sơ sài, cẩu thả.
Tài liệu đính kèm: