Đề kiểm tra tiếng Việt, một tiết khối 9

Đề kiểm tra tiếng Việt, một tiết khối 9

I. TRẮC NGHIỆM VĂN BẢN (4 ĐIỂM)

Học sinh đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong mẩu đối thoại sau đây?

- Bạn hái trái mận này ở đâu vậy?

- Mình hái ở trên cây!

A Lượng

B Chất

C Quan hệ

D Cách thức

Câu 2: Phải trả lời như thế nào cho câu hỏi sau đây để tuân thủ phương châm lịch sự “Thầy nói các em có hiểu không!”?

A Hiểu.

B Thưa thầy, tụi này hiểu

C Thưa thầy, hiểu ạ.

D Thưa thầy, chúng em hiểu ạ!

Câu 3: Em hiểu câu nói được gạch dưới như thế nào: “- Ê! Mày biết tao là ai không? / - Biết, tôi biết bạn là một con người!”?

A Không tuân thủ phương châm hội thoại do vụng về.

B Không tuân thủ phương châm hội thoại để nói một cách hàm ý.

C Không tuân thủ phương châm hội thoại do thiếu văn hoá trong giao tiếp.

D Không tuân thủ phương châm hội thoại để ưu tiên cho phương châm hội thoại khác

Câu 4: Dòng nào dưới đây thể hiện rõ phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”?

A Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ.

B Mày trói chồng bà đi rồi bà cho chúng mày xem!

C Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày.

D Chú mày hôi như cú mà đòi thông ngách sang nhà ta hử!

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tiếng Việt, một tiết khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tập N gãi 
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, MỘT TIẾT 
Châu phú Cường
Khối Chín 
 Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM VĂN BẢN (4 ĐIỂM)
Học sinh đọc kĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong mẩu đối thoại sau đây? 
- Bạn hái trái mận này ở đâu vậy? 
- Mình hái ở trên cây!
A Lượng	
B Chất	
C Quan hệ	
D Cách thức
Câu 2: Phải trả lời như thế nào cho câu hỏi sau đây để tuân thủ phương châm lịch sự “Thầy nói các em có hiểu không!”?
A Hiểu.	
B Thưa thầy, tụi này hiểu 	
C Thưa thầy, hiểu ạ.	
D Thưa thầy, chúng em hiểu ạ!
Câu 3: Em hiểu câu nói được gạch dưới như thế nào: “- Ê! Mày biết tao là ai không? / - Biết, tôi biết bạn là một con người!”?
A Không tuân thủ phương châm hội thoại do vụng về. 	
B Không tuân thủ phương châm hội thoại để nói một cách hàm ý.	
C Không tuân thủ phương châm hội thoại do thiếu văn hoá trong giao tiếp. 	
D Không tuân thủ phương châm hội thoại để ưu tiên cho phương châm hội thoại khác
Câu 4: Dòng nào dưới đây thể hiện rõ phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”?
A Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ.	
B Mày trói chồng bà đi rồi bà cho chúng mày xem!	
C Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày.	
D Chú mày hôi như cú mà đòi thông ngách sang nhà ta hử!	
Câu 5: Từ ngữ nào dưới đây là từ mượn đã được Việt hoá?
A Ra – đi - ô	
B Xăng	
C Gas	
D A - xít	
Câu 6: Tổ hợp từ nào dưới đây là tục ngữ?
A Nước đổ lá khoai	
B Tiên học lễ, hậu học văn
C Con hơn cha, nhà có phúc	 
D Đứng núi này trông núi nọ
Câu 7: Các từ ngữ sau đây được phát triển theo cách nào: sơn tặc, hải tặc, đạo tặc?
A Phát triển về nghĩa 	
B Phát triển bằng cách tạo từ ngữ mới
 C Phát triển bằng phép ghép	
 D Phát triển nghĩa bằng hình thức ẩn dụ
Câu 8: Dòng nào dưới đây là từ nhiều nghĩa?
A Tăng ca, bài ca	
B Chân trời, chân núi, chân mây	
C Lợi ích, răng lợi	
D Bông súng, răng súng, cây súng	
Câu 9: Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa nào sau đây vào nhóm thang độ (không A không có nghĩa là B)?
A. Sống – chết 	
B. Chẵn – lẻ 
C. Giàu – nghèo 	
D. Chiến tranh – hòa bình
Câu 10: Dòng nào dưới đây là trường chuyển động?
A Đi, chậm, trôi	
B Đi, chạy, gãy, nhảy	
C Trôi, nổi, bềnh bồng	
D Nhanh, chậm, ngoan, từ từ
Câu 11: Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
A Thầy giáo	
B Ẩn giấu	
C Trợ giúp	 	
D Hô hấp
Câu 12: Cho biết cách nói nào trong số những cách nói sau có sử dụng phép nói quá?
A Ngáy như sấm	
B Đẹp tuyệt vời 	
C Sợ toát mồ hôi	
D Cười đến đau bụng
Câu 13: Câu “Chữ tài liền với chữ tai một vần” đã sử dụng biện pháp tu từ nào dưới đây?
A Hoán dụ	
B Chơi chữ
C So sánh	
D Ẩn dụ 
Câu 14: Dòng nào dưới đây có chứa các từ láy?
A Nao nao, mặt mũi, râu ria	
B Lom khom, mênh mông, thênh thang
C Lòng vòng, tóc tai, tù tội	
D Ngu ngốc, tốt tươi, đoàn đội 
Câu 15: Dòng nào dưới đây được chuyển nghĩa bằng hình thức ẩn dụ?
A Áo anh rách vai.	
B Đầu súng
C Gật đầu	
D Bờ vai sạm nắng.	 	
Câu 16: Yếu tố “tuyệt” trong dòng nào dưới đây có nghĩa là “dứt, không còn gì”?
A Tuyệt trần	
B Tuyệt đỉnh
C Tuyệt giao	
D Tuyệt mật
III. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
(1 điểm)
 Đọc mẩu đối thoại sau đây và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao em biết thế?
- Khoa nè, bạn có biết Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày nào không?
- Ừ thì  là tháng ba!
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(1 điểm)
Hãy chuyển câu sau đây thành câu có cách dẫn trực tiếp: Thầy nói rằng ngày 26/11/2009 chúng ta sẽ kiểm tra một tiết môn tiếng Việt.
__________________________________________________________________________________________________________________________________________
(1 điểm)
Tự đặt một đoạn văn ngắn (khoảng 2 – 3 câu) có sử dụng cách dẫn trực tiếp.
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(1 điểm)
Dùng từ Hán Việt để chữa cách dùng từ sau sao cho câu văn có tính trang trọng (chữa những từ ngữ được gạch dưới): Bác Hai chết mọi người đang lo liệu việc chôn cất bác ấy.
______________________________________________________________________________________________________________________________________
(1 điểm)
Tự đặt một câu, trong đó có sử dụng thành ngữ.
______________________________________________________________________________________________________________________________________
Câu 6. (1 điểm)
Tự đặt đoạn đối thoại ngắn, trong đó thể hiện rõ nguyên tắc “xưng khiêm, hô tôn”.
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT – TIẾNG VIỆT CHÍN 
I. TRẮC NGHIỆM VĂN BẢN (1ĐIỂM)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
12
14
15
16
ĐÁP ÁN
A
D
C
A
B
C
C
B
C
A
D
A
B
B
B
C
ĐIỂM
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
III. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
- Phương VỀ LƯỢNG.
- Trả lời không đủ (chung chung) nội dung câu hỏi;
- nhằm bảo vệ phương châm về chất (không nói điều mà mình không biết chắc chắn)
0.5
0.25
0.25
2
- Có dấu hai chấm trước từ “ngày”.
- Cụm từ “ngày mai tiếng Việt” được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Thay từ “chúng ta” thành “các em”.
0.25
0.25
0.5
3
- Có viết hoa đầu dòng và có chấm hết câu ở mỗi câu.
- Có thực hiện cách dẫn trực tiếp trong câu.
- Có dấu ngoặc kép chứa nội dung dẫn trực tiếp.
- Nội dung dẫn phù hợp với nội dung câu.
0.25
0.5
0.25
0.5
4
- từ trần,
- an táng.
0.5
0.5
5
- Có viết hoa đầu dòng.
- Có chấm ở cuối câu.
- Nội dung phù hợp với yêu cầu.
0.25
0.25
0.5
6
- có gạch đầu dòng ở mỗi lượt thoại,
- sau gạch đầu dòng có viết hoa,
- có thể hiện rõ “xưng khiêm,”
- có thể hiện rõ “hô tôn”,
- sự xưng hô đó phù hợp với ngữ cảnh,
- sự xưng hô đó phải phù hợp với quan hệ, vai vế
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docTV9 110809 KHI.doc