I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25đ)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.(câu 1 đến câu 4)
Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là nguời làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai hơi đâu người ta bịa tạc ra chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! (Kim Lân – Làng)
1.Phần trích trên nằm ở phần nào của truyện?
a.Khi ông Hai mới đi tản cư b.Trước khi có tin làng theo giặc
b.Sau khi có tin làng theo giặc d.Sau khi tin làng theo giặc được cải chính
2.Kiểu diễn đạt cơ bản của phần trích trên là gì?
a.Nghị luận b.Đối thoại
c.Độc thoại d.Độc thoại nội tâm
3.Nội dung chính của phần trích là gì?
a.Sự dằn vặt, ray rứt trong tâm trạng b.Sự ân hận, xót xa vì một điều lầm lỗi
c.Sự tủi nhục vì một điều chắc chắn d.Sự tủi nhục và tâm trạng nửa tin nửa ngờ
4.Phần trích là lời của ai?
a.Tác gia b.Nhân vật
c.Tác giả đánh giá theo cái nhìn, suy nghĩ của nhân vật
d.Nhân vật khác đánh giá về nhân vật được nhắc đến
5.Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng thường khai thác đề tài nào?
a. Hình ảnh người Bắc bộ trong hai cuộc kháng chiến
b. Hình ảnh người Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến
c.Hình ảnh người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến
d.Hình ảnh người nông dân trong hai cuộc kháng chiến
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT (ĐỀ A) TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 9 (THƠ, TRUYỆN HIỆN ĐẠI) LỚP: Ngày kiểm: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25đ) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.(câu 1 đến câu 4) Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là nguời làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai hơi đâu người ta bịa tạc ra chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! (Kim Lân – Làng) 1.Phần trích trên nằm ở phần nào của truyện? a.Khi ông Hai mới đi tản cư b.Trước khi có tin làng theo giặc b.Sau khi có tin làng theo giặc d.Sau khi tin làng theo giặc được cải chính 2.Kiểu diễn đạt cơ bản của phần trích trên là gì? a.Nghị luận b.Đối thoại c.Độc thoại d.Độc thoại nội tâm 3.Nội dung chính của phần trích là gì? a.Sự dằn vặt, ray rứt trong tâm trạng b.Sự ân hận, xót xa vì một điều lầm lỗi c.Sự tủi nhục vì một điều chắc chắn d.Sự tủi nhục và tâm trạng nửa tin nửa ngờ 4.Phần trích là lời của ai? a.Tác gia b.Nhân vật c.Tác giả đánh giá theo cái nhìn, suy nghĩ của nhân vật d.Nhân vật khác đánh giá về nhân vật được nhắc đến 5.Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng thường khai thác đề tài nào? a. Hình ảnh người Bắc bộ trong hai cuộc kháng chiến b. Hình ảnh người Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến c.Hình ảnh người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến d.Hình ảnh người nông dân trong hai cuộc kháng chiến 6.Hai câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào sau đây? a.Nhân hóa, so sánh b.So sánh, liên tưởng c.Nhân hóa, ẩn dụ d.So sánh, ẩn dụ 7.Dòng nào sau đây giải thích chính xác tựa đề bài thơ Đồng chí của Chính Hữu? a.Đồng chí là cách gọi nhau của những người cùng đoàn thể b.Đồng chí là sự kết tinh của tình đồng đội, tình tri am, tri kỉ c.Đồng chí là bản chất tình đồng đội của những người lính c.Đồng là cùng, chí là chí hướng, đồng chí là cùng chí hướng 8.Hình ảnh những chiếc xe không kính (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) gợi ra cho người đọc những điều gì? a.Hình ảnh người chiến sĩ lái xe ngang tàng, dũng cảm b.Những thiếu thốn về vật chất trong thời kì chiến tranh c.Những vất vả, gian lao mà người lính phải gánh chịu d.Sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần người lính lái xe 9.Phương thức biểu đạt nào chủ yếu được tác giả Nguyễn Duy sử dụng trong bài Anh trăng? a.Tự sự b.Miêu tả c.Lập luận d.Biểu cảm 10.Nội dung của khổ thơ sau đây (Anh trăng - Nguyễn Duy) là gì? Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ. a.Sự vất vả của nhà thơ trong quá khứ b.Sự từng trải của nhà thơ trong cuộc đời c.Sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên d.Kỉ niệm của nhà thơ với quê hương 11.Nội dung chủ yếu của văn bản Chiếc lựơc nga của Nguyễn Quang Sáng là gì? a.Tình cha con trong chiến tranh b.Tình cảm cha dành cho con c.Tình đồng đội, đồng chí cao cả d.Tình vợ chồng trong chiến tranh 12.Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long tập trung khắc họa nhân vật nào? a.Ông họa sĩ b.Cô kĩ sư c.Bác lái xe d.Anh thanh niên II.PHẦN TỰ LUẬN: 1.Chép lại hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. (2đ) 2.Phân tích nhân vật anh thanh niên và nêu những nét chính về nghệ thuật trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.(5đ) TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT (ĐỀ B) TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 9 (THƠ, TRUYỆN HIỆN ĐẠI) LỚP: Ngày kiểm: I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 câu, mỗi câu 0,5đ) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.(câu 1 đến câu 4) Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao bảo là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất!... (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) 1.Phần trích trên nằm ờ phần nào của tác phẩm? a.Trước cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư b.Trong cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư c.Cuối cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư c.Sau cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư 2.Kiểu diễn đạt cơ bản của phần trích trên là gì? a.Nghị luận b.Đối thoại c.Độc thoại d.Độc thoại nội tâm 3.Nội dung chính của phần trích là gì? a.Suy nghĩ về công việc và niềm vui khi làm việc b.Nhận xét của tác giả về thái độ của nhân vật c.Nhân vật nói về sự khó nhọc trong công việc d.Nhân vật muốn thuyết phục người khác 4.Phần trích là lời của ai? a.Tác giả b.Nhân vật c.Tác giả đánh giá theo cái nhìn, suy nghĩ của nhân vật d.Nhân vật khác đánh giá về nhân vật được nhắc đến 5.Nhà thơ Phạm Tiến Duật thường viết về đề tài nào sau đây? a.Bộ đội và những nữ thanh niên xung phong b.Bộ đội và nông dân c.Nữ thanh niên xung phong và chiến tranh d.Bộ đội và chiến tranh 6.Hai câu thơ: Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá) có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào sau đây? a. Nhân hóa, hoán dụ b.So sánh, liên tưởng c. Nhân hóa, so sánh d.So sánh, ẩn dụ 7.Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy có ý nghĩa gì? a.Vầng trăng sáng bầu trời đêm trên quê hương b.Vầng trăng là hình ảnh quen thuộc của làng quê c.Vầng trăng là biểu tượng của thiên nhiên đẹp đẽ d.Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình 8.Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì? a.Cảm hứng về thiên nhiên, đất nước tươi đẹp b.Cảm hứng về cuộc chiến tranh giữ nước hào hùng c.Cảm hứng về niềm hăng say trong lao động d.Cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động 9.Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết về đề tài gì? a.Người lính b.Người nông dân c.Người phụ nữ d.Người trí thức 10. Nội dung của khổ thơ sau đây (Anh trăng - Nguyễn Duy) là gì? Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. a.Tâm trạng xúc động, nghẹn ngào b.Tâm trạng ray rứt, dằn vặt c.Tâm trạng đau đớn, xót xa d.Tâm trạng xấu hổ, thẹn thùng 11. Nội dung chủ yếu của văn bản Chiếc lựơc nga của Nguyễn Quang Sáng là gì? a. Tình đồng đội, đồng chí cao cả b.Tình cảm cha dành cho con c. Tình vợ chồng trong chiến tranh d. Tình cha con trong chiến tranh 12.Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng me của Nguyễn Khoa Điềm tập trung khắc họa hình ảnh nào? a.Em cu Tai b.Mẹ Tà-ôi c.Anh bộ đội d.Dân làng II.PHẦN TỰ LUẬN: 1.Chép lại hai khổ đầu bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. (2đ) 2.Phân tích hai nhân vật: bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.(5đ)
Tài liệu đính kèm: