Đề tài Kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài : Các nước Đông Nam Á

Đề tài Kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài : Các nước Đông Nam Á

 Giáo dục thế hệ trẻ bao giờ cũng là mối quan tâm đặc biệt to lớn của mỗi dân tộc ,mọi thời đại để cho dân tộc tồn tại và phát triển.Từ xa xưa ông cha ta cũng rất chú trọng đến công tác giáo dục.

 Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”(Hồ Chí Minh toàn tập-tập 12).Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991)đã xác định mục tiêu gaío dục và đào tạo nhằm “nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài ,hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề ,có năng lực thực hành ,tự chủ ,năng động và sáng tạo ,có đạo đức cách mạng ,tinh thần yêu nước, uêy chủ nghĩa xã hội.

doc 33 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài : Các nước Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Phần mở đầu:
I.Lí do chọn đề tài:
 Giáo dục thế hệ trẻ bao giờ cũng là mối quan tâm đặc biệt to lớn của mỗi dân tộc ,mọi thời đại để cho dân tộc tồn tại và phát triển.Từ xa xưa ông cha ta cũng rất chú trọng đến công tác giáo dục.
 Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”(Hồ Chí Minh toàn tập-tập 12).Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991)đã xác định mục tiêu gaío dục và đào tạo nhằm “nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài ,hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề ,có năng lực thực hành ,tự chủ ,năng động và sáng tạo ,có đạo đức cách mạng ,tinh thần yêu nước, uêy chủ nghĩa xã hội.”(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII).Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996)khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ).Đại hội lần thứ IX (năm 2001) xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ,là điều kiện để phát huy nguồn lực con người –yếu tố cơ bản để phát triển xã hội , tăng trưởng kinh tế nhanh ,bền vững.Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ,đổi mới nội dung ,phương pháp dạy và học” Đây là những phương hướng quan trọng chỉ đạo việc đào tạo thế hệ trẻ ,kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng đi theo con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn ,đấu tranh giành những thắng lợi rực rỡ.
Nhà trường phổ thông chịu trách nhiệm quan trọng cùng với xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện nay.
Môn lịch sử với chức năng ,nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào công việc này.
Trong đời sống xã hội ,lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về mặt trí tuệ mà cả về mặt tình cảm , tư tưởng .Tất cả các môn học ở những mức độ khác nhau đều góp phần giáo dục tư tưởng , tình cảm.
 Tác dụng giáo dục quan trọng của Sử học cũng như của bộ môn Lịch sử ở trường Phổ thông là giáo dục trí tuệ , tư tưởng chính trị , tình cảm , đạo đức và xác định thái độ đối với cuộc sống hiện tại.Những yêu cầu giáo dục thế hệ trẻ nêu trên hoàn toàn phù hợp với chức năng của khoa học lịch sử , với nhiệm vụ giáo dục giáo dưỡng và phát triển của môn Lịch sử ở trường phổ thông.
 Nhân dân Việt Nam không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục truyền thống , lịch sử cho thế hệ trẻ –Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu nêu một yêu cầu vừa có tính nguyên tắc phương pháp luận , vừa có ý nghĩa về phương pháp dạy học :
 “Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Đó là “biết ” để “tường” (Hiểu cặn kẽ) ,hiểu “ gốc tích ” để hiểu hiện tại. 
Trong thực tế dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông , chúng ta thường gặp hai khuynh hướng sai lầm cần khắc phục :
 Coi nhẹ việc giáo dục tư tưởng trong bộ môn.
 Không xuất phát từ sự thật lịch sử mà giải thích dài dòng, công thức ,áp đặt.
Những sai lầm nêu trên vi phạm nguyên tắc phương pháp luận sử học và tất nhiên không có tác dụng giáo dục.
 Sử học phục vụ chính trị rất tốt vì bản thân Lịch sử là cuộc sống quá khứ diễn ra trên nhiều mặt có liên quan đến hiện tại. Học lịch sử quá khứ giúp học sinh nhậ thức đúng , rõ đường lối chính trị của Đảng song không vì thế mà tiến hành việc giảng dạy Lịch sử một cách chung chung , nông cạn . Việc vi phạm những nguyên tắc của phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn sẽ hạ thấp chất lượng , hiệu quả giáo dục lịch sử.
 Khoa học là kết quả nhận thức đúng hiện thực khách quan, còn hệ tư tưởng dựa vào lí tưởng giai cấp, xã hội ; đối với chúng ta đó là lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa , là con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn . Lý tưởng không thể thực hiện một sớm, một chiều mà được hình thành trong một thời gian dài của cuộc đấu tranh cách mạng , dựa trên cơ sở nhận thức đúng đắn hiện thực với quy luật phát triển khách quan.
 Lịch sử góp phần quan trọng vào việc gaío dục lý tưởng cho thế hệ trẻ .Thông qua các sự kiện ,lịch sử chứng minh lý tưởng ấy là đúng đắn .
Sẽ sai lầm nếu biến những môn học thành những công thức , tiến hành giáo dục tư tưởng bằng những khẩu hiệu tốt đẹp mà sáo rỗng , không có nội dung , cũng không có tác dụng về giáo dục .
 Giáo dục lý tưởng trong dạy học lịch sử trước tiên phải làm cho học sinh nhận thức rõ và đúng quá khứ ,thấy được khuynh hướng tất yếu của sự phát triển xã hội loài người .Trên cơ sở ấy hướng học sinh theo con đường xã hội chủ nghĩa đã được lựa chọn và khẳng định .
 Giáo dục tư tưởng , tình cảm cho học sinh qua dạy học Lịch sử là “dạy chữ để dạy người ” . Trên cơ sở cung cấp kiến thức khoa học , có hệ thống , hiện đại , cơ bản , phổ thông mà giáo dục cho học sinh tính tự giác , tích cực , chủ động ứng xử trong mọi tình huống .Đó là cơ sở lý lụân và thực tiễn để học tập lịch sử : 
“ Cùng với quá trình quốc tế hoá ngày càng mở rộng thì trở về nguồn cũng là một xu thế chung của các dân tộc trên thế giới –với chúng ta đó chính là sự tìm tòi , phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm của xã hội Việt Nam , những phẩm chất cao quý , những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp , hướng tới mục tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội cong bằng ,văn minh.”
 Để đạt được mục tiêu đào tạo nói chung ,mục tiêu đào tạo của bộ môn Lịch sử nói riêng chúng ta cần phải chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học .
Thực tế hiện nay dạy học ở trường phổ thông có nhiều tiến bộ về nhận thức ,nội dung và phương pháp dạy học. Xong bên cạnh đó còn có những vấn đề yếu kém ,những sai sót ở một số điểm sau :
 -Nhiều giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và hướng đổi mới là phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh trong học tập . Để thực hiện điều này một số giáo viên đã vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học nhưng không ít giáo viên chưa nhận thức được điều này .
 -Một số giáo viên nhận thức được điểm mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học là phải chuyển từ vai trò thầy là trung tâm sang trò là trung tâm của quá trình dạy học . Giáo viên là người điều khiển , hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh .Muốn vậy phải phát huy các năng lực nhận thức độc lập , phát triển tính tích cực học tập của các em . Song việc làm này chưa có biện pháp tốt .Vì vậy một số giáo viên cho rằng đổi mới là hỏi thật nhiều cho nên giờ học trở thành giờ chỉ hỏi -đáp , giờ học căng thẳng , khô khan . Muốn phát huy cách dạy học này phải kết hợp các phương pháp dạy học khác .
 -Có những giáo viên ở vùng sâu , vùng xa , ít được cập nhật thông tin cho nên không coi trọng việc đỏi mới phương pháp dạy học .Vẫn còn tình trạng giáo viên làm việc là chính , học sinh thụ động chép bài . Một số giáo viên cho rằng do trình độ học sinh yếu kém khó có thể đổi mới phương pháp dạy học cho nên chỉ nhồi nhét kiến thức cho học sinh dẫn đến tình trạng học sinh không yêu thích bộ môn Lịch sử .
 - Hiện nay sách giáo khoa Lịch sử đã biên soạn theo hướng đổi mới nhưng thực tế cho thấy phương pháp dạy học của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của sách giáo khoa .Bài viết trong sách giáo khoa ngắn gọn , có tính chất gợi mở mà trong khi đó trình độ của giáo viên chưa đủ độ sâu về kiến thức để hướng dẫn học sinh tìm ra những kiến thức chìm trong sách giáo khoa . Số lượng kênh hình tăng nhiều để cung cấp đa dạng nguồn kiến thức và làm cho bài học của học sinh phong phú hơn , học sinh học tập nhẹ nhàng hơn –nhưng giáo viên chưa hiểu hết nội dung kênh hình cho nên hiệu quả sử dung chưa cao.
Để hạn chế những tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng day học các bộ môn nói chung, môn lịch sử nói riêng cần phải chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy hoc.Một trong những biện pháp đó là kết hợp nhuần nhuyễn hợp lí các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
 Chính vì lẽ đó cho nên tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài : Các nước Đông Nam á” (Lịch sử 9) để mong góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu đào tạo, mục tiêu bộ môn, giải quyết những vấn đề thực tiễn hiện nay xảy ra.
II, Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
1.Mục đích của đề tài:
 Khi chọn đề tài này mục đích của tôi nhằm khẳng định việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng , để thực hiện được điều đó tôi đã sử dụng một trong những biện pháp đó là “ Kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh”.
 Đề xuất các biện pháp kết hợp các dạng tổ chức dạy học trong quá trình dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử .
2.Nhiệm vụ của đề tài:
 Để đạt được mục tiêu trên đề tài này cần pải thực hiện những nhiệm vụ sau :
Sưu tầm tìm hiểu tài liệu về khoa học giáo dục , phương pháp dạy học , chương trình lịch sử , sách giáo khoa lịch sử
Sau khi nghiên cứu , đề tài đưa ra những biện pháp cụ thể để có thể áp dụng vào các bài học lịch sử.
Tiến hành dạy thực nghiệm để khẳng định biện pháp “kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học ” áp dụng trong quá trình dạy học lịch sử là đúng đắn và có tính khả thi.
III. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp 
nghiên cứu:
1.Cơ sở phương pháp luận:
Đề tài dựa trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh , quan điểm của Đảng về Lịch sử và giảng dạy Lịch sử .
Tuân thủ các nguyên tắc của phương pháp luận Sử hcọ Mac xít, phương pháp dạy học Lịch sử để nghiên cứu.
2.Phương pháp nghiên cưú :
 Sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu có liên quan để nghiên cứu , đọc và phân loại tài liệu , rút ra những điều cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu . 
 Tiến hành điều tra thực tiễn công tác giảng dạy Lịch sử ở trường Phổ thông làm cơ sở thực tiễn để đưa ra những phương pháp khoa học phục vụ công tác giảng dạy học sinh , nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử .
 Thực nghiệm sư phạm soạn hai giáo án : 1 giáo án theo đề tài -1 giáo án dạy thường sau đó tiến hành dạy thực nghiệm ở 2 lớp , kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để chứng minh tính khả thi của đề tài.
IV.Giới hạn phạm vi đề tài :
 Do thời gian có hạn nên đề tài này giới hạn trong phạm vi nghiên 
cứu về vấn đề cụ thể đó là “Kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh” áp dụng trong một bài cụ thể - bài: “Các nước Đông Nam á” (Lịch sử lớp 9)
V.ý nghĩa đề tài :
 ý nghĩa khoa học: Đề tài nhằm làm phong phú lí luận giảng dạy Lịch sử trong các trường Phổ thông.
 ý nghĩa thực tiễn :Đề tài này giúp bản thân tôi nắm vững được biện pháp kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông .
 Qua đề tài này mong rằng các đồng nghiệ ... c nước Đông Nam á vùng lên đấu tranh ,hầu hết đã giành được độc lập.
-Sau khi giành được độc lập các nước trong khu vực ra sức phát triển kinh tế ,văn hoá ,nhiều nước trở thành con rồng châu á ,các nước đoàn kết với nhau trong tổ chức ASEAN với công cuộc hợp tác phát triển vì hoà bình ổn định và phồn vinh.
?Làm bài tập:Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giớ thứ hai đến nay là:
A-Trở thành khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất trên thế giới.
B-Tất cả các nước trong khu vực đều đã giành được độc lập.
C-Tất cả các nước đều đã gia nhập tổ chức ASEAN.
D- Đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
5.Hướng dẫn học sinh về nhà:
Học bài cũ , trả lời các câu hỏi sgk.
Đọc trước bài mới.
Làm bài tập:Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nước
Tên thủ đô
Ngày giành độc lập
Tình hình nổi bật hiện nay
giáo án 2: Bài 5 : “các nước đông nam á”.
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS cần :
-Hiểu được tình hình các nước Đông Nam á trước và sau năm 1945.
-Biết được sự ra đời của tổ chức ASEAN , tác động của nó đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam á.
2.Tư tưởng:
 Tự hào về những thành tựu đã đạt được của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Nam á trong thời gian gần đây, bồi dưỡng tình đoàn kết với các dân tộc trong khu vực.
3.Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam á để nắm nội dung lịch sử .
II.Thiết bị, tài liệu day học:
-Bản đồ Đông Nam á .
- Bản đồ chính trị thế giới từ năm 1945 đến năm 1989
- Một số tranh ảnh về các nước Đông Nam á.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ :
? Nêu những thành tựu cơ bản của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay?
2.Giới thiệu bài mới:
Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ để nhiều nước trong khu vực Đông Nam á giành độc lập và phát triển kinh tế.Bộ mặt các nước trong khu vực có nhiều thay đổi, nhiều nước đã trở thành con rồng châu á . Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết được tình hình chung các nước Đông Nam á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? Công cuộc phát triển kinh tế, xây dựngdaats nước của các nước trong khu vực đạt được những thành tựu ra sao?
3.Dạy và học bài mới:
I.Tình hình Đông Nam á trước và sau năm 1945:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức HS cần đạt
HS quan sát bản đồ thế giới xác định vị trí khu vực ĐNA .Dựa vào kiến thức đã học hãy đánh giá vị trí của ĐNA ?Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình ĐNA?(Có vị trí chiến lược quan trọng cho nên từ những thế kỉ trước ĐNA đã bị các nước phương Tây nhòm ngó)
?Trước năm 1945 các nước ĐNA có đặc điểm chung gì về kinh tế –chính trị?
?CTTG thứ hai kết thúc , tình hình Đông Nam á có gì thay đổi?
HS xác định trên bản đồ các nước giành độc lập sau 1945 – các nước tiếp tục bị đế quốc xâm chiếm.
Trong thời kì chiến tranh lạnh ĐNA có sự phân chia như thế nào?
?Em có nhậ xét gì về tình hình ĐNA sau CTTG thứ hai?(luôn bất ổn định do sự can thiệp của các nước đế quốc.)
1.Đông Nam á trước năm 1945:
-Hầu hết các nước tỏng khu vực đều là thuộc địa cuả tư bản phương Tây.
-Trong CTTG thứ hai các nước ĐNA bị phát xít Nhật chiếm đóng.
2.Đông Nam á sau năm 1945:
-Tháng 8-1945 phát xít Nhật đầu hàng nhân dân các nước ĐNA giành được độc lập.
-Một số nước bị tư bản xâm chiếm lần thứ hai .
-Đến giữa những năm 50 các nước lần lượt giành độc lập.
*Đông Nam á trong thời kì chiến tranh lạnh:
-Mĩ can thiệp vào ĐNA ,lập khối quân sự SEATO.
-Các nước ĐNA phân hoá thành 3 phe phái :
+Thân Mĩ:Thái Lan ,Philippin.
+Trung lập:Inđônêxia, Miến Điện.
+Chống Mĩ : 3 nước Đông dương
II.Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
?HS dọc sgk , trình bày mục tiêu hoạt động của ASEAN?
?Quá trình thành lập của tổ chức ASEAN?
GV hướng dẫn HS quan sát H10 sgk .
HS đọc sgk.
* Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN:
-Phát triển kinh tế ,văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình ,ổn định khu vực.
*Quá trình thành lập của tổ chức ASEAN:
-Ngày 8-8-1967 Hiệp hội Đông Nam á được thành lập tại Thái Lan (gồm 5 nước : Thái Lan, Singapo, Inđônêxia, Malaixia, Philippin.)
-Tháng 2-1976 ASEAN kí hiệp ước Bali =>Quan hệ ngoại giao ASEAN với 3 nước Đông Dương được cải thiện.
-Cuối những năm 70 kinh tế các nước ASEAN tăng trưởng cao do thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu.
III.Từ “ASEAN 6”phát triển thành “ASEAN 10”:
HS đọc sgk trình bày các mốc thời gian các nước tham gia ASEAN?
?Việc 10 nước Đông Nam á đều gia nhập tổ chức ASEAN có ý nghĩa như thế nào?
?Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử ĐNA?
?Dựa vào hiểu biét của em hãy cho biết tình hình ĐNA và tổ chức ASEAN hiện nay ?
-Năm 1984 Brunây gia nhập ASEAN trở thành thành viên thứ 6.
-7-1995 Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN- thành viên thứ 7.
-9-1997 Lào , Mianma gia nhập ASEAN.
-4-1999 Campuchia trở thành thành viên thứ 10.
-ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế ,xây dựng khu vực ĐNA hoà bình , ổn định.
4.Củng cố:
Sau chiến tranh các nước ĐNA giành được độc lập và liên kết hợp tác trong một tổ chức ASEAN , cùng nhau xây dựng một ĐNA giàu mạnh,phát triển nhất trong khu vực và trên thế giới.
5.Hướng dẫn HS về nhà:Học bài cũ , đọc trước bài mới.
Làm bài tập:Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nước
Tên thủ đô
Ngày giành độc lập
Tình hình nổi bật hiện nay
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
II.Kết quả thực nghiệm sư phạm:
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 9A -9B trường THCS Nghinh Xuyên –Huyện Đoan Hùng –Tỉnh Phú Thọ tôi tổ chức kiểm tra nhận thức của HS bằng một bài khảo sát 15 phút.
 Cụ thể đề kiểm tra như sau: ?Em hãy trình bày mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển thành viên của tổ chức ASEAN ?
 Đáp án: 
 *Mục tiêu hoạt động của ASEAN:
-Phát triển kinh tế , văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình, ổn định khu vực.
 *Quá trình phát triển thành viên:
-8-8-1967 có 5 nước tham gia ASEAN : Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Singapo, Malaixia.
-1984 Brunây gia nhập ASEAN- thành viên thứ 6.
-7-1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7.
-9-1997 Lào , Mianma gia nhập ASEAN.
-4-1999 Campuchia tham gia , trở thành thành viên thứ 10.
 Kết quả khảo sát đạt được như sau:
-Điểm giỏi : 9-10.
-Điểm khá: 7-8.
-Điểm trung bình: 5-6 .
-Điểm yếu ,kém : 0 -> 4.
Lớp 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu,kém
Trên TB
Dưới TB
9A
(30hs)
8 
26.7 %
12
40 %
9
30 %
1
3.3 %
29
96.7 %
1
3.3 %
9B
(32hs)
4
12.6 %
9
28.1%
12
37.5 %
7
21.8 %
25
78.2 %
7
21.8 %
Tiểu kết : Như vậy từ kết quả trên cho thấy lớp 9A được giảng theo giáo án thực nghiệm sau khi kiểm tra đạt kết quả cao hơn lớp 9B được giảng bằng giáo án đối chứng . Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp sư phạm mà chúng tôi sử dụng trong bài giảng đem lại kết quả tốt hơn , có thể áp dụng trong thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường phổ thông ,góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
d.phần iv: kết luận chung:
 Trong thực tế dạy học hiện nay ở trường phổ thông ,tình trạng học sinh chỉ coi trọng các môn Văn , Toán mà chưa chú ý đến đầy đủ các môn văn hoá khác ,trong đó có môn Lịch sử là một thực tế đáng buồn . Trong khi đó bộ môn Lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng , tình cảm , đạo đức cho học sinh , góp phần hình thành nhân cách cho các em. Là người trong cuộc ,đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông tôi thấy chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan ,từ đó thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không chú ý đến môn Lịch sử là do Giáo viên chưa có những phương pháp tốt , có hiệu quả để lôi cuốn các em vào bài giảng .
 Để học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử và cũng để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập bản thân giáo viên chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học . Đề tài “Kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài : Các nước Đông Nam á ”góp một phần nhỏ vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung.
 Dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mac –Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh ,quan điểm của Đảng về Lịch sử và giảng dạy Lịch sử và tuân thủ theo nguyên tắc của phương pháp luận sử học Macxit ,tôi đã nghiên cứu đề tài này với mong muốn góp phần nhỏ vào công tác giảng dạy Lịch sử ở trường và để cho các đồng nghiệp tham khảo .Đề tài này áp dụng các hình thức tổ chức học tập mà cụ thể là các hình thức học tập cả lớp-nhóm- cá nhân vào trong bài dạy cụ thể ,kết quả khảo sát cho thấy áp dụng biện pháp đó trong dạy học đã đem lại kết quả tốt hơn.Bên cạnh đó còn có rất nhiều biện pháp khác mà chúng ta có thể áp dụng trong bài học Lịch sử , điều quan trọng là chúng ta sử dụng chúng như thế nào cho hợp lí , tránh tình trạng gượng ép sẽ phản tác dụng.
 Để nâng cao chất lượng bài học Lịch sử ở trường phổ thông người giáo viên trước tiên phải trang bị cho mình vốn kiến thức Lịch sử sâu rộng cùng với rèn luyện phương pháp ,kĩ năng , kĩ xảo trong quá trình dạy học. Có được như vậy thì việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay với đầy đủ phẩm chất năng lực , chủ động trước mọi tình huống trong học tập và trong cuộc sống sẽ đạt được những kết quả cao hơn. 
tài liệu tham khảo :
Nguyễn Thị Côi –Các con đường ,biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông- NXB Đại học Sư phạm -2006.
Phan Ngọc Liên – Phương pháp dạy học Lịch sử (Tập 1)-NXB Đại học Sư phạm -2002.
 Phan Ngọc Liên – Phương pháp dạy học Lịch sử (Tập 2)-NXB Đại học Sư phạm -2002.
Nguyễn Ngọc Bảo –Hoạt động dạy học ở trường THCS –NXB Giáo dục -2000.
Nguyễn Hải Châu – Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử –NXB Giáo dục-2007.
Phan Ngọc Liên –SGK Lịch sử 8- NXB Giáo dục -2004.
Phan Ngọc Liên –SGV Lịch sử 8- NXB Giáo dục -2004.
Trịnh Đình Tùng-Hệ thống các phương pháp day học Lịch sử ở trường THCS. 
Phụ lục:
Phần mở đầu.3
phần II:Nội dung đề tài..8
Chương I:Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài..8
I.Cơ sở lí luận8
1.Khái niệm về các dạng tổ chức học tập.8
2.Những ưu điểm và hạn chế của các dạng tổ chức học tập.........9
II.Cơ sở thực tiễn 12
1.Về phía giáo viên..12
2.Về phía học sinh...13
Chương II: áp dụng biện pháp kết hợp các dạng tổ chức học tập trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài “Các nước Đông Nam á”14
I.Vị trí , mục đích , nội dung cơ bản ..14
II.Đề xuất các biện pháp sử dụng trong bài.16
Phần iii: thực nghiệm sư phạm.16
I.Tiến hành thực nghiệm sư phạm16
II.Kết quả thực nghiệm sư phạm..28
phần iv:kết luận chung..30.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI PHUONG PHAP DAY HOC LICH SU.doc