Đề tài Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy bộ môn sinh học

Đề tài Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy bộ môn sinh học

Con người là động lực phát triển kinh tế xã hội. Với đất nước ta hiện nay công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần có những con người tri thức, trí tuệ, có khả năng nắm bắt những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, để có những con người đáp ứng yêu cầu đó chỉ có con đường phát triển giáo dục.

Trong trường THCS các em được giáo dục toàn diện, được học đủ các môn học bắt buộc theo quy định, vị trí mỗi môn học đều góp phần vào việc phát triển cơ sở ban đầu trong đó có bộ môn sinh học.

 

doc 21 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2856Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy bộ môn sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. mở đầu
I- lý do chọn đề tài
Con người là động lực phát triển kinh tế xã hội. Với đất nước ta hiện nay công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần có những con người tri thức, trí tuệ, có khả năng nắm bắt những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, để có những con người đáp ứng yêu cầu đó chỉ có con đường phát triển giáo dục.
Trong trường THCS các em được giáo dục toàn diện, được học đủ các môn học bắt buộc theo quy định, vị trí mỗi môn học đều góp phần vào việc phát triển cơ sở ban đầu trong đó có bộ môn sinh học.
Trong chương trình sinh học, học sinh bắt đầu được làm quen với môn khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới thực vật, động vật và con người. Song thực tế việc nhận thức về thế giới sinh vật không thể phán đoán, suy luận mà phải quan sát trên mẫu vật thật, hình vẽ, Tranh ảnh, mô hình để trao đổi thảo luận cung cấp những thí nghiệm mô tả để từ đó hiểu và giải quyết các vấn đề trong thế giới sinh vật.
Qua thực tế giảng dạy môn sinh học theo phương pháp đổi mới, tôi nhận thấy đây là một trách nhiệm lớn của người thầy giáo trong công tác giáo dục nói chung và giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học nói riêng, xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài:
Kinh nghiệm 
sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy bộ môn sinh học
II- Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
- Rèn kỹ năng quan sát so sánh, phân tích, tổng hợp.
Dựa vào đặc thù của bộ môn, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy kết hợp với phương pháp dạy học theo hướng tích cực là hết sức cần thiết đối với mỗi tiết học, nội dung cụ thể giúp cho học sinh có hứng thú học tập và mong muốn được tham gia vào việc xây dựng bài chủ động tham gia vào việc tìm hiểu kiến thức đồng thời rèn luyện được kỹ năng tự học của học sinh.
- Học sinh được tham gia vào hoạt động hợp tác nhóm có điều kiện để bộc lộ khả năng tự nhận thức và bảo vệ ý kiến của mình.
- Học sinh được khuyến khích nêu thắc mắc phát hiện các vấn đề thực tế và tham gia giải quyết.
III- Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng học sinh THCS
- Phạm vi: Đề tài nghiên cứu về sử dụng đồ dùng trực quan môn sinh học THCS.
* Thuận lợi:
Mục tiêu chung của ngành giáo dục và nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nêu rõ "đổi mới phương pháp dạy học phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khóa, làm chủ kiến thức" là giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi luôn yêu nghề, nhiệt tình với công việc, luôn say sưa tìm tòi nghiên cứu để nâng cao trình độ kiến thức, phương pháp dạy.
Sách giáo khoa mới viết theo hướng mở, hình thức đẹp, rõ ràng cụ thể.
Số bài, số tiết trong chương trình được tinh giảm chọn lọc, một số nội dung không thiết thực đã được lược bớt.
* Khó khăn 
+ Đồ dùng dạy học còn thiếu như tranh, ảnh, mô hình, băng hình...
+ Đối tượng học sinh ở trường THCS Quan Kim chiếm 70% là dân tộc thiểu số nên việc nhận thức còn hạn chế đặc biệt là kiến thức hệ thống hóa, khái quát hóa, phân tích, so sánh, suy luận.
IV- Nhiệm vụ và yêu cầu
1- Nhiệm vụ:- Đối với ngành giáo dục đào tạo. Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng là "đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen nền nếp tư duy sáng tạo của người học"
- Nhiệm vụ của giáo viên không còn là người truyền thụ cung cấp những kiến thức cho học sinh mà là người giữ vai trò chủ đạo tích cực trong quá trình nhận thức.
2- Yêu cầu:
- Giáo viên phải xây dựng được mục tiêu bài học xác định rõ được kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể, chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng, thông tin, phiếu học tập.
- Học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở, tài liệu tham khỏa (nếu có) thu nhập những thông tin, phân tích, xử lí thông tin ...
V- Các phương pháp nghiên cứu chính
* Phương pháp quan sát, vấn đáp tìm tòi
* Phương pháp hoạt động nhóm.
- Trong giảng dạy người thầy giáo hướng dẫn cho học sinh quan sát tranh ảnh, mô hình, dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát kết hợp với vốn kiến thức đã học để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng.
- Phải khai thác triệt để tính trực quan của đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động nhận thức của học sinh.
- Giáo viên nên đưa ra những câu hỏi phù hợp với nội dung để học sinh hoàn thành khái niệm, định luật.
- Học sinh được sử dụng phối hợp các giác quan trọng khi quan sát để tìm hiểu cặn kẽ đặc điểm, cải tạo của sinh vật. Giáo viên tổ chức để học sinh tự quan sát, tự mô tả phân tích đối tượng, thu thập thông tin, các số liệu theo yêu cầu của bài tập.
- Sau khi học sinh tự thực hiện các bài tập xử lí thông tin đã tìm được (đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, nhận xét khái quát hóa hoặc làm báo cáo ngắn dưới sự hướng dẫn của giáo viên để rút ra các đặc điểm chung, đặc điểm riêng)
Ví dụ: Quan sát H38 - 1 sơ đồ cấu tạo hẹ bài tiết nước tiểu.
Khoanh tròn vao đầu câu trả lời đúng trong các câu sau
1- Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan
A- Thận, cầu thận, bóng đái.
B - Thận, ống thận, bóng đái
C- Thận, bóng đái, ống đái
D - Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái
2- Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là
A- Thận	C - Bóng đái
B - ống dẫn nước tiểu	 D - ống đái
3- Cấu tạo của thận gồm
A - Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu
B - Phần vỏ, phần tủy, bể thận
C - Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận
D - Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
4- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm
A - Cầu thận, nang cầu thận	 C - Cầu thận, ống thận
B - Nang cầu thận, ống thận D - Cầu thận, nang cầu thận, ống thận
 Ví dụ: Khi dạy bài các loại rễ (sinh học 6) để giúp học sinh phân biệt được 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm, nhận biết được các miền của rễ trong giờ học yêu cầu học sinh chuẩn bị các loại rễ trong học yêu cầu học sinh chuẩn bị các loại rễ cây đối với giáo viên cũng phải chuẩn bị vật thật, tranh vẽ các loại rễ và hô mình các miền của rễ sau đó cho học sinh quan sát rễ cọc, rễ chùm, đối chiếu với tranh vẽ để nhận biết 2 loại rễ. Học sinh quan sát rút ra nhận xét sự khác nhau cơ bản của 2 loại rễ, từ đó hình thành khái niệm rễ cọc rễ chùm. Rèn kỹ năng quan sát phân biệt 2 loại rễ cây đối với các cây trong thực tế.
 Thông qua đồ dùng rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích tổng hợp, việc rèn kỹ năng quan sát giúp học sinh có được công cụ đắc lực để lĩnh hội tri thức tự nhiên một cách nhẹ nhàng, nhớ lâu việc rèn luyện kỹ năng quan sát còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
Học sinh vận dụng tư duy để suy ra những điều mà đồ dùng trực quan không biểu hiện trực tiếp.
Như vậy kiến thức đồ dùng trực quan phải kết hợp chặt chẽ với kiến thức sinh học tổ chức học sinh thu thập, xử lí thông tin trình bày thông tin từ các nguồn khác các nguồn thông tin trong môn sinh học rất đa dạng như kênh chữ, kênh hình, tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật thật, mô hình ... muốn học sinh chủ động tích cực trong việc tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng từ phương pháp trực quan để học sinh nắm được cần:
+ Phải sử dụng các phương tiện dạy học như là nguồn cung cấp kiến thức chứ không sử dụng để minh họa kiến thức.
+ Với mỗi loại phương tiện giáo viên cần phải giúp học sinh biết cách sử dụng phối hợp các phương tiện, cách xử lí tổng hợp và trình bày thông tin.
+ Giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh sử dụng các phương đồng thời dành thời gian cho học sinh làm việc với các phương tiện đó.
* Đổi mới trong hoạt động dạy học trên lớp cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học như:
- Cá nhân, tập trung, nhóm (lớn, nhỏ) vì nó có chức năng riêng trong việc hình thành năng lực cho học sinh.
VD: Hình thức hoạt động cá nhân tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, tích cực và rèn luyện năng lực tự học.
- Hình thức học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp cộng tác trong học tập và làm việc.
- Vậy để làm tốt việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học giáo viên phải lựa chọn các nội dung, đề ra các câu hỏi, bài tập phù hợp với từng hình thức. Ngoài ra cần chuẩn bị tốt phiếu học tập vì qua phiếu học tập giáo viên kiểm tra đánh giá được sản phẩm tư duy của học sinh, phát hiện và uốn nắn những thiếu sót của học sinh giúp học sinh hoàn thiện tri thức. 
Trong năm qua việc đổi mới cách sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực đang từng bước được vận dụng, đồng thời phối hợp các phương pháp dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt và phương pháp trực quan là một phương pháp đặc trưng trong giảng dạy môn sinh học, nó luôn được sử dụng kết hợp với phương pháp dùng lời, bên cạnh đó phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề luôn được quan tâm.
- Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước cho học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích các em tự chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề mấu chốt của việc dạy học có vấn đề là tạo ra những tình huống có vấn đề cụ thể phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Tình huống đặt ra nếu quá dễ hoặc quá khó đều đưa lại ham muốn giải quyết vấn đề và vì thế nó không trở thành tình huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi về điều chưa biết, nó thường xuất hiện từ phía học sinh hơn là từ phía giáo viên.
Giáo viên có thể tiến hành như sau:
+ Đặt vấn đề, tạo tình huống có vấn đề.
+ Giải quyết vấn đề (đề xuất các giả thiết, lập kế hoạch giải quyết).
+ Kết luận (khẳng định hay bác bỏ giả thiết đã nêu).
Phân biệt 4 mức độ:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của giáo viên, giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề theo sự giúp đỡ của giáo viên, khi cần giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống cho học sinh phát hiện, phát biểu vấn để nảy sinh cần giải quyết tự lực đề xuất các giả thiết và lựa chọn các giải pháp học sinh thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề CN cùng học sinh đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề phải giải quyết, tự đề xuất giả thiết, xây dựng kế hoạch giải quyết tự đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả công việc.
Trước những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh việc sử dụng đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực có vai trò quan trọng trong lĩnh hội kiến thức của học sinh, tuy nhiên khi sử dụng thiết bị cần chú ý nhiều hơn đến chức năng nguồn kiến thức của các thiết bị dạy học tạo điều kiện cho học sinh làm việc với phương tiện đó, cần đảm bảo cho tất cả học sinh ... ầy làm bài giảng sinh động hơn. Tuy nhiên khi thiết kế bài giảng điện tử cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:
*Không nên quan niệm trong tiết dạy sử dụng giáo án điện tử là không cần sử dụng bảng, phấn mà phải tuỳ theo kiến thức yêu cầu của từng bài, có những bài phần trình chiếu chỉ là phương tiện hỗ trợ giáo viên điều khiển tiến trình dạy học trên lớp có hiệu quả hơn, phần ghi bảng của thầy luôn giúp học sinh hệ thống kiến thức bài giảng.
*Cần bố cục trang trình diễn hợp lý về cỡ chữ, màu chữ, màu nền. Nên trình bày cả kênh hình và kênh chữ trên cùng một trang trình diễn sẽ đạt hiệu quả hơn khi trình bày kênh hình riêng, kênh chữ riêng. Thông thường nên dùng nền sáng và chữ màu tối.
*Không lạm dụng các hiệu ứng hiển thị, điều này gây mất tập trung của học sinh vào nội dung bài giảng.
*Diễn giảng không nên nhanh quá, khi đưa ra các tình huống trên máy chiếu cần có đủ thời gian để học sinh suy nghĩ, sở lý thông tin.
*Các nhà trường cần nhận thức tính hiệu quả của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy, từ đó chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất như: phòng học, hệ thống máy... đồng thời tạo điều kiện, động viên khuyến khích để giáo viên đầu tư vào việc thiết kế bài giảng điện tử theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh.
 Nhưng dù có dùng phương tiện dạy học hiện đại gì đi nữa thì trước hết giáo viên phải thật sự là những người có trình độ kiến thức chuyên môn vững vàng, một vốn kiến thức thực tiễn phong phú và khả năng lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài dạy; giáo án phải được chuẩn bị một cách đầy đủ, chi tiết, cụ thể, xác định đúng mục đích, nội dung, phương pháp sử dụng, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề như thế nào. Đặc biệt là phải xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp hướng học sinh tìm hiểu để tháo gỡ từng vấn đề, sau khi học sinh trả lời câu hỏi nhất thiết giáo viên phải nhận xét đánh giá kết quả của các em, có thế mới động viên khuyến khích các em xây dựng bài học được tốt.
 	Khi giảng dạy giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí vui vẻ, năng động trong lớp học, tránh tình trạng nhồi nhét, đọc SGK cho học sinh chép. Giáo viên cần kết hợp tốt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn sinh học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để các em tự tìm tòi, phát triển kiến thức. Phải kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác thí nghiệm, hướng dẫn học sinh quan sát tranh, mẫu vật, phát phiếu học tập, phân chia nhóm .....đặc biệt với cách viết “dấu ” kiến thức của SGK hiện nay nhằm bắt học sinh phải tư duy tìm tòi kiến thức thì việc cho học sinh ghi nội dung bài học là rất quan trọng, vì vậy giáo viên phải đầu tư thời gian vào phần ghi bảng đó chính là nội dung cơ bản của bài học. Nội dung ghi bài của học sinh nên cụ thể hoá dưới dạng sơ đồ hoặc chắt lọc những kiến thức căn bản nhất để học sinh có thời gian thực hiện được các hoạt động tìm hiểu bài trên lớp và thuận lợi trong việc học bài ở nhà .
 	- Khi sử dụng trực quan làm mẫu vật tự nhiên muốn đạt được hiệu quả cao phải thực hiện tốt các nguyên tắc, có đủ mẫu vật cho học sinh quan sát, mẫu vật phải sạch, đưa ra đúng lúc để tập trung sự chú ý của học sinh, giúp học sinh phát huy tính độc lập trong học tập.
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên kết hợp hỏi đáp để rút ra kết luận. Trong giảng dạy môn sinh học bằng phương pháp trực quan thì trực quan bằng mô hình tranh vẽ đúng vị trí quan trọng giúp giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp cận với kiến thức mới đặc biệt là kiến thức giải phẫu sinh lý giúp học sinh tiếp thu kiến thức đạt kết quả tốt nhất.
- Đối với giáo viên:
+ Phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động. 
+ Giáo viên phải tổ chức độc lập các hoạt động theo nhóm, qua đó phát huy tính năng động, sáng tạo ở tất cả các đối tượng học sinh.
+ Quan tâm đến kiến thức lý thuyết, chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.
+ Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, cung cấp thông tin hướng dẫn học sinh đến các tri thức mới.
+ Giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng quan sát, vận dụng, so sánh, phân tích, tổng hợp, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế
- Đối với học sinh:
+ Dựa vào các tranh vẽ mô hình, mẫu vật tự nhiên, .... quan sát tìm tòi, mô tả, phân tích đối tượng rồi xử lý thông tin -> đối chiếu, so sánh, phân tích, nhận xét, khái quát hóa ... nhằm rút ra đặc tính chung, riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng, hiện tượng đã quan sát.
+ Học sinh được hoạt động theo nhóm giúp học sinh phát huy sức mạnh của nhiều người, phát hiện và tìm ra kiến thức mới từ đồ dùng trực quan.
 C. Kết luận
Để nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan, người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chú ý rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp ... khéo léo vận dụng phương pháp cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh làm cho tiết dạy trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn.
áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan tôi nhận thấy các em không còn tỏ ra mệt mỏi, chán nản mà ngược lại các em rất hứng thú học tập.
Kết quả bước đầu đạt được:
+ Giáo viên:
- Đã có sự đầu tư chú trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. kết hợp với việc đổi mới và kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy học.
- Qúa trình giảng dạy bộ môn sinh học trong trường THCS người thầy tích cực sử dụng đồ dùng trực quan và sử dụng một cách hợp lý và con đường ngắn nhất vừa phát huy được trí lực của học sinh, vừa giúp học sinh nắm được kiến thức chắc chắn, nhớ lâu, giúp cho quá trình nhận thức của học sinh chủ động.
+ Học sinh:
- Bước đầu học sinh còn bỡ ngỡ trong hoạt động hợp tác của nhóm một số học sinh còn chưa tập trung suy nghĩ còn ỷ lại.
- Song dưới sự điều khiển của giáo viên học sinh đã có hứng thú học tập, thích nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức về sinh lý của sinh vật.
- Học sinh đã mạnh dạn trình bày ý kiến quan điểm của mình trước tập thể.
- Xác định được kiến thức một cách rõ ràng.
Việc soạn giáo án, lựa chọn phương tiện dạy học và tổ chức dạy học trên lớp của mỗi người thầy cô cần mang một phong cách, nét riêng của người thầy, tuyệt nhiên không có loại giáo án khuôn mẫu, không có cách tổ chức lên lớp giống nhau mà phải tùy thuộc vào đối tượng học sinh, phụ thuộc vào từng kiểu bài để thiết kế bài dạy, lựa chọn phương tiện dạy học và tổ chức việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả cao nhất. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với phương pháp dạy học tích cực, bản thân tôi đã áp dụng vào giảng dạy đối với bộ môn sinh học, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, khắc phục được lối truyền thụ một chiều rèn luyện thói quen, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện về tri thức, nhân cách cho học sinh giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo tính tự tin, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức để chiếm lĩnh tri thức.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phương pháp dạy học môn hóa học 
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học 
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên 
4. Hoạt động dạy học ở trường THCS
5. Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học sư phạm 
6.Hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn sinh học
Phụ lục	 Trang
 A/ Mở Đầu 
1
I/ Lý do chọn đề tài
1
II/ Mục đích nghiên cứu
1
III/Nhiệm vụ nghiên cứu
2
IV/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
V/ Phương pháp nghiên cứu
3
 B/ Nội dung
12
I/ Cơ sở lý luận 
12
II/ Kết quả điều tra thực tiễn 
13
III/ Giải Pháp 
14
 C/ Kết luận
16
đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của ban chỉ đạo cấp trường
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổng điểm: TM Ban chỉ đạo cấp trường
 Xếp loại:
đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của ban chỉ đạo cấp huyện
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổng điểm: TM Ban chỉ đạo cấp huyện
 Xếp loại:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Sinh hoc THCS.doc