Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Văn học địa phương Quảng trị

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Văn học địa phương Quảng trị

Văn học địa phương Quảng trị

* Chế Lan Viên

Tiểu sử

- Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan

- Sinh ngày: 23-10-1920 (tức ngày 12 tháng 9 năm Canh Thân)

- Quê gốc ở Cam Lộ, Quảng Trị, song thuở nhỏ sống, học, và làm những bài thơ đầu tiên ở Bình Định, nên nơi này cũng được xem như quê hương thứ hai của ông.

- Chế Lan Viên đã từng có thơ được in trên báo chí từ những năm 1935-1936. Năm 1937, khi tập thơ Điêu tàn được in ra (lúc ông mới 17 tuổi và là học sinh năm thứ 3 trường Trung học Quy Nhơn), ngay lập tức được dư luận đặc biệt chú ý - và được xem là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thời gian ở Bình Định ông cùng nhóm thơ với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được gọi là Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn thơ đất Bình Định).

- Năm 1939 ông ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo, rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942 ông cho ra đời tập văn Vàng Sao, thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia tại Quy Nhơn rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh, viết bài cho báo Quyết Thắng của Việt Minh Trung bộ.

- Trong kháng chiến chống Pháp, ôn glàm công tác báochí ở Liên khu 4 cũ.

- Tháng 7-1949 trong chiến dịch ở Tà Cơn, Đường 9 (Quảng Trị) Chế Lan Viên được kết nạp vào Đảng.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Văn học địa phương Quảng trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học địa phương Quảng trị
* Chế Lan Viên
Tiểu sử 
- Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan
- Sinh ngày: 23-10-1920 (tức ngày 12 tháng 9 năm Canh Thân)
- Quê gốc ở Cam Lộ, Quảng Trị, song thuở nhỏ sống, học, và làm những bài thơ đầu tiên ở Bình Định, nên nơi này cũng được xem như quê hương thứ hai của ông.
- Chế Lan Viên đã từng có thơ được in trên báo chí từ những năm 1935-1936. Năm 1937, khi tập thơ Điêu tàn được in ra (lúc ông mới 17 tuổi và là học sinh năm thứ 3 trường Trung học Quy Nhơn), ngay lập tức được dư luận đặc biệt chú ý - và được xem là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Thời gian ở Bình Định ông cùng nhóm thơ với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được gọi là Bàn thành tứ hữu (bốn người bạn thơ đất Bình Định).
- Năm 1939 ông ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo, rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942 ông cho ra đời tập văn Vàng Sao, thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tham gia tại Quy Nhơn rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh, viết bài cho báo Quyết Thắng của Việt Minh Trung bộ.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ôn glàm công tác báochí ở Liên khu 4 cũ.
- Tháng 7-1949 trong chiến dịch ở Tà Cơn, Đường 9 (Quảng Trị) Chế Lan Viên được kết nạp vào Đảng.
- Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội. Từ đấy cho đến suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông cho ra đời hàng loạt tập thơ như: ánh sáng và phù sa (1960); Hoa ngày thường - chim báo cáo (1967); Những bài thơ đánh giặc (1972); Đối thoại mới (1973); và một loạt tác phẩm lý luận, phê bình, văn xuôi như Phê bình văn học (1962); Suy nghĩ và bình luận (1972); Những ngày nổi giận (1966).
- Trong thời kháng chiến chống Mỹ, ông tham gia trong Ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, nhiều lần là sứ giả của văn hóa Việt Nam tham dự trên các diễn đàn văn hóa Quốc tế ở Liên Xô (cũ), Pháp, Nam Tư, ấn Độ, Na Uy, Thụy Điển ... Ông cũng từng là đại biểu Quốc Hội bốn khóa liền (từ khóa IV đến khóa VII).
- Sau ngày đất nước thống nhất ông chuyển hẳn vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và ông vẫn cho ra đời nhiều tập thơ, trong đó có tập Hát theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984); nhiều tập văn xuôi trong đó có Từ gác Khuê văn đến quán Trung tâm (1981), Ngoại vi thơ (1987).
- Ông mất ngày 19-6-1989 tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh. 
Tác phẩm chọn lọc 
* Thơ:
- Điêu tàn (1937)
- Gửi các anh (Hội nhà văn, 1955)
- ánh sáng và phù sa (Văn học, 1960)
- Hoa ngày thường, chim báo bão (Vănhọc, 1967)
- Những bài thơ đánh giặc (Thanh niên, 1972)
- Đối thoại mới (Văn học, 1973)
- Ngày vĩ đại (Văn học Giải phóng, 1976)
- Hoa trước lăng người (Thanh niên, 1976)
- Dải đất vùng trời (Quảng Bình, 1976)
- Hái theo mùa (Tác phẩm mới, 1977)
- Hoa trên đá (Văn học, 1984)
- Ta gửi cho mình (Tác phẩm mới, 1986)
- Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992)
* Văn xuôi:
- Vàng sao (1942)
- Thăm Trung Quốc (bút ký, Văn học, 1963)
- Những ngày nổi giận (bút ký, Văn học, 1966)
- Bác về quê ta (tập văn, Nghệ An, 1972)
- Bay theo đường dân tộc đang bay (Văn Nghệ Giải phóng, 1976)
- Giờ của số thành (bút ký, Lao Động, 1977)
- Những nàng tiên trên mặt đất (Kim Đồng, 1985)
* Tiểu luận - phê bình:
- Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (Thép Mới, 1952)
- Phê bình văn học (Văn học, 1962)
- Suy nghĩ và bình luận (Văn học, 1971)
- Nghĩ cạnh dòng thơ (Vănhọc, 1981)
- Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (Tác phẩm Mới, 1981)
- Nói chuyện thơ văn (Chàng Văn, Văn học, 1960)
- Ngoại vi thơ (Thuận Hóa, 1987) 
	Một số bài thơ
Bánh Vẽ
Tác giả: Chế Lan Viên 
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ 
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn 
Cầm lên nhấm nháp. 
Chả là nếu anh từ chối 
Chúng sẽ bảo anh phá rối 
Ðêm vui 
Bảo anh không còn có khả năng nhai 
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc... 
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt? 
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn 
Như không có gì xảy ra hết 
Và những người khác thấy anh ngồi, 
Họ cũng ngồi thôi 
Nhai ngồm ngoàm... 
CHIA
Em đi về phía ấy
Anh chia cho nỗi buồn
Chia cho cơn mưa nhỏ
Và nắng quái chiều hôm
Một cái hôn ban sáng
Thành cơn mưa buổi chiều
Chia cho cơn mưa ấy
Ðể xa rồi em yêu.
Tia nắng ấm gần nhau
Xa nhau thành nắng quái
Chia làm gì nắng ấy
Ðể xa rồi em đau.
QUẢNG TRỊ TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN   
Có thể nói rằng , trong thơ ca hiện đại Việt Nam, ít có nhà thơ nào đưa hình ảnh quê hương vào thơ ca của mình một cách tha thiết, đau đáu như Chế Lan Viên. Suốt nhiều trang viết, cả văn cũng như thơ, đất và người Quảng Trị thường xuyên đi và về trong các sáng tác của Chế Lan Viên, làm nên một không gian nghệ thuật đặc sắc. 
Chế Lan Viên quê ở làng An Xuân, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Song, từ lúc  lớn lên, học hành, ông lại gắn bó đặc biệt với Bình Định.Vùng đất của nhiều tháp Chàm đã tạo nên một Điêu tàn, tập thơ “ đột ngột xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị. Nó dựng lên một thế giới đầy sọ dừa, xương máu, cùng yêu ma Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, nó đứng sững như một cái tháp Chàm, chắc chắn và lẻ loi, bí mật “ ( Chế Lan Viên, Điêu tàn-Tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, 2002, trang 149, 153 ).  Chỉ từ khi tham gia kháng chiến chống Pháp, dấu chân của ông in đậm suốt cả vùng từ Thanh-Nghệ-Tĩnh đến Bình-Trị-Thiên , nhất là quê mẹ Quảng Trị. Quảng Trị, cả hai cuộc kháng chiến, đều ác liệt và dữ dội. Vùng quê nghèo khổ, lam lũ , gió Lào và cát trắng, hình ảnh mẹ tảo tần khuya sớm với “ đá sỏi, cây cằn “ luôn luôn trở về trong tâm trí nhà thơ: 
            Ôi gió Lào ơi ! Ngươi đừng thổi nữa
            Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ
            Những đồi sim không đủ quả nuôi người
            Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười
            Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng.. 
Quảng Trị, ấy là trại tù Lao Bảo, nơi giam cầm biết bao chiến sĩ cách mạng. Quảng Trị, nơi “ những đồi tranh ăn độc gió Lào “. Quảng Tri, nơi “ con chim bỏ trời quê ta đi xứ khác”, nơi “ đất không nuôi nổi người, người không nuôi nổi đất “.
Tháng 7-1949, tại Tà Cơn, đường Chín, gần quê nhà, ông được kết nạp vào Đảng. Sau này, bài thơ Kết nạp Đảng trên quê mẹ là lấy từ cảnh và người của quê hương. Bài thơ dài đến 61 dòng, đầy da diết và nhớ thương nặng trĩu , thiêng liêng và xúc động giữa những hình ảnh Quê hương – Mẹ - Đảng lồng vào nhau. Bài thơ có những dòng, những câu nói về mẹ đầy cảm động :
            Từ buổi dạy con lòng thương ghét ban đầu
            Tự quê mẹ nghèo, tự đời mẹ khổ
            Tự giọt lệ khóc tù đi biệt xứ
            Tự nắm cơm khô đưa cán bộ thoát làng
            Tự tiếng thét căm thù vì giặc giã, vua quan
            Là tiếng quê hương ấm lành Quảng Trị 
 Trong bài Gửi trạng Thông họ Hoàng, một bài thơ viết cho Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên ghi:
            Quảng Trị vốn là quê mẹ
            Gió Lào râm ran
            Tôi khóc oe oe trong gió Lào rách xé 
 Nhiều cơn gió Lào thổi dọc suốt con đường thơ của Chế Lan Viên. Nhiều cảnh đời cơ cực , đói nghèo, “ cuộc sống xưa như nước chảy mất dòng/ Không ai thương như cỏ nội giữa đồng “,ám ảnh mãi trong nhiều trang viết của Chế Lan Viên. Trước 1945, sự tàn tạ của bao tháp cổ Bình Định trong những chiều thẫm máu hồng, những đêm mờ sương lạnh của dòng sông Linh hư ảo, đã để lại nơi nhà thơ những dấu ấn siêu hình, những phù chú ngôn ngữ. Sau này, qua bao nẻo đường kháng chiến của Khu Bốn, của chiến trường Trị Thiên, sự gắn bó máu thịt với đất và người của quê hương, nhà thơ càng hiểu và yêu thêm quê mẹ Quảng Trị.
Trong tuyển tập Thơ văn chọn lọc, do Sở Văn hóa-Thông tin Nghĩa Binh, in năm 1992, Chế Lan Viên đã viết :
“ Quê cha mẹ tôi ở ngoài Quảng TrịCha mẹ tôi sinh ra và lớn lên trong gió Lào và khoai sắn Bình-Trị-Thiên. Ký ức tôi ngược thời gian , thì nó vẫn đi về qua lại thường xuyên giữa các đồi sim mua Quảng Trị và góc thành Bình Định này. Ngỡ như tính cách tâm hồn và bút pháp thơ tôi đều bắt nguồn từ hai nơi ấy.
Tôi làm thơ lúc 12, 13 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn . Lủi thủi làm và cũng không ý thức đó là thơ. Ký những cái tên chỉ địa danh ngoài Quảng Trị : Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai”. 
Như vậy đã rõ, sự nghiệp văn chương của Chế Lan Viên có sự thấm đẫm, chuyển hóa và bắt nguồn từ quê hương Quảng Trị. Quảng Trị có khi hiện diện bằng tên đất tên người, có khi lặn sâu vào hình tượng người mẹ khổ nghèo trong các bài văn, bài thơ của Chế Lan Viên .
Bài thơ dài 10 khổ, theo thể thơ 5 chữ, có tên Quê mẹ thật cảm động . Bài thơ như một tổng kết của những chặng đường kháng chiến, gắn liền với quê hương, với mẹ. Bao kỉ niệm đầy cảm động của “ ngày con đi kháng chiến” :
                                Đất cát lại gió Lào
                                Vẫn mít và sắn ấy
                                Đây quê mẹ rồi sao
                                Bước chân con dừng lại
                                 Nhớ ngày con ra đi
                                Chim trong vườn gáy mãi
 Người mẹ ấy, mỗi lần ra vườn hái lá, nấu bát canh, lại nhớ đến con . Ngày con ra đi, “ mẹ bảo đùm ớt theo / mua gì giờ cũng hiếm” . Nơi xa, người con nhớ về căn nhà tranh gió thốc vào mỗi khi gió Lào , gió nam ào ào thổi qua . Những rặng tre gầy guộc những vườn sắn lao xao, lưng mẹ còng theo năm tháng trở thành những hình ảnh khó quên trong thơ Chế Lan Viên.
 Ngũ tuyệt về mẹ cũng là một bài thơ viết theo kiểu như thế. Hình ảnh của bờ sông ngày mẹ tiễn con đi.Tiếng súng nổ qua hai mươi năm trời vẫn còn âm vọng.. Ngỡ như mới hôm nào , “ giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời “ vậy mà, chao ôi,  mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm xa mẹ. “ 1972 Quảng Trị giải phóng , tôi về thăm quê mẹ.. Đường vào phần mộ mẹ tôi đầy mìn, nên tôi đành chịu, quay vào làng, tìm những người thân “ (  Nghĩ cạnh dòng thơ, NXB Văn học, Hà Nôi, 1981, trang 279 ) .
 Trong tập thơ Hoa trên đá ( NXB Văn học , Hà Nội 1984 ), Chế Lan Viên viết bài thơ Mồ mẹ :
                        Nấm mộ rìa làng. Mẹ đấy chăng ?
                        Một đời xa mẹ mới về thăm
                        Nhớ bên đồn địch, con rời mẹ
                        Nay đốt tuần hương chỗ mẹ nằm.
Quảng Trị bạt ngàn những rừng lau trắng, nhất là đường lên Lao Bảo. Hoa lau đường 9 , con đường gắn với chiến công và máu. Đó là , “ hoa lau đường máu “, như cách gọi của ông.
Trắng hoa lau như một màu tang: Giá được màu hoa tím/ Hẳn hồn nhẹ đau hơn. 
Chế Lan Viên là nhà thơ yêu quê hương Quảng Trị của mình bằng tất cả sự rung động tế vi của một tâm hồn nghệ sĩ, trở thành một trong những nhà thơ hiện đại Việt Nam gắn bó máu thịt với vùng gió Lào cát trắng, cằn khô nhưng thắm thiết nghĩa tình này
 *Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ai đã đặt tên cho dòng sông?)  
A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
   Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông học tại Huế ... a đỗ quyên rừng. 
   Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng phép nhân hoá khi cho rằng dòng sông của mình giống một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
 Vẻ đẹp sông Hương nơi cội nguồn, vẻ đẹp trong phần sâu thẳm củaÞ
dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ. 
Khi ra khỏi rừng già, xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố: 
    Sông Hương đã bộc lộ sức mạnh bản năng của mình, một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của “người mẹ phù sa” với “khuôn mặt kinh thành” và tâm hồn sâu thẳm của dòng sông đã đóng kín lại ở cửa rừng. Trong cái nhìn tinh tế của tác giả, sông Hương đã trải qua một hành trình đầy gian truân và nhiều thử thách. Thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. 
   Đoạn tả sông Hương xuôi về thành phố đã bộc lộ rõ nét lịch lãm và tài hoa trong lối hành văn của tác giả: chuyển dòng liên tục, vòng giữa, uốn mình, qua điện Hòn Chén, chuyển hướng Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi, vẽ một hình vòng cung ôm chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về HuếHàng loạt động từ xuất hiện diễn tả dòng chảy sống động qua nhiều địa danh khác nhau của xứ Huế.
 Khi ra khỏi vùng núi sông Hương như bừng lên sức trẻ và niềm khaoÞ
khát của tuổi thanh xuân.
Sông Hương khi về với kinh thành Huế.
   Dòng sông được so sánh giống một tấm lụa mềm, với vẻ đẹp biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. “Bốn bề núi phủ mây phong/ Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lý, như cổ thi. Có lúc sông Hương kiêu hãnh âm u khi được phong kín trong những rừng thông u tịch khi qua đền đài làng tấm. Khi lại bừng sáng tươi tắn trẻ trung khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia
 Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp kể và tả được tạo nên cảnh đẹp hài hoà kỳ thú của sông Hương với thiên nhiên xứ Huế.Þ
Sông Hương khi chảy vào thành phố:
   Khi chảy vào thành phố, sông Hương đã có sự khác biệt, vui tươi hẳn lên. Kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam uốn một cánh cung nhẹ, mềm hẳn đi và nó được tác giả ví như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu (thuận tình mà không nói ra vì e lệ,). 
Giáo sư Trần Đình Sử khi nghiên cứu bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã ví “hành trình của sông Hương từ nguồn ra biển là hành trình của tâm hồn xứ Huế”.
   So sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng của thế giới để thấy sông Hương được nhìn bằng con mắt hội hoạ. Ngay từ đầu nhà văn đã viết: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. 
   Sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm như mặt hồ yên tĩnh. Người ta thường nói sông Hương êm đềm và yên tĩnh như chính thành phố Huế vậy. 
   Tác giả liên tưởng đến sông Nê-va với những phiến băng trôi lướt qua rất nhanh, nhìn sự chuyển động liên hồi đó, tác giả nghĩ về một giấc mơ khi còn nhỏ: “Ôi, tôi muốn hoá làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tầu thuỷ tinh để đi ra biển”. Nhà triết học Hêraclit đã từng nói: “Không có ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Câu nói nổi tiếng này hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta, câu nói với hàm ý vạn vật chuyển biến không lặp lại. Đứng trước dòng sông Nê-va với những phiến băng trôi băng băng qua, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhớ đến dòng sông quê hương mình và cảm thấy quí điệu chảy lững lờ của sông Hương, đấy là điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, điệu chảy lặng lờ của sông Hương có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh đèn hoa đăng bồng bềnh trên sông. 
    Tiểu kết: Từ góc độ thiên nhiên, vẻ đẹp của sông Hương hiện ra đa dạng và đầy ấn tượng. Lúc ở rừng già là cả một hành trình gian truân của sông Hương ở nơi cội nguồn, nó sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Khi ra khỏi rừng già, sông Hương lại mang một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành “người mẹ phù sa” của một vùng văn hoá xứ sở. Đến khi về với kinh thành Huế, với vẻ đẹp huyền ảo, sông Hương mềm như tấm lụa trong sắc màu biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Và khi chảy vào lòng thành phố sông Hương giống như cô gái Huế vừa dịu dàng tình tứ vừa mơ mộng đắm say.
 Qua đó ta thấy được Hoàng Phủ Ngọc Tường có một vốn văn hoáÞ
phong phú và một vốn ngôn từ giàu cô đậm chất thơ.
2. Từ góc độ văn hoá
   Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận thấy vẻ đẹp của sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển Huế, sông Hương như một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này. 
   Tác giả cũng liên tưởng đến Nguyễn Du và “Truyện Kiều”. Nguyễn Du từng có thời làm quan ở Huế và từng bao năm lênh đênh trên dòng sông này. Vì thế Hoàng Phủ Ngọc Tường có căn cứ để suy đoán có lẽ Nguyễn Du đã diễn tả điệu “Tứ đại cảnh” – tên một bản nhạc cổ Huế qua tiếng đàn của Kiều. Và từ đó những bản đàn đã đi suốt cuộc đời Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. 
   Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thổi hồn cho sông Hương khi thấy ở sông Hương có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây. Khúc quanh sông Hương còn được Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn nhận như là nỗi vương vấn, hay chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu, vừa đặc biệt được ví như nàng Kiều trong đêm tình tự trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề: “còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ”. Lời thề ấy như vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian.
   Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sỹ”. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc trong bài “Chơi xuân” của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng trong bài “Trường giang như kiếm lập thanh niên” của Cao Bá Quát, từ nỗi quan hoài vạn cổ soi bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều trong cái nhìn thắm thiết tình người của Tố Hữu.
3. Từ góc độ lịch sử
   Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lật tìm trong tư liệu những sự kiện có liên hệ với dòng sông và ông đã thấy: Sông Hương từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa. Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
    Trong tác phẩm “Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương” của những người Mĩ gồm: Ra-pha-en-Li-tao-ơ, Noóc-man-u-phốp và nhóm giáo sư Đại học Coóc-nen đã đánh giá đầy phẫn nộ: “một số trong các di sản đó đã bị phá huỷ lúc thành nội Huế bị ném bom. Không thể so sánh sự mất mát này với sự mất mát của một viện bảo tàng hay một thư viện ở Mĩ” Đó là sự nuối tiếc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Người Mĩ còn thấy sự mất mát lớn lao đó, huống hồ là người Việt Nam, và đặc biệt là với Hoàng Phủ Ngọc Tường - một người con nặng lòng với xứ Huế.        Không chỉ đau với nỗi đau của quê hương mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn rất đỗi tự hào về xứ Huế qua việc nhắc lại lời phát biểu của Đại tướng: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.
 Sông Hương là nhân chứng lịch sử qua nhiều thời kỳ lịch sử. NhânÞ chứng nhẫn nại, kiên cường qua nhiều thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được một phần nào đó đóng góp của sông Hương với lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước, giải phóng dân tộc.
   Với trí tưởng tượng sáng tạo và tài hoa, tác giả đã ví sông Hương với hình ảnh cô gái Huế dịu dàng, kín đáo mà sâu sắc rất mực thuỷ chung với tà áo tím. Lại đã có lúc Hoàng Phủ Ngọc Tường ví dòng sông của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
4. Nét đẹp của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường:
   Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến sông Hương trở lên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.
Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
   Có sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân, khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.
   Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cộng với sự uyên bác về phương diện địa lý, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật đã tạo lên áng văn đặc sắc này.
C. Tổng kết
   Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết về dòng sông với tấm lòng ưu ái, với tình yêu sâu sắc, thuỷ chungTrong mối quan hệ với con người dòng sông ấy là dòng sông - đời người. Với xứ sở đã sinh thành và cưu mang nó, sông Hương đã tri ân bằng dòng nước mát lành và phù sa màu mỡ để hoa trái của những khu vườn An Hiên ngọt lành. Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” qua tài năng văn chương - Hoàng Phủ Ngọc Tường tạo nên một ấn tượng đẹp trong lòng độc giả. Sông Hương không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp hoang sơ và trong sáng trong điệu chảy lững lờ mà còn đẹp bởi một huyền thoại chứa đựng chiều sâu của tâm linh : “vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
   Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói: “Ai đã đặt tên cho dòng sông? là “bút ký dài nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ lên một dòng sông y như nó tự có. Đó là một thứ tài sản tôi muốn gửi lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: Sông Hương như một viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó trường tồn mãi mãi, đừng tham vọng tác động làm thay đổi dù điều này không phải dễ”.
Một số đề bài ứng dụng:
Đề 1: Phân tích hình tượng sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
Gợi ý
Phân tích:    
  Góc độ thiên nhiên: 
Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn.
Vẻ đẹp của sông Hương khi ra khỏi rừng già
Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua kinh thành Huế.
Vẻ đẹp của sông Hương khi vào thành phố Huế.
  Góc độ văn hoá: 
Vẻ đẹp sông Hương qua những áng văn thơ.
  Góc độ lịch sử: 
Vẻ đẹp hùng tráng trong lịch sử.
  Mô tả tổng quát sông Hương qua cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như một “cô gái Di-gan” mãnh liệt, mê đắm nhưng không kém phần dịu dàng, tình tứ, ý nhị.
Đề 2: Cảm nhận về cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
Gợi ý
   Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Uyên bác (kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hoá).
Tinh thế, tài hoa (cảm nhận những khía cạnh khuất lấp của con sông, ngôn ngữ so sánh độc đáo, ngôn từ phong phú gợi cảm).
Giàu trí tưởng tượng, lãng mạn, bay bổng (tưởng tượng hành trình tìm về cố đô như hành trình tìm về với “người tình mong đợi”).
Gắn bó máu thịt và tự hào với cảnh vật và con người Huế (những suy tưởng, đối sánh khi đứng trước sông Nê-va).

Tài liệu đính kèm:

  • docVan hoc dia phuong Quang tri.doc