Đề tài Một số biện pháp kiểm tra đánh giá bài tập trắc nghiệp khách quan nhăm nâng cao hiệu quả dạy học và gây hứng thú cho các em trong học tập môn lịch sử

Đề tài Một số biện pháp kiểm tra đánh giá bài tập trắc nghiệp khách quan nhăm nâng cao hiệu quả dạy học và gây hứng thú cho các em trong học tập môn lịch sử

 Kiểm tra,đánh giá là khâu cuối cùng,đồng thời khơỉ đầu cho một chương trình khép kín tiếp theo với một chất lương cao hơn của quá trình dạy học.Vì vậy,KT,ĐG là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. KT,ĐG có quan hệ hữu cơ với các nhân tố mục đích, nội dung, phương pháp ; vừa chịu sự chi phối, vừa đóng vai trò phản hồi, góp phần thực hiện các nhân tố đó.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1342Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp kiểm tra đánh giá bài tập trắc nghiệp khách quan nhăm nâng cao hiệu quả dạy học và gây hứng thú cho các em trong học tập môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các từ viết tắt 
1. Phương pháp: PP
2. Trắc nghiệm khách quan: TNKQ
3. Giáo dục - Đào tạo: GD - ĐT
4. Công nghiệp hoá:	 CNH
4. Hiện đại hoá: 	 HĐH
5. Giáo viên:	 GV
6. Học sinh: 	 HS
7. Kiểm tra - đánh giá: 	 KT - ĐG
8. Dạy học lịch sử: 	 DHLS
9. Trung học cơ sở: 	 THCS
10. Dạy học: 	 DH
11. Bài tập trắc nghiệm: 	 BTTN
1.Đặt vấn đề
	Kiểm tra,đánh giá là khâu cuối cùng,đồng thời khơỉ đầu cho một chương trình khép kín tiếp theo với một chất lương cao hơn của quá trình dạy học.Vì vậy,KT,ĐG là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. KT,ĐG có quan hệ hữu cơ với các nhân tố mục đích, nội dung, phương pháp; vừa chịu sự chi phối, vừa đóng vai trò phản hồi, góp phần thực hiện các nhân tố đó.
 Thời gian vừa qua, ở trường THCS tuy có sự cải tiến về mục đích, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học, nhưng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn nói chung, lịch sử nói riêng chưa được chú ý đúng mức. Công việc này còn tiến hành một cách sơ lược.
 Vấn đề đặt ra trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng là : một mặt cần nghiên cứu, hoàn thiện phương pháp KT-ĐG truyền thống, mặt khác cần tiếp thu, áp dụng các phương pháp KT-ĐG hiện đại.Đối với bộ môn lịch sử ở trường THCS nên chú ý phương pháp trắc nghiệm khách quan để KT,ĐG kết quả học tập của học sinh.
 Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của KTĐG trong quá trình DH, là khâu quan trọng không thể thiếu để nâng cao chất lượng bộ môn, KTĐG còn có ý nghiã đánh giá đối với giáo viên và học sinh về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
 Từ vai trò và ý nghĩa thực tiễn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp KTĐG bài tập trắc nghiệp khách quan nhăm nâng cao hiệu quả dạy học và gây hứng thú cho các em trong học tập môn lịch sử.
2.Giải quyết vấn đề.
2.1 Thực trạng tiến hành bài tập trắc nghiệm khách quan.
 Bài tập trắc nghiệm khách quan có ưu điểm rõ ràng là đánh giá phạm vi kiến thức rộng hơn hình thức tự luận.Với số lượng câu hỏi nhiều hơn, mỗi câu lại nhiều phương án trả lời, nên khối lượng kiến thức đưa vào có thể đủ dàn trải hầu hết nội dung của chương trình học.Vì vậy, bài tập trắc nghiệm khách quan, HS không thể “học tủ, học lệch’’ mà phải học đầy đủ, toàn diện và không được bỏ qua bất cứ kiến thức cơ bản nào có trong chương trình. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn, hạn chế.
 Có thể bất lợi hơn với một số HS (phụ thuộc tính cách HS),khó quan tâm đánh giá được nhiều đến môi trường đa dạng, năng lực hoạt động, học tập toàn diện của HS. HS khó thể hiện được tính thống nhất, đồng bộ giưa các lĩnh vực nhận thức trong quá trình học tập, hơn nữa khó đánh giá được năng lực tư duy ở mức độ cao, nhất là tư duy trừu tượng; khả năng cảm thụ, giáo dục nhân văn ; kĩ năng giao tiếp; khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. 
 Ngoài ra giáo ít vận dụng qui trình thiết kế đề và tiến hành kiểm tra đánh giá, kĩ thuật xây dựng câu hỏi còn hạn chế và học sinh coi môn sử là môn không quan trọng và không nhận thức hết tác dụng của nó.
2.2 Quan điểm mới thực hiện bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá.
 Làm bài tập trắc nghiệm khách quan, chúng ta hay nói đến việc lưa chọn theo xác xuất khi “quá bế tắc” vì không chắc chắn đưa ra phương án trả lời đúng.Thực tế thi theo hình thức nào cũng có sự may, rủi : tự luận có thể trúng tủ thì trắc nghiệm có thể lựa chọn liều theo xác xuất một phương án không chắc chắn.Với kiểu đánh dấu có vẻ đơn giản khi làm đề trắc nghiệm khách quan, một số người tưởng rằng một thí sinh không có chút kiến thức nào cũng có thể làm được bài nếu găp “vận may”giúp họ liên tục chọn được phương án đúng.Từ suy nghĩ đó, một số người hay nhầm tưởng đề thi trắc nghiêm khách quan tạo nên độ may rủi hơn tự luận.Những thí sinh đánh dấu liều vào bài mà không cần năm được kiến thức liệu có thể có kết quả khả quan không ? Có thể khẳng định là không bao giờ. Một số người cho rằng đối với loại câu trắc nghiệm bốn phương án, nếu chọn ngẫu nhiên cũng có xác suất đúng được 25%.Một sự nhầm lẫn nghiêm trọng dẫn đến một thất bại nặng nề.Đây không phải là 25% khả năng chọn đúng ngẫu nhiên cho toàn bộ bài làm, mà mỗi câu hỏi 25% khả năng cho sư lựa chọn liều mà găp may, chắc chắn là rất khó thành công.Với từng câu hỏi, khả năng chọn sai thường xảy ra thì tổng hơp toàn bài kết quả chủ yếu là sai.Chúng ta giả định kể cả khi tần suất trả lời đúng đạt tối đa của xác suất này(số câu thí sinh làm đúng chiếm khỏang 25% số câu hỏi), thì làm đúng 25% số câu hỏi vẫn chỉ được coi là cái ngưỡng của người "chưa đạt yêu cầu". Các em HS không nên liều thử vận may khi còn rất nhiều cơ hội và thời gian để chuẩn bị kiến thức.
 Trong dạy học, việc kiểm tra đánh giá bằng phương pháp TNKQ không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Việc đánh giá đúng và điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và học là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. 
2.3 - Các biện pháp và hình thức tiến hành bài tập trắc nghiệm khách quan.
2.3.1 - Biện pháp sử dụng bài tập trắc nghiệm Lịch Sử:
 Việc ra đề thi dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở 6 mức độ từ đơn giản đến phức tạp: 
	* Nhận biết, ghi nhớ tri thức. 
	* Thông hiểu, lí giải.
	* Vận dụng.
	* Phân tích.
	* Tổng hợp.
	* Đánh giá, bình xét. 
 Trước hết HS phải nhớ các kiến thức ở cấp độ cao hơn. Nội dung đề thi phải bao hàm đầy đủ các mức độ khác nhau của nhận thức.
Đề thi phải có độ khó hợp lí, phù hợp với thời gian làm bài của HS, tránh những đề thi hoặc chỉ kiểm tra trí nhớ hoặc đánh đố HS. Không nên ra đề kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. Đề thi phải đánh giá được khả năng lí giải, ứng dụng, phân biệt và phán đoán của HS. 
BTTN môn lịch sử rất đa dạng, phong phú. Vấn đề dặt ra là phải có biện pháp sử dụng để đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Theo tôi cần thực hiện như sau: 
	- Hướng dẫn cho HS làm quen với BTTN , tuy đây là loại hình không còn mới đối với các em. Nhưng phải hướng dẫn cho HS nắm được các thành phần trong bài thi trắc nghiệm, đọc kĩ câu chỉ dẫn, câu hỏi, câu trả lời để lựa chọn câu đúng nhất. Tùy theo thể loại bài tập trắc nghiệm và yêu cầu cụ thể của nó mà HS đánh dấu kí hiệu, điền thêm cho phù hợp.
 - BTTN Lịch sử có thể sử dụng KTĐG kết quả học tập của HS ở nhiều trường hợp. Đánh giá qua từng bài, từng chương, từng phần của nội dung chương trình; Đánh giá trong giảng bài mới, trong củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, trong kiểm tra, thi cử, đánh giá việc ghi nhớ, nắm và hiểu kiến thức lịch sử.
 - Sử dụng nhiều loại BTTN khác nhau, đồng thời phải kết hợp việc sử dụng BTTN với các loại câu hởi bài tập khác, đặc biệt là bài tập nhận thức, bài tập thực hiện kiểm tra đánh giá HS.
 - Xúc tiến việc biên soạn, xây dựng hệ thống các loại bài tập trắc nghiệm môn lịch sử. Đây là công việc cần có sự đóng góp của GV bộ môn và các nhà nghiên cứu. Trong tương lai phải xây dựng được ngân hàng câu hỏi bài tập trắc nghiêm lịch sử.
 2.3.2 - Các loại bài tập trắc nghiệm Lịch sử:
 a) Bài tập " đúng " , " sai". Đây là loại bài tập đơn giản, ít tốn công soạn thảo, có khả năng áp dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp. GV có thể đặt nhiều câu hỏi trong khoảng thời gian nhất định. Để làm được loại bài tập này, HS phải gợi nhớ lại khối lượng kiến thức đáng kể và nhanh chong xác định 
" đúng" hoặc "sai".
 Ví dụ: Hãy ghi chữ Đ ( nếu câu đúng) hoặc chữ S (nếu câu sai) vào ô vuông đối với những câu dưới đây:
 Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là Lê Nin.
 Năm 1960 được mệnh danh là năm Châu Phi.
 Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Thực dân, Mỹ La Tinh được mệnh danh là " Lục địa mới trỗi dậy ".
 b) Bài tập " có " ( phải ) hoặc " không ". Trong bài tập này, GV nêu tên một nhân vật hay niên đại và một số sự kiện ( 3 hoặc 5) cùng với mỗi nhân vật hay niên đại đó. Yêu cầu HS lựa chọ n xem sự kiện nào gắn liền hoặc thể hiện sự thực lịch sử, bản chất của nhân vật hay niên đại đó. 
 Ví dụ: Hãy ghi chữ C hoặc chữ K vào ô vuông
 I. Lê Nin
 Sáng lập ra Đảng kiểu mới ở Nga.
 Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
 Mất năm 1942.
 Đã sang Việt Nam.
 II. Các nước tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương ( NATO )
 Anh.
	 Pháp.
	 Hà Lan.
	 Ai-Len
	 CHLB Đức.
	 Thụy sĩ.
	 Tây Ban Nha.
 c) Bài tập có nhiều lựa chọn: Thực ra những bài tập trên là bài tập có hai lựa chọn, nó có nhược điểm như: Phân biệt HS giỏi và HS kếm rất thấp, HS có thể làm bài theo kiểu ăn may hoặc nhìn bài nhau để điền kết quả. Do vậy, cần hạn chế sử dụng các loại bài tập này, trong nhiều trường hợp nên xây dựng bài tập có nhiều lựa chọn.
	Ví dụ: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong việc thực hiện " chiến lược toàn cầu"?
	(1) ở Cu ba 
	(2) Chiến tranh Triều Tiên.
	(3) Chiến tranh xâm lược Việt Nam.
	(4) ở Trung Quốc.
 d) Bài tập đối chiếu cặp đôi. Mỗi bài tập gồm có 3 phần: Phần chỉ dẫn, phần gốc và phần đối chiếu. Khi biên soạn nên đặt số câu ở phần đối chiếu nhiều hơn số câu ở phần gốc. Để trả lời được loại bài tập này, HS phải xác lập được mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử hoặc giữa sự kiện lịch sử với niên đại hoặc sự kiện lịch sử với địa danh.
 Ví dụ: Em hãy nối cột I (tên tổ chức) với ô ở cột II ( tên tổ chức viết tắt) của các tổ chức Liên hợp quốc đang hoạt động tích cực tại Việt Nam bằng các mũi tên sao cho đúng:
Cột I
(Tên tổ chức)
Cột II
(Tên tổ chức viết tắt)
1. Chương trình lương thực.
2. Quỹ nhi đồng.
3.Tổ chức nông nghiệp và lương thực.
4. Tổ chức văn hóa và giáo dục.
5. Tổ chức Y tế thế giới.
6. Cơ quan phát triển.
7. Quỹ dân số.
8. Quỹ tiền tệ quốc tế.
a) ILO
b) IMF
c) PAM
d) UNICEF
e) FAO
g) UNESCO
h) WHO
i) UNDP
k) UNPK
 e) Bài tập điền thế: Trong mỗi bài tập có một số câu, ở mỗi câu có một hoặc nhiều chỗ trống. Yêu cầu HS phải điền thêm từ, cụm từ, số liệu, tên nhân vật, niên đại, địa danh ... vào các chỗ trống đó.
Ví dụ: Em hãy ghi những con số , những từ thích hợp về sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh tthế giới thứ hai:
Trong những năm 1945-1950, sản lượng công nghiệp Mĩ .......... sản lượng nong nghiệp gấp hai lần sản lượng ........ nắm trong tay....... dự trữ vàng của thế giới.
 g) Bài tập lựa chọn kết hợp với trả lời ngắn: Loại bài tập này khó hơn, vì cùng một lúc đòi hởi HS phải nhớ lại các sự kiện, niêm đại, nhân vật, ...., xác định mối liên hệ giữa chúng và tìm từ, ý ngắn gọn để diễn đạt mối quan hệ đó.
Ví dụ: Đọc các câu dưới đây, mỗi câu chon ra 3 tên (nhân vật, địa danh, tổ chức, sự kiện, niên đại) có mối quan hệ nhất định với nhau và trình bày ngắn gọn mối quan hệ đó.
 - Nen-xơn Man-đê-la, 4/1994, Cộng Hòa Nam Phi, An giê ri
 - Phi-đen-ca-xtơ-rô, 26/7/1953, Môn ca đa, Mê hi cô.
	2.4 Bài dạy thực hành cụ thể.
Tiết 6 Đ 5. Các nước Đông Nam á
	1. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Hiểu được tình hình các nước Đông Nam á trước và sau năm 1945. Sự ra đời của tổ chức ASEAN, tác động của nó đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam á.
	- Tư tưởng: Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân ta và nân dân các nước Đônd Nam á trong thời gian gần đây, củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc trong khu vực.
	- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ.
	2. Phương tiện dạy học:
	- Lược đồ các nước Đông Nam á
	- Một số tranh ảnh về các nước Đông Nam á
	- Sưu tầm tài liệu về các nước Đông Nam á
	- Bảng phụ
	3. Tiến trình dạy học 
	a. Bài cũ: Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ cuốinăm 1978 đến nay ?
	b. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo thời cơ để nhiều nước trong khu vực Đông Nam á giành độc lập và phát triển kinh tế. Bộ mặt các nước trong khu vực có nhiều thay đổi, nhiều nước đã trở thành con rồng châu á. Bài học hôm nay sẽ giúp chung ta biết được tình hình chung các nước Đông Nam á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào ? Công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước của các nước trong khu vực đạt được những thành tựu ra sao?
* Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv:Sử dụng lược đồ các nước Đông Nam á và giới thiệu về khu vực này.
H: Trước chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình các nước Đông Nam á ra sao?
Gv: cho HS thảo luận
H: Hãy cho biết kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?
Gv: nhấn mạnh mốc thời gian các nước giành độc lập: In-đô-nê-xi-a (8/1945),Việt Nam (8/1945), Lào (10/1945), nhân dân các nước Ma-lai- xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin đều nổi dậy đấu tranh thoát khỏi ách chiếm đóng của phát xít Nhật.
Gv: Yêu cầu HS lên bảng điền vào bảng thống kê các nước Đông Nam á giành độc lập theo nội dung sau:
Tên nước
Tên thủ đô
Thuộc địa, phụ thuộc của
Năm giành đôc lập
Ma-lai-xi-a
Cua-la-lăm-pơ
Anh
8-1957
.............
............
.............
................
.............
............
............
................
.............
............
............
................
I. Tình hình Đông Nam á trước và sau năm 1945
- Trước chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nước Đông Nam á đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc(trừ Thái Lan).
- Sau chiến tranh các nước trong khu vực đã lần lượt giành được độc lập
H: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam á có sự phân hoá như thế nào ?
H: Tại sao lại có sự phân hoá trên ?
Gv: Tác động của "chiến trạnh lạnh" và sự lôi kéo của Mĩ đã dẫn đến sự phân hoá trong đường lối đối ngoại. Tuy nhiên xu hướng liên kêt khu vực cũng trỗi dậy ở các nước này đã dẫn đến sự ra đời tổ chức của khu vực này, tổ chức ASEAN.
H: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Gv: Các nước trong khu vực vừa giành được độc lập, cần hợp tác để phát triển, tránh sự phụ thuộc vào các nước lớn. Mặt khác xu thế liên minh khu vực trên thế giới diễn ra có hiệu quả như liên minh châu Âu (EU)
H: Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì ?
Gv: Giới thiệu quan hệ giữa các nước trong khu vực từ 1975 đến cuối những năm 80, tình hình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực, chú ý đến sự phát triển của Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái lan.
H: Quá trình phát triển của ASEAN diễn ra như thế nào ?
Gv: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, xu thế nổi bật là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 7/1995 Việt Nam gia nhạp ASEAN, 9/1997 Lào và Mi-an-ma, 4/1999 Cam-pu-chia.
H: Bức tranh hình 11 thể hiện điều gì ?
Gv: Bức ảnh chụp Hội nghị cấp cao ASEAN VI được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 15Ž16/12/1998 dưới sự chủ toạ của Thủ Tướng nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Phan Văn Khải.
Hội nghị tổng kết 31 năm phát triển của ASEAN , đề ra các biện pháp đối phó với những thách thức trong khu vực khi bước vào thế kỉ XXI. Chủ đề Hội nghị cao cấp lần này là " Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều ". 
H: Hoạt động trọng tâm của ASEAN hiện nay là gì và có nét gì mới?
- Trong thời kì chiến tranh lạnh, Mĩ can thiệp vào khu vực lập khối quân sự SEATO, xâm lược Việt Nam, Lào, mở rộng sang Cam-pu-chia ŽCác nước Đông Nam á có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại. 
II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước cần hợp tác, liên minh để phát triển.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc từ bên ngoài.
Ž8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam á được thành lập.
* Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hoá, thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
III. Từ "ASEAN 6" phát triển thành "ASEAN 10".
- Từ những năm 90, lần lượt các nước trong khu vực tham gia tổ chức ASEAN.
- Hoạt động trọng tâm: Chuyển sang hoạt động kinh tế, mở rộng hợp tác ngoài khu vực và tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức.
	4. Sơ kết bài học:
* Củng cố:
	- Sau chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, các nước trong khu vực Đông nam á vùng lên đấu tranh, hầu hết các nước đều dành được độc lập. 
	- Sau khi dành độc lập, các nước trong khu vực ra sức phát triển kinh tế, văn hoá, nhiều nước trở thành những con rồng châu á; Các nước đã gắn bó với nhau trong tổ chức ASEAN với công cuộc hợp tác phát triển vì hoà bình, ổn định và phồn vinh.
* Giáo viên tổ chức cho HS làm bài tập ( dùng bảng phụ đã viết sẵn nội dung )
	Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
	Biến đổi quan trọng nhất ở các nước Đông Nam á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là: 
	A. Trở thành khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới.
	B. Tất cả các nước trong khu vực đều đã dành độc lập.
	C. Tất cả các nước đều tham gia tổ chức ASEAN.
	D. Đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
	Bài tập 2: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là: 
	A. Gìn giữ hoà bình an ninh của các nước thành viên.
	B. Củng cố sự hợp tác chính trị , quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.
	C. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
	D. Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
	Bài tập 3: Cột I ghi tên nước, em hãy ghi thời gian gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á ( ASEAN ) vào cột II.
Cột I
(Tên nước)
Cột II
(Thời gian gia nhập ASEAN)
Bru-nây
.
Việt Nam
.
Lào
.
Cam-pu-chia
.
Mi-an-ma
.
* Dặn dò: 
	- GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập lập bảng thống kê về các nước Đông Nam á theo nội dung sau:
Tên nước
Ngày dành độc lập
Tình hình nổi bật hiện nay
Việt Nam
.
.
Lào
.
.
Cam-pu-chia
.
.
In-đô-nê-xia
.
.
Ma-lai-xia
.
.
Phi-lip-pin
.
.
Xin-ga-po
.
.
Thái lan
.
.
Bru-nây
.
.
Mi-an-ma
.
.
Đông-ti-mo
.
.
	- Làm các bài tập trong SGK.
	2.5. Kết quả thực nghiệm bài dạy.
	Bài dạy này tôi áp dụng vào các lớp 9K, 9L còn lớp 9H, 9E dạy bình thường (không áp dụng trắc nghiệm khách quan). Sau đó, tôi tiến hành khảo sát ở mỗi lớp thu được kết qủa như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
9E
39
0 = 0%
15 = 38,5%
20 = 51,3%
4 = 10,2%
9H
39
0 = 0%
16 = 41%
21 = 53,8%
2 = 5,2%
9K
36
2 = 5,5%
20 = 55,5%
14 = 39%
0 = 0%
9L
40
4 = 10%
25 = 62,5%
11 = 27,5%
0 = 0%
Cùng với đó tỉ lệ HS thích học môn lịch sử cũng tăng lên.
3. kết luận.
 Viêc áp dụng bài tập TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cho phép chúng ta cải tiến được các công việc sau.
 - Cải tiến đánh giá kết quả học tâp:Các mức đánh giá được chuẩn hóa chặt chẽ nên sự đánh giá là đồng đều, công bằng, chính xác vì vậy sẽ không có thắc mắc, bất bình sau đợt thi, kiểm tra. Mặt khác, do nội dung khảo sát rộng, việc trả lời câu hỏi nhanh nên hạn chế được việc học lệch, học tủ của người học và điều này buộc người học tích cực, tự giác học tập hơn.
 - Cải tiến việc giảng dạy: Bài tập trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong các giờ lên lớp góp phần cải tiến PPDH theo hướng tập trung vào người học.Nhìn chung, bài tập TNKQ có thể dùng ở các loại bài học khác nhau như bài lĩnh hội trí thức mới; ôn tập, kĩ năng, kĩ xảo; bài hỗn hợp... và dùng ở khâu nào trong bài học cũng thích hợp, gây được hứng thú cho người học.
 - Cải tiến việc tự học: Dưới dạng các phiếu học tập bài tập TNKQ góp phần thúc đẩy hoạt động tự học, tự nghiên cứu trong quá trình đào tạo. Ngoài ra bài tập TNKQ còn góp phần phát triển kĩ năng tự đánh giá để điều chỉnh cách học của người học. Để phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp, việc tạo ra các phương tiện, công cụ dùng hướng dẫn học tập, giúp người học tự đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo có ý nghĩa quan trọng.
 Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng. Trong quá trình sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần phải có sữa đổi, thải loại thường xuyên để chọn lọc câu hỏi có chất lượng cao.Đây là quá trình lâu dài đòi hỏi đầu tư công sức và kinh phí sẽ đưa lại kết quả thiết thực góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng GD-ĐT.Việc xây dựng, duy trì củng cố và phát triẻn hệ thống câu hỏi TNKQ để tạo thành ngân hàng đề thi hay tài liệu phục vụ hoạt động dạy và học sẽ góp phần đưa tinh thần NQTW 2 về GD-ĐT vào cuộc sống, thực hiện đổi mới, cải tiến hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của quá trình GD-ĐT trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
 Để tránh lãng phí thời gian, tiền của do nghiên cứư trùng lặp ở các trường - bài tập TNKQ cần có sự chỉ đạo chung, thống nhât của Bộ GD-ĐT.
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
1
Các từ viết tắt sử dụng
1
2
Đặt vấn đề
2
3
Giải quyết vấn đề
3
4
Kết luận
11

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem moi.doc