Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy các phương châm hội thoại cho học sinh lớp 9 trường THCS Hải Dương

Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy các phương châm hội thoại cho học sinh lớp 9 trường THCS Hải Dương

C

hương trình sách giáo khoa mới hiện nay có rất nhiều kiến thức được bổ sung, cải cách, đổi mới đem lại cho học sinh hiện nay nhiều kiến thức cần thiết sát với thực tế và để vận dung vào thực tiễn. Với nội dung và phương pháp đổi mới giúp học sinh tiếp thu một cách chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên trên lớp. Nhưng với lượng kiến thức lớn như vậy việc học tập của một số học sinh còn gặp một số khó khăn, nhất là học sinh yếu kém và một số học sinh trung bình. Học sinh khó định hướng được mình làm gì nếu không có tinh thần tự học và không tập trung một cách tích cực cho việc học tập của mình trên lớp cững như tự học ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1948Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy các phương châm hội thoại cho học sinh lớp 9 trường THCS Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ
 C
hương trình sách giáo khoa mới hiện nay có rất nhiều kiến thức được bổ sung, cải cách, đổi mới đem lại cho học sinh hiện nay nhiều kiến thức cần thiết sát với thực tế và để vận dung vào thực tiễn. Với nội dung và phương pháp đổi mới giúp học sinh tiếp thu một cách chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên trên lớp. Nhưng với lượng kiến thức lớn như vậy việc học tập của một số học sinh còn gặp một số khó khăn, nhất là học sinh yếu kém và một số học sinh trung bình. Học sinh khó định hướng được mình làm gì nếu không có tinh thần tự học và không tập trung một cách tích cực cho việc học tập của mình trên lớp cững như tự học ở nhà.
Từ khi được phân công dạy lớp 9 đến nay, tuy thời gian giảng dạy chưa nhiều nhưng bản thân đã thấy được một số vấn đề từ các bài học cần có một số phương pháp phù hợp để giảng dạy cho học sinh.
Phần lớn học sinh trên địa bàn Hải Dương quá trình tự học tập ở nhà còn hạn chế, chưa chủ động, nhất là các học sinh có học lực từ trung bình trở xuống vì vậy việc học tập một số bộ môn, trong đó có môn ngữ văn do bản thân trực tiếp giảng dạy trên lớp các em nắm không vững kiến thức mà giáo viên đã hướng dẫn. Cụ thể là các em hay nhầm lẫn hoặc hay quên, nhớ lẫn lộn đơn vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác. Sự nhầm lẫn này không chỉ ở học sinh trung bình học sinh yếu mà cũng có lúc những học sinh khá giỏi cũng có sự nhầm lẫn này.
Dung lượng kiến thức trong chương trình sách giáo khoa đổi mới cũng khá lớn nên rất khó cho việc nắm vững và kĩ kiến thức nhất là đối với học sinh yếu và trung bình, hơn thế nữa việc tiếp thu bài của các em ở trên lớp là do sự hướng dẫn của giáo viên, các em tự học là chính cho nên rất khó cho các đối tượng nói trên nhất là lượng kiến thức hết sức phong phú và phức tạp của phân môn tập làm văn và tiếng Việt.
Phân môn tiếng Việt có nhiều đơn vị kiến thức nhỏ lẽ và phong phú, cho nên học sinh nắm vững, chắc chắn các đơn vị kiến thức đó cũng có phần nào gặp khó khăn cho nên trong quá trình kiểm tra bài cũ và kiểm tra các tiết thường xuyên, định kì theo chương trình đa số học sinh là trung bình và yếu kém thường hay lẫn lộn. 
Với hy vọng phần nào khắc phục vấn đề, bản thân đã suy nghĩ tìm ra một số phương pháp vận dụng vào quá trình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình. Đó là một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy các phương châm hội thoại cho học sinh lớp 9 trường THCS Hải Dương.
II. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU.
 Kể từ khi được phân công dạy môn Ngữ văn lớp 9, mặc dù thời gian thực tế giảng dạy trên lớp đối với lớp 9 cũng chưa nhiều lắm nhưng bản thân thân vẫn thấy được một số tồn tại của học sinh lớp 9 trường THCS Hải Dương khi học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng. Thể hiện ở các bài Các phương châm hội thoại như sau:
- Trong quá trình giảng dạy, khi kiểm tra bài cũ cũng như kiểm tra 15 phút hay kiểm tra 1tiết định kì đa số học sinh nhầm lẫn giữa khái niệm các Phương châm hội thoại, các em thường hay nhầm lẫn như : khi nêu câu hỏi Khi giao tiếp để đáp ứng phương châm về lượng thì cần tuân thủ những yêu cầu gì? Có nghĩa là yêu cầu các em đưa ra các yếu tố phải tuân thủ để đảm bảo không vi phạm phương châm về lượng là : Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Thì các em có khi trả lời nhầm là đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc là trả lời không nói lòng vòng
 Hoặc khi hỏi các em kiến thức của phương châm về chất các em trả lời lẫn lộn các phương châm khác như phương châm về lượng, phương châm quan hệ , phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
	Nói chung sự nhầm lẫn này không phải là thường xuyên và cũng không phải chỉ những em có học lực trung bình, yếu mà còn đôi lúc xảy ra đối với các em là học sinh khá, giỏi nữa. Nhưng theo tôi nghĩ rằng sự nhầm lẫn như trên nếu xảy ra không đúng lúc thì dẫn đến cho các em một hậu quả đáng tiếc ví dụ như trong bài kiểm tra chẳng hạn khi có câu hỏi thuộc dạng này mà chỉ cần một sự bất cẩn nhỏ do không nắm chắc kiến thức thì các em sẽ bị mất điểm. Nghiêm trọng hơn là trong bài thi học kì nếu các em không nắm chắc thì việc vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống sẽ không đúng cụ thể : Tình huống đó vi phạm phương châm về lượng thì các em cho rằng vi phạm phương châm về chất, vi phạm phương châm về chất thì các em cho rằng vi phạm phương châm quan hệ, vi phạm phương châm quan hệ thì các em cho rằng vi phạm phương châm lịch sự
	Và với hy vọng phần nào giúp cho học sinh của mình tránh khỏi sự nhầm lấn đáng tiếc đó, qua thời gian trực tiếp giảng dạy các em bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa các tiết dạy trên lớp nhằm giúp cho các em nắm ngay kiến thức về các phương châm hội thoại trên lớp và vận dụng có hiệu quả vào xử lí các tình huống và phát hiện tình huống vi phạm các phương châm hội thoịa trong một cuộc giao tiếp.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Trước hết để học sinh nắm kĩ các phương châm hội thoại đã học thì trong quá trình truyền đạt kiến thức trên lớp giáo viên phải cụ thể kiến thức ngoài việc cho học sinh ghi những kiến thức trong phần ghi nhớ sách giáo khoa, giáo viên nên cho học sinh tiếp thu thêm các ý cần thiết mà bản thân tiếp thu được ở sách Sổ tay văn học 9 của tác giả Vũ Tiến Quỳnh- nhà xuất bản Thanh Hóa 2005. Cụ thể như sau:
 * Khi dạy phương châm về lượng giáo viên chốt các ý:
- Khi giao tiếp, cần nói đúng với yêu cầu giao tiếp
- Không nên nói ít hơn những gì mà cuộc giao tiếp đòi hỏi.(thiếu thông tin cho cuộc giao tiếp)
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. (câu chữ diễn đạt thông tin bị thừa)
 * Khi dạy phương châm về chất chốt các ý:
- Nên nói điều gì mà mình biết chắc điều đó là sự thật.
- Không nói những điều mà mình không nắm rõ, không có bằng chững xác thực.
 * Khi dạy phương châm quan hệ chốt các ý :
	Trong cuộc hội thoại để đảm bảo phương châm quan hệ nên:
Tránh mỗi người nói một đằng mà dân gian gọi là ông nói gà, bà nói vịt.
Nội dung cuộc giao tiếp không khớp
 * Về phương châm cách thức chốt các ý:
	- Nói ngắn gọn, rành mạch.
	- Tránh nói mơ hồ, nói dây cà ra dây muốn, ấp úng như ngậm hột thị.
	- Không làm cho một người hiểu theo một ý khác nhau.
 * Về phương châm lich sự:
	- Khiêm tốn, không nhấn mạnh cái tôi quá mức.
	- Không làm phương hại đến thể diện, đến lĩnh vực riêng tư của người khác.
	2. Ngoài việc triển khai chi tiết các ý như trên bản thân còn hướng dẫn học sinh của mình kết luận ngắn gọn theo cách của mình để học sinh dễ nhớ kiến thức vừa mới học về các phương châm cụ thể như sau:
	- Phương châm về lượng: Không nói thừa hay thiếu.
	- Phương châm về chất : Tránh nói láo, nói khoát lát.
	- Phương châm quan hệ : Tránh nói lạc đề.
	- Phương châm cách thức : Tránh tạo ra nhiều ý nghĩa.
	- Phương châm lịch sự : Khiêm tốn, tránh xúc phạm người khác.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Qua quá trình vận dụng cách dạy như vậy vào dạy cho học sinh trên lớp do bản thân đảm nhiệm, bản thân đã thu được một số kết quả như sau:
- Đối với đối tượng là học sinh có học lực khá và giỏi thì phương pháp trên giúp cho các em nắm rất chắc kiến thức về các phương châm hội thoại. Không còn xảy ra nhầm lẫm.
- Đối với đối tượng là học sinh trung bình thì đa số việc nắm kiến thức của bài này cũng khá vững vàng, mặc dù đôi lúc còn một số em do dự khi bị quên những ý chốt lại nhưng không đáng kể.
- Đối với học sinh là yếu kém thì việc nắm kiến thức theo các ý đã được chốt cũng khá ổn và tương đối vững vàng song việc vận dụng kiến thức vào xác định tình huống của các em còn nhiều hạn chế.
So với những năm trước thì năm học này học sinh lớp 9 khi học bài các phương châm hội thoại các em nắm kiến thức theo hệ thống hướng dẫn đạt khoảng 80% trong lớp (năm trước khoảng 65-70%) .
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
	Với cách vận dụng thêm kiến thức như trên, nếu không có sự chuẩn bị kĩ và vận dụng linh hoạt các bước lên lớp sẽ không đủ thời gian truyền đạt.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy-học bài các phương châm hội thoại. Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của quý đồng nghiệp.
 Hải Dương, ngày 27 tháng 4 năm 2008
 Người thực hiện
 Hoàng Đình Khuyến
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐSP TRƯỜNG THCS HẢI DƯƠNG.
....
 Xếp loại:
 Hải Dương, ngày  tháng  năm 2008
	Hiệu trưởng
 Nguyễn Thuận Nam
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD HƯƠNG TRÀ.
 Xếp loại:
 Hương Trà, ngàytháng..năm 2008
 Chủ tịch HĐKH.

Tài liệu đính kèm:

  • docnang cao hieu qua phuong cham HT.doc