Đề tài Một số kinh nghiệm trong tiết trả bài tập làm văn

Đề tài Một số kinh nghiệm trong tiết trả bài tập làm văn

1. Lý do chọn đề tài

Trả bài tập làm văn là tiết cuối của một thể loại, tiết mà học sinh thường cho là tiết học ít quan trọng, thực tế thầy cô cũng có người cho rằng đây không phải là tiết truyền thụ kiến thức mới. Do vậy cả thầy và trò trong chừng mực nào đó, chưa thấy hết tầm quan trọng của tiết trả bài tập làm văn. Chính vì vậy hiệu quả trong tiết học này chưa cao.

 Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy có nhiều vấn đề cần giải quyết trong tiết trả bài tập làm văn. Nếu làm tốt tiết trả bài sẽ có tác dụng không kém các tiết học truyền thụ kiến thức mới. Đó là lý do mà tôi muốn đề đạt trong đề tài này.

2. Nhiệm vụ của đề tài

 Tiết trả bài là bước giáo viên tổng kết bài làm của học sinh trên lớp. Mục đích đánh giá, tổng kết kết quả mà các em đã và chưa làm được, không những ở mặt kiến thức mà còn ở mặt đánh gía kết quả về mọi mặt, để kịp thời bồi dưỡng, nâng cao trình độ tập làm văn cho học sinh.

 Thực tế cho thấy học sinh không chú trọng sửa chữa những sai sót trong bài kiểm tra mà chỉ chú ý đến điểm số bài làm văn và cũng không tìm nguyên nhân được điểm số đó.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm trong tiết trả bài tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thường Tín
trường trung học tân minh 
sáng kiến kinh nghiệm
____________
Tên đề tài: 
một số kinh nghiệm
trong tiết trả bài tập làm văn 
˜¯™
người thực hiện: Nguyễn Thị Lựu
Chức vụ: 	 Giáo viên 
Năm học 2003 - 2004Cộng hoà xã hội chủ nghia Việt Nam
Độc lập - Tự do -Hạnh Phúc
-----o0o-----
Sáng kiến kinh nghiệm
____________________
Sơ yếu lý lịch:
Họ và tên: 	Nguyễn Thị Lựu
Ngày sinh: 	05/2/1975
Chức vụ: 	Giáo viên
Năm vào ngành: 	 
Trình độ chuyên môn: 	Cao đẳng sư phạm Văn
Bộ môn giảng dạy:	Văn 7
phần I. Mở đầu
________
1. Lý do chọn đề tài
Trả bài tập làm văn là tiết cuối của một thể loại, tiết mà học sinh thường cho là tiết học ít quan trọng, thực tế thầy cô cũng có người cho rằng đây không phải là tiết truyền thụ kiến thức mới. Do vậy cả thầy và trò trong chừng mực nào đó, chưa thấy hết tầm quan trọng của tiết trả bài tập làm văn. Chính vì vậy hiệu quả trong tiết học này chưa cao. 
	Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy có nhiều vấn đề cần giải quyết trong tiết trả bài tập làm văn. Nếu làm tốt tiết trả bài sẽ có tác dụng không kém các tiết học truyền thụ kiến thức mới. Đó là lý do mà tôi muốn đề đạt trong đề tài này. 
2. Nhiệm vụ của đề tài
	Tiết trả bài là bước giáo viên tổng kết bài làm của học sinh trên lớp. Mục đích đánh giá, tổng kết kết quả mà các em đã và chưa làm được, không những ở mặt kiến thức mà còn ở mặt đánh gía kết quả về mọi mặt, để kịp thời bồi dưỡng, nâng cao trình độ tập làm văn cho học sinh. 
	Thực tế cho thấy học sinh không chú trọng sửa chữa những sai sót trong bài kiểm tra mà chỉ chú ý đến điểm số bài làm văn và cũng không tìm nguyên nhân được điểm số đó. 
	Để thực hiện được yêu cầu, mục đích của tiết trả bài tập làm văn, thầy cô giáo cần phải tiến hành tốt hai bước sau: 
	- Soạn giáo án
	- Thực hiện tốt các bước trả bài trên lớp. 
Phần II. Nội dung đề tài
___________
I. Quan điểm thi pháp
	Việc soạn giáo án cho tiết trả bài là bước không thể thiếu. Bởi muốn trả bài trên lớp đạt kết quả tốt, giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo việc soạn bài. Thực tế có những đồng nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc soạn giáo án trả bài tập làm văn. Do vậy khi trả bài chỉ cần nhận xét chung chung. Như vậy không thực hiện được yêu cầu của quá trình chấm, chữa, trả bài của giáo viên. Muốn có giờ trả bài tập làm văn trên lớp thực hiện đúng yêu cầu thì giáo viên phải chuẩn bị tốt các việc sau: 
1. Công việc của thầy
	- Giáo viên xem kỹ lại thể loại của bài tập làm văn đó, xem tài liệu có liên quan để hệ thống, củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Để có tiết trả bài đạt kết quả cao thì ngoài việc soạn giáo án, giáo viên còn cần phải xem trọng việc chấm bài chuẩn bị tổng kết. Khi chấm từng bài của học sinh, giáo viên cần phải chuẩn bị tổng kết chung trên lớp. Thông thường giáo viên chỉ lo việc chấm kỹ từng bài của học sinh mà không chú ý đến tổng kết nên khi chấm xong muốn nhận xét chung trước lớp phải đọc lại thật nhiều bài. Nếu giờ trả bài nào ta cũng làm như vậy thì mất rất nhiều thời gian mà không đầy đủ, không hiệu quả. Theo kinh nghiệm khi chấm giáo viên nên có 1 tờ giấy chia từng ô các lỗi, cách sửa, ghi tên thứ tự học sinh: 
Ví dụ: 
tT
họ tên
bài số
lỗi
chữ viết
chính tả
từ
câu
sai
đúng
sai
đúng
sai
đúng
1
2
	Bài làm của học sinh mặc dù được đánh giá là khá, giỏi song vẫn có những thiếu sót. Do đó nhiệm vụ của giáo viên trong giờ là phải chỉ ra một cách cụ thể thì học sinh mới có tiến bộ trong các bài sau. 
Bởi vậy khi chấm trả bài giáo viên phải ghi đầy đủ các lỗi, tổng hợp các dạng lỗi để rút ra bài học cần ghi nhớ cho cả lớp. Nếu trong quá trình chấm bài giáo viên đầu tư nhièu thời gian chấm công phu thì chắc chắn giờ trả bài sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ. Sau khi tổng kết ưu khuyết điểm chính trong bài làm của học sinh, giáo viên phải xác định được yêu cầu trọng tâm, yêu cầu giờ trả bài tập làm văn không giống các giờ học khác. Vì lúc này giáo viên dựa vào thực tế bài làm của học sinh và yêu cầu của tiết học để đề ra yêu cầu phù hợp cho tiết trả bài. Xuất phát từ mục đích yêu cầu ấy, giáo viên soạn giáo án trả bài gồm những nội dung sau: 
- Chép lại đề bài (học sinh nhắc lại đề bài - giáo viên ghi đề lên bảng). 
- Mục đích yêu cầu - trọng tâm giờ trả bài. 
- Về mặt giáo dục - giáo dưỡng rèn luyện kỹ năng. 
- Nhận xét khái quát. 
Lưu ý: Hướng dẫn học sinh tự ôn lại lý thuyết, phương pháp, tìm hiểu đề bài (đặt câu hỏi). 
Nhận xét 
+ Ưu điểm, ví dụ: thể loại, nội dung đề...
+ Khuyến điểm: chữ viết, lỗi chính tả...
+ Kết quả: 	Điểm giỏi: ...................%
	Điểm khá: ...................%
	Điểm TB: ....................%. Điểm yếu: .................%
Lập bảng so sánh để thấy sự tiến bộ hơn so với bài trước, cụ thể: tên học sinh. 
	- Bước phân tích sửa chữa: giáo viên đưa ra bảng chấm cho học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm thấy được ưu khuyết điểm về nội dung, nghệ thuật, thể loại. 
	- Xây dựng dàn bài: cho học sinh xây dựng một dàn bài tuỳ theo thời gian mà lập dàn bài cho thích hợp. 
	- Củng cố: có thể đọc bài mẫu. 
	Bài yếu kém: yêu cầu học sinh sửa một số lỗi sai cơ bản (chính tả, cách dùng từ, đặt câu, bài khá giỏi kèm theo lời nhận xét, đánh giá, phân tích của giáo viên để học sinh tự rút ra bài học bổ ích nhất). 
	Trả bài: Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự sửa lỗi, sửa đúng. Với học sinh yếu, ngoài việc sửa tại lớp, còn yêu cầu về nhà tự sửa để tạo thói quen viết đúng dần tới viết hay. 
2. Đối với học sinh
	Trước khi thu bài làm giáo viên yêu cầu học sinh: về nhà xem lại thể loại, yêu cầu của đề, lập dàn bài đại cương chuẩn bị cho tiết trả bài. 
II. Trả bài trên lớp
1. Cơ sở
	Đây là bước đánh giá kết quả, đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức, đồng thời mở ra một quá trình tiếp thu kiến thức mới. Do đó giáo viên phải nghiên cứu, sắp xếp theo 1 quá trình hợp lý để giờ trả bài có hiệu quả. Giờ trả bài có thể qua những bước sau: 
	- Phải xác định trọng tâm giờ trả bài mà giáo án đã định. 
	- Phải kết hợp khéo léo những nguyên tắc dạy học (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng). Có như vậy mới phá huy được tính tích cực của học sinh. 
	- Phải dựa vào quá trình nhận thức của con người (học sinh) đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và ngược lại. Đó là con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan. Cụ thể: trình tự tiết trả bài tập làm văn gồm những bước sau: 
a. Bước một
	Nhận xét khái quát, nhằm hệ thống, thống nhất nhận thức của học sinh với yêu cầu đề bài, giúp học sinh có cách nhìn tổng quát về bài làm của cả lớp so với yêu cầu đề ra, đồng thời tạo không khí tích cực học tập của học sinh trong giờ trả bài. 
	- Hướng dẫn học sinh nhớ lại lý thuyết, phương pháp làm bài đúng thể loại, đúng yêu cầu, đúng nội dung. 
	- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài: Chép đề lên bảng, yêu cầu phân tích đề: 
	+ Thể loại...
	+ Nội dung...
	+ Giới hạn...
	- Nhận xét khái quát bài làm của học sinh: ưu điểm, khuyết điểm. Sau khi đã thống nhất yêu cầu để so với bài làm kỳ trước để học sinh rõ hơn về những thiếu sót và những tiến bộ mà bài làm đã đạt được. 
	Trước khi cho học sinh chữa, giáo viên có thể cho biết điểm và nhận xét. 
	Lúc này chỉ nên cho biết một số bài khá giỏi để giờ trả bài đạt hiệu quả. Bởi phần lớn học sinh nôn nóng muốn biết điểm mà ít chú ý quan tâm theo dõi diễn biến của giờ trả bài cho nên ngay từ đầu giờ, giáo viên phải chú ý đến việc ổn định trật tự để giờ trả bài vừa nghiêm túc, vừa thoải mái mà lại đạt được mục đích. 
b. Bước hai: Bước sửa chữa
Giáo viên cho xem bảng tổng hợp 
Bài số
Họ tên
lỗi hay mắc
giỏi
khá
tb
chính tả
từ
câu
diễn đạt
chữ viết
số bài
%
số bài
%
số bài
%
	- Giáo viên bước đầu hướng dẫn cho học sinh sửa những bài nhiều lỗi (nội dung thiếu chính xác, hình thức nghệ thuật...)
	- Giáo viên sắp xếp các lỗi thành từng loại, nêu ví dụ về những nỗi hay mắc: L - N; S - X; D - GI; TR - CH... hướng dẫn học sinh sửa chữa, rút ra ghi nhớ, chú ý khi sửa lỗi ta chú ý sửa những lỗi hay mắc phổ biến cần tránh những lỗi đặc biệt gây cười, làm mất thời gian, không nên đưa ra những lỗi mà học sinh cá biệt mắc phải. Nếu làm điều này không tốt sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của học sinh. 
	Khi hướng dẫn học sinh sửa chữa, giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa phê phán và sửa chữa, vì mục đích phê phán là để sửa chữa. Có kết hợp được như vậy, giáo viên mới bồi dưỡng cho học sinh có những nhận thức vững vàng, có kỹ năng thành thạo nói đúng, viết đúng. Khi phê phán, sửa chữa giáo viên cũng cần kết hợp với việc tuyên dương, chọn lọc những đoạn, những câu hay, đặc sắc. 
Khi sửa chữa giáo viên cần lưu ý: 
	- Về mặt nội dung: Khi uốn nắn những tư tưởng, tình cảm biểu hiện trong bài làm của học sinh giáo viên cần hân tích cụ thể, hợp lý để tránh lối phân tích chung chung, lối quy kết đao to búa lớn. Khi sửa chữa những kiến thức bị sai, giáo viên cần chú ý phân tích để bảo đảm tính chính xác và có tác dụng củng cố kiến thức về nhiều mặt (tác giả, tác phẩm nghệ thuật mà đề bài yêu cầu cần có trong bài làm). 
	- Về mặt hình thức nghệ thuật: Khi phân tích cần lưu ý sửa chữa những khuyết điểm nằm trong kế hoạch rèn luyện chỗ yếu nhất của học sinh là vận dụng ngôn ngữ thiếu chính xác, không thành thạo. việc rèn luyện kỹ năng cần vận dụng ngôn ngữ ở hai mặt: dùng từ đặt câu phải mang tính nghệ thuật cao. Việc dùng từ thiếu chính xác là lỗi phổ biến hiện nay của học sinh. Sở dĩ có sai lầm đó là vì học sinh không hiểu hoặc mơ hồ nội dung của khái niệm mà một từ nào đó biểu hiện. Vậy muốn rèn luyện cách dùng từ chính xác cho học sinh, giáo viên cần phân tích chỉ rõ nội dung của khái niệm chứa đựng trong từ dùng sai và hướng dẫn học sinh nêu ra một từ khác diễn đạt nội dung khái niệm mà học sinh muốn nói. Làm như vậy học sinh sẽ thấy được những từ dùng sai không diễn đạt đúng ý mình muốn nói. Đó là phương pháp rèn luyện đạt hiệu quả. 
	Đối với học sinh trung học cơ sở, giáo viên không những rèn luyện cho các em dùng từ đúng nghĩa mà tiến tới giúp các em dùng tự tạo được sắc thái biểu cảm, vì mỗi từ không những phản ánh sự vật mà còn có khả năng gợi cảm biểu đạt tình cảm thái độ của người nói, người viết với sự vật khách quan đó. Xem xét cách dùng từ đồng nghĩa mà học sinh sử dụng trong bài làm để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho học sinh. 
	Điều quan trọng là phân tích sửa chữa cách dùng một từ hay một loại từ nào đó đều phải đặt nó trong mối tương quan với các từ khác trong câu. Bởi vì chỉ trong câu mới phát hiện được "đời sống của từ". Đặc biệt hơn nữa giúp các em dùng từ sao cho phù hợp với văn cảnh, giữ cho tiếng Việt trong sáng hơn nữa, làm cho câu lời văn trang trọng, giáo viên hướng dẫn khi nào dùng từ thuần Việt, khi nào nên dùng từ Hán Việt hoặc từ địa phương tương ứng. 
	Đối với học sinh THCS, các em được tiếp cận với một lượng kiến thức về từ, thành ngữ Hán Việt rất lớn. Trong số những từ Hán Việt ấy có nhiều từ khi nói hoặc viết ra các em không hiểu được ý nghĩa, cho nên đây là việc rất quan trọng khi dạy cũng như khi trả bài. Giáo viên cần phải lưu ý giúp các em tháo gỡ. Điều đặc biệt quan trọng các em khi viết thường chưa đúng về ngữ pháp, sai mục đích nói. Cho nên giờ trả bài giáo viên cần đưa ra một số ví dụ sửa chữa hướng dẫn cho các em viết đúng. Muốn viết đúng cần lưu ý: 
	- Nắm được nội dung, ý nghĩa của câu định viết. 
	- Muốn viết tiếp câu sau phải dựa vào vị ngữ của câu trước...
	- Phải biết được kết cấu của câu định viết. 
	Đối với học sinh lớp 6 - 7 cần hướng dẫn để các em viết đúng nội dung, đúng ngữ pháp. Trong giờ trả bài chúng ta không thể sửa được tất cả các lỗi (từ, câu, diễn đạt...) trong bài làm của học sinh mà ta phải sửa theo phân loại. Thường học sinh viết câu rất dài, không phân tích được. Giáo viên có thể đưa ra một số câu rồi rút ra quy tắc ngữ pháp cần ghi nhớ: 
	- Câu có hai thành phần chính là câu đơn bình thường. 
	- Câu có sử dụng quan hệ từ phụ thuộc là câu ghép chính phụ...
	- Có những câu khi sử dụng quan ghệ từ lại là câu có nhiều chủ ngữ hoặc vị ngữ. 
	Điều học sinh dễ nhận thấy và nhớ lâu là thầy cô phải lấy được dẫn chứng trong bài làm của học sinh, yêu cầu học sinh sửa và ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết thư cho bạn, một em học sinh đã viết như sau: 
	"mình xin phép dừng bút, cho mình gửi lời chức sức khoẻ tới gia đình". 
c. Bước ba:	Hướng dẫn học sinh lập dàn bài. 
	Bước này nhằm hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng lập dàn bài đại cương đến chi tiết với mục đích không bỏ sót nội dung sau đó cùng từ lấp chỗ trống để có thể tạo thành một bài văn hoàn chỉnh. 
	Giáo viên có thể chọn một bài của học sinh khá nhất để lập dàn bài dựa trên dàn bài trong giáo án. Tuỳ theo thời gian mà lập dàn bài cho hợp lý. Giáo viên gợi ý để học sinh có thể có nhiều từ, nhiều câu phù hợp với nội dung mà vẫn đúng với yêu cầu của đề mà tạo được không khí thoải mái đạt được hiệu quả cao. 
	Phần mở bài: Thầy cô có thể giúp học sinh mở bài theo mẫu mà bất cứ em nào cũng có thể làm được, ví dụ đề bài thuộc dạng nghị luận (phát biểu cảm nghĩ..., phân tích tác phẩm: đọc cái gì? của ai? ta thấy?) nhưng để có mở bài hay, thầy (cô) không nên áp đặt vì tập làm văn là thể hiện cảm xúc riêng, lúc này thầy cô chỉ giữ vai trò làm người hướng dẫn để các em tự phát huy khả năng sáng tạo của mình. 
Ví dụ: Phần mở bài có thể có nhiều cách khác nhau, khi viết về Dế mèn, một học sinh đã có cách viết như sau: "Dế mèn là tuổi chúng mình, tuổi bồng bột, ngây thơ, đôi lúc hơi kiêu ngạo, nhưng đó là tuổi đáng yêu nhất, tuổi của ước mơ và khát vọng. Đọc tác phẩm không thể quên được Dế mèn". 
Hoặc "Người ta chỉ nhận ra bài học sâu sắc khi ta vấp ngã trên đường đời. Đọc tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký", nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được những điều đó". 
	Khi xây dựng dàn bài thầy cô cần lưu ý giúp học sinh thấy được tác dụng của từ liên kết, phép liên kết để cho câu, đoạn uyển chuyển, linh hoạt liền mạch, tạo được sự rõ ràng, cân đối. Muốn có một bài tập làm văn hay thì việc sắp xếp các luận điểm, luận chứng, luận cứ phải chính xác. Phần đặt vấn đề cần nêu rõ một luận đề. 
	Phần thân bài (giải quyết vấn đề): 
	Cần đưa ra luận cứ, luận chứng để rút ra kết luận cho luận đề đó. Ví dụ: Anh bộ đội những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, các anh chiến đấu trong điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn: "áo rách", "quần vá", "chân không giầy"... nhưng vượt lên tất cả bởi các anh có tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn... 
	Phần kết luận (kết thúc vấn đề)
	Tổng hợp lại các luận cứ, luận chứng, rút ra một nhận thức, một thái độ chung đối với luận đề. Ví dụ: Kính yêu, thương tiếc Bác, chúng ta nguyện học tập thật tốt, cống hiến thật nhiều cho Đảng, cho nhân dân là ta đã làm được những điều mà khi Người còn sống luôn mong muốn". 
d. Bước thứ tư: Trả bài bằng củng cố
	Sau khi học sinh đã nắm được nội dung cần thiết trong giờ trả bài, khi những học sinh khá tự sửa bài, thầy (cô) giáo có thể hướng dẫn một số học sinh yếu sửa chữa những sai sót cơ bản. Lúc này cần lưu ý ổn định trật tự. Cuối cùng thầy (cô) củng cố tổng kết rút ra bài học có ý nghĩa thực tiễn - có khả năng thuyết phục. 
Phần III. Dàn ý của đề tài thực tiễn
________
	Trong năm học 2003 - 2004 tôi được phân công dạy Văn - Tiếng Việt lớp 7. Thực tế qua giờ trả bài bản thân tôi thấy có những chuyển biến đáng mừng. Vậy tôi xin trình bày những kinh nghiệm trong giờ trả bài tập làm văn trong thời gian vừa qua. 
I. Tình hình thực hiện đề tài
Khảo sát thực tế: 
Sĩ số: em. 
 Thuận lợi: Trình độ nhận thức của các em học sinh tương đối đồng đều. 
Khó khăn: Mới nhận lớp nên chưa nắm được khả năng viết của từng học sinh. 
Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát thực hành giờ trả bài thì thấy một hiện tượng như sau: Theo thói quen, học sinh ít chú ý đến diễn biến của giờ trả bài mà các em chỉ quan tâm đến điểm số và cũng không tự đặt ra câu hỏi vì sao mình lại được điểm số ấy. Sau đó tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm ở một số giờ trả bài tập làm văn.
1. Yêu cầu
	Muốn viết được nội dung cơ bản của thể loại văn tường thuật qua một đề bài cụ thể thì học sinh phải nắm chắc đây là một thể loại hoàn toàn khác các thể loại trước và sau nó. Vì thể loại tường thuật mang tính chất hiện thực - có thật, không được tuỳ tiện thêm bớt, bài tường thuật phải lưu ý: đối tượng tường thuật, phương pháp tường thuật. 
	Rèn khả năng kết hợp quan sát, miêu tả tái hiện giới thiệu thuyết minh những sự vật, sự việc... có thật mới xảy ra mà người tường thuật được nghe hoặc chứng kiến. Trong đó yếu tố quan sát và thuyết minh là quan trọng hơn cả. 
	Đề bài: Em hãy tường thuật lễ chào cờ đầu năm học. 
a. Bước 1: 
	Học sinh nhớ đọc lại đề bài - ghi bảng, yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức cần nhớ: thể loại, nội dung tài liệu. 
	Thầy cô nhận xét chung đây là thể loại đầu tiên trong chương trình tập làm văn lớp 7. Đối với thể loại này, người tường thuật phải biết kết hợp hài hoà giữa quan sát, miêu tả, giới thiệu, thuyết minh. Trong đó chú trọng đến yếu tố thuyết minh. 
Sơ lược kết quả: 	Tổng số bài: 58
	Điểm giỏi: 	10 bài; 	Điểm khá: 	25 bài
	Điểm TB: 	20 bài; 	Điểm yếu: 	 3 bài
b. Bước 2: 
	Sửa chữa đưa ra bảng nhận xét: lỗi chính tả chiếm 70%, phần lớn nhầm lẫn các âm N - L; Ch - Tr, S - X... dùng từ không đúng nội dung, diễn đạt yếu, không phù hợp với văn cảnh. 
	Thầy cô giáo hướng dẫn học sinh sửa có thể cho một số em lên bảng chữa nhận xét - rút ra ghi nhớ. Sau đó có thể đưa ra một đoạn văn mẫu yêu cầu nhận xét: về chính tả, diễn đạt, câu. 
c. Bước 3: 
	Sửa chữa trong thời gian có hạn (45 phút), chúng ta không thể làm hết những điều dự định nhưng những việc cơ bản thì không thể không làm trong tiết trả bài bởi thiếu sót này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả bài làm của học sinh. Thầy cô phải giúp các em sửa chữa đề bài làm sau có kết quả hơn. 
	- Lỗi chính tả: Có thể dựa vào những quy tắc chính tả hoặc mẹo chính tả để viết đúng. Có thể dựa vào sách của giáo sư Phan Ngọc giúp các em nhớ được một số mẹo không nhầm lẫn. Ví dụ: 
	* Sự nhầm lẫn S - X: 	Xoa - đúng
	Soa - sai
	Vì ta xét về mặt âm S không thể kết hợp với oa, uê, oă, oe mà chỉ có X kết hợp được với các âm ấy. 
	Nhưng nếu từ đó còn có thể viết bằng một số từ khác cùng nghĩa thì ta viết bằng S: lực - sức, lạp - sáp. 
	Vậy chúng ta có thể đưa ra mẹo nhớ âm S dựa vào từ loại (danh từ): sư sãi, sứ thần.. Các từ chỉ tên cây viết bằng âm S: sen, sun, sung, si... hoặc các từ chỉ động vật viết bằng âm S: cá sấu, con sếu... Ngoại trừ một số từ viết bằng X cần phải nhớ: mùa xuân, đi xuống, xuồng xã, mua xoài...
	* Nhầm lẫn Ch - Tr: 	truyện ngắn - đúng
	chuyện ngắn - sai
	Để viết đúng ch - tr ta có thể các vào việc kết hợp giữa âm với vần: tr không đứng trước các âm: oa, oe, uê mà chỉ có ch kết hợp được với các âm trên. Khi phân biệt tr - ch ta có thể dựa vào rất nhiều cách song có thể dựa vào mẹo từ vựng để viết đúng chính tả. 
	- Từ chỉ quan hệ gia đình viết là ch: cha, chồng, chú, cháu, chắt, chàng...
	- Từ dùng chỉ đồ dùng trong gia đình nông dân thuần tuý cũng viết bằng ch: chiếu, chum, chão, chuồng...
	- Để phân biệt một số âm hay nhầm lẫn r - gi - d ta cũng có thể các vào: từ loại, nội dung, ý nghĩa của từ...
d. Bước 4: Lập dàn bài
	Mỗi thể loại khác nhau thì nội dung dàn bài cũng khác, nhưng chúng ta cũng có thể đưa ra một dàn ý chung: 
* Mở bài: Hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm
	- Tác phẩm của ai? Sáng tác trong hoàn cảnh nào?
	- Nội dung: Cần: thường thuật, kể, phân tích...
* Thân bài: 
	Nếu là thể loại cần dựa vào văn bản có sẵn, phải chú ý đến nội dung tác phẩm và yêu cầu đề bài. 
* Kết luận: Cảm nghĩ chung (đánh giá)
	Lưu ý: Dù là ở thể loại nào muốn viết được bài văn hay người viết phải dùng lời văn của mình để "tác phẩm" gây được sự chú ý bởi tính hồn nhiên, chân thật qua việc dùng từ. 
e. Bước 5: Trả bài củng cố
	Xem lại phần chữa của học sinh, nhận xét và trả bài. 
Bài
bài học sinh
lớp
lỗi hay mắc
điểm giỏi
điểm khá
điểm tb
yếu kém
chính tả
từ
câu
diễn đạt
chữ viết
Tường thuật
Nguyễn Thị Miến
7A1
ch, tr
sai
sai
yếu
xấu
x
PBCN
Nguyễn Thị Thu
7A1
dài
được
xấu
x
	Tôi đã tiến hành thực hiện giờ trả bài tập làm văn theo các bước trên trong giờ trả bài, qua bài làm của học sinh theo các thể loại khác nhau. Qua giờ trả bài tôi nhận thấy đây là một giờ có tầm quan trọng không kém các giờ học khác. Thông qua giờ trả bài thầy (cô) có thể thực hiện được nhiều điều mà các giờ khác không làm được. 
	Giúp các em sửa được tất cả các lỗi. Nếu như bài tập làm văn đầu tiên của lớp (tường thuật) tỷ lệ học sinh sai lỗi chính tả chiếm tới 30%, dùng từ chưa sát, diễn đạt câu còn dài 35%, chữ viết cẩu thả khó xem 20% thì đến giờ trả bài tập làm văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học con số ấy đã giảm đi nhiều: 
Bài
số bài
giỏi
khá
tb
yếu
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
1. Tường thuật
58
10
17,2
25
43,1
20
34,4
3
5,3
2. PBCNNV
58
20
34,4
35
60,3
3
5,3
0
Phần IV: Kết luận
Tiết trả bài tập làm văn có vai trò quan trọng góp phần củng cố, nâng cao nhận thức cho học sinh khi kết thúc một thể loại. Đồng thời, nó còn có ý nghĩa thiết thực giúp cho học sinh những tiến bộ như khi nói phải phát âm đúng, khi viết phải đúng quy tắc chính tả, ngữ pháp...
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc thực hiện tiết cuối cùng của một thể loại tập làm văn; rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo, để tôi tiếp tục hoàn thiện trong công tác giảng dạy. 
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Lựu

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Van.doc