Đề tài Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - Sinh học lớp 9

Đề tài Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - Sinh học lớp 9

Xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để có thể hòa nhập cùng thế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ tài và chất.

Nhằm tìm ra những con người có đủ yêu cầu trên thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm cần thiết. Hằng năm, thông qua các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp của ngành giáo dục, chúng ta chọn lựa ra các học sinh ưu tú để bồi dưỡng, phát triển khả năng tư duy của các em.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1603Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN BÀI TẬP DI TRUYỀN - SINH HỌC LỚP 9 
	Nguyễn Hoàng Thiên Hương
 1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để có thể hòa nhập cùng thế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ tài và chất. 
Nhằm tìm ra những con người có đủ yêu cầu trên thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm cần thiết. Hằng năm, thông qua các cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp của ngành giáo dục, chúng ta chọn lựa ra các học sinh ưu tú để bồi dưỡng, phát triển khả năng tư duy của các em. 
Nói đến việc chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học sinh giỏi môn sinh học 9 ở các trường THCS thuộc huyện Tiểu Cần, đặc biệt các trường vùng sâu, vùng xa là nói đến một công việc cực kì khó khăn. Nhiều trường thậm chí nhiều năm liền bồi dưỡng cũng không có học sinh đạt giải vòng huyện, vòng tỉnh và dẫn đến kết quả của huyện ta thấp hơn so với các huyện khác. Trường chúng tôi mặc dù đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh nhưng đáng tiếc tỉ lệ thành công còn khiêm tốn và số học sinh giỏi môn sinh 9 cũng chưa nhiều.
Vậy làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn sinh học 9? Đây là một công việc thực sự khó khăn đối với giáo viên dạy bộ môn sinh học 9 ở trường THCS. Thực tế cho thấy các đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9 nhiều năm liền không chỉ ra những câu hỏi lý thuyết mà còn có nhiều bài tập di truyền cơ bản hoặc nâng cao. Chính các dạng bài tập này đã khiến cho giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự lo lắng, trăn trở và không biết phải bồi dưỡng bài tập di truyền như thế nào, thậm chí một số giáo viên bỏ qua việc bồi dưỡng bài tập di truyền cho học sinh và dẫn đến kết quả rất thấp
Tất cả các lý do trên cho thấy đây thực sự là vấn đề hết sức cấp bách cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết, do đó tôi quyết định chọn đề tài: " Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - sinh học lớp 9 ở trường THCS Tân Hùng" 
2. Thực trạng
2.1. Đặc điểm tình hình của trường lớp, của đối tượng nghiên cứu
 2.1.1. Thuận lợi 
	- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, công đoàn.	
 - Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt và trên chuẩn
- Nhiều năm liền bồi dưỡng tôi đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn sinh học lớp 9 nên đã đúc kết kinh nghiệm thành tài liệu quý giá 
- Bản thân luôn tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, tận dụng công nghệ thông tin để tích lũy kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9
	 -Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập
2.1.2. Khó khăn 
	- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học môn siinh học 9
	- Thư viện trường chưa có tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên nên việc tìm kiếm tài liệu còn khó khăn.
- Học lực của học sinh không đều, một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em
- Đối với trường chỉ có một lớp 9 nên việc chọn học sinh giỏi thường được ưu tiên cho các môn chính như văn, toán
- Trong chương trình sinh học lớp 9 cả năm chỉ có 1 tiết bài tập đây là khó khăn lớn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền
 2.2.1. Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền sinh học 9 
	Môn sinh học 9 theo chương trình đổi mới mỗi tuần 2 tiết, cả năm 74 tiết, trong đó chỉ có 1 tiết bài tập chương I: Các quy luật di truyền của Menđen . Trong khi đó đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh ở tỉnh Trà Vinh mỗi năm đều cho từ hai bài tập di truyền trở lên, mà với số tiết bài tập quá ít như vậy thì việc dạy cho học sinh có kĩ năng giải được các bài tập di truyền là một vấn đề rất khó khăn trong công tác giảng dạy cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tiết bài tập trong chương trình sinh học 9 quá ít trong khi đó lượng kiến thức lí thuyết ở mỗi tiết học lại quá nặng, dẫn đến hầu hết giáo viên dạy môn sinh học lớp 9 không có thời gian để hướng dẫn học sinh giải bài tập ở cuối bài. Học sinh không có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức, đây sẽ là trở ngại lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền.
Trong nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền thì ở mỗi chương đều phải bồi dưỡng phần kiến thức cần thiết để vận dụng giải bài tập và phần bài tập áp dụng ở mức cơ bản và mức nâng cao, nhưng các kiến thức này trong nội dung chương trình sách giáo khoa sinh học lớp 9 không có đề cập đến hoặc chỉ đề cập ở mức sơ lược, không chuyên sâu. Đây là một khó khăn lớn đối với giáo viên có bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9, dẫn đến một số giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ hướng dẫn học sinh giải phần bài tập di truyền với các dạng bài tập ở mức cơ bản không dạy bài tập nâng cao, thậm chí một số giáo viên bỏ qua luôn phần bài tập di truyền trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi
Ngoài ra trong sách giáo khoa, ở cuối bài đều có câu hỏi và bài tập, trong đó có những câu hởi tự luận dạng củng cố kiến thức hoặc dạng nâng cao, học sinh có thể vận dụng kiến thức bài học trả lời, nhưng có những câu hỏi bài tập thuộc dạng trắc nghiệm khách quan mà thực chất đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức toán học mới trả lời được. Vì vậy khi giảng dạy, nếu giáo viên không tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo mà chỉ nghiên cứu sách giáo viên sẽ khó giải thích cho học sinh hiểu bài tập một cách khoa học được. 
	 Riêng về học sinh, do kiến thức ở lớp 9 quá mới so với kiến thức ở các lớp trước như những diễn biến của các quá trình sinh học xảy ra trong tế bào: nguyên phân, giảm phân, cơ chế tự nhân đôi của ADN, cơ chế tổng hợp ARN, tổng hợp protein... nên khi bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền dạng này thường các em tỏ ra lúng túng, ngỡ ngàng
 Dưới đây là kết quả của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 ở năm học 2009-2010 ở huyện Tiểu Cần đạt như sau:
Trường
Số học sinh tham gia dự thi
Đạt học sinh giỏi cấp huyện môn sinh học 9
Đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh học 9
THCS Tiểu cần
 9 học sinh
 3 giải khuyến khích
2 giải khuyến khích
THCS Phú cần
 2 học sinh
 0
 0
THCS Long thới
 5 học sinh
 1 giải II, 1 giải III, 1 giải khuyến khích
 2 giải khuyến khích
THCS DTNT 
 1 học sinh
 0
0
THCS hiếu tử
 4 học sinh
0
0
THCS Hiếu trung
 3 học sinh 
0
0
THCS tập Ngãi
 2 học sinh
0
0
THCS Hùng Hòa
 5 học sinh
Đạt 5 giải: 2 giải II, 1 giải III; 2giải KK
Đạt 3 học sinh: (1 giải III,2 giải KK)
	Qua quá trình tìm hiểu, trau đổi cùng với các đồng nghiệp ở các trường trong huyện về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng: sở dĩ các trường không có học sinh đạt giải là do trong quá trình bồi dưỡng họ bỏ qua phần giải bài tập di truyền, hoặc chỉ giải ở mức sơ lược không chuyên sâu, không hình thành được phương pháp giải cho học sinh. Chính vì vậy việc tôi đưa ra một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền- sinh học lớp 9 ở trường THCS là rất cần thiết để giúp cho các em học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền trong chương trình sinh học 9 đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ở trường THCS.
3. Nhiệm vụ
3.1.Tầm quan trọng của phần bài tập di truyền trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi
- Bài tập di truyền là dạng bài tập bắt buộc không thể thiếu trong các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, hay thi tuyển vào trường chuyên. Vì bài tập di truyền là phần để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức nâng cao của học sinh và để phân biệt giữa các học sinh giỏi với nhau.
 - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 đó là phần bài tập di truyền. Để giải quyết tốt các dạng bài tập di truyền sinh học 9, ngoài kiến thức về các quy luật di truyền đã học trong chương trình sách giáo khoa, học sinh cần phải có khả năng phân tích, nhận dạng từ đó xác định được các bước giải đúng đắn đối với mỗi dạng bài tập. 
- Thông qua quá trình bồi dưỡng bài tập di truyền nhằm giúp cho học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền trong sinh học lớp 9. 
3.2. Những nguyên tắc của phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền sinh học lớp 9 
	- Dạy cho học sinh hiểu kiến thức cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt rồi mới nâng cao kiến thức.
	- Mỗi loại bài tập cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng thông qua những bài này phải rút ra phương pháp giải, rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chưa, nếu chưa cần phải củng cố đến khi được mới thôi.
	- Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, đó là phổ biến: mỗi bài tập có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được.
- Dạy kiểu dạng có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt nên dạy sau. 
- Mỗi loại kiến thức đều có nội hàm riêng và cách vận dụng đặc trưng của nó. Khi dạy cần phải thông qua một số bài thí dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh đầy đủ, cặn kẽ nội hàm và phương pháp vận dụng kiến thức đó. Được như vậy, khi gặp những bài tập khác, mặc dù có những chi tiết cụ thể khác nhau nhưng học sinh vẫn làm được vì chúng giống nhau ở điểm cốt lõi.
	- Có những loại bài liên quan đến rất nhiều loại kiến thức kĩ năng khác nhau, học sinh muốn làm được cần phải biết chia bài đó thành nhiều câu nhỏ, trong mỗi câu nhỏ dùng kiến thức kĩ năng nào. Nói cách khác, phải dạy một cách cơ bản, vững chắc và hệ thống. Nếu dạy được học sinh đến trình độ đó, thì từ yêu cầu và điều kiện của bài ra, học sinh phải biết chia việc giải một bài tập khó ra nhiều công đoạn dùng kiến thức, phương pháp nào. Dù cho bài tập có nhiều kiểu, nhưng cũng không ra ngoài những kiến thức và phương pháp trong chương trình đã học.
- Đảm bảo tính hệ thống của bộ môn, tránh sự nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản. Tránh cho ngay bài tập khó, học sinh sẽ không không nhận ra và ghi nhớ được kiến thức kỹ năng. Kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang dẫn đến chán nản.
	- Không nên coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng mà dạy trước những bài có nguyên tắc chung, kết quả là học sinh bị rối loạn, không học được phương pháp tư duy theo kiểu đúng đắn khoa học và thông thường là: mỗi sự việc có một nguyên tắc giải quyết, chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là giải quyết được hầu hết các sự việc.
- Nên dựa trên tinh thần hợp tác của học sinh.
- Dạy bài tập di truyền có tính chọn lọc, có tính tập trung vào từng chương nhất định, không dạy tràn lan, tuỳ tiện.
3.3.Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền sinh học 9
3.3.1.. Phương pháp thực hành giải bài toán sinh học 
Quá trình giải bài toán gồm 4 bước:
- Bước 1: Lĩnh hội nội dung bài toán: Học sinh tiến hành phân tích các điều kiện, các yêu cầu, thiết lập mối quan hệ giữa điều kiện và yêu cầu, phát hiện ra các mâu thuẫn giữa chúng để phát biểu ra mâu thuẫn đó
- Bước 2: Lập chương trình giải: Học sinh biến đổi các điều kiện, tìm ra các dữ kiện bổ sung, phát biểu lại bài toán để đưa ra những giả định cho chương trình giải. Trong quá trình này học sinh có thể phải liên tiếp đưa ra các bài toán trung gian
- Bước 3: Thực hiện chương trình giải: Nghĩa là lần lượt thực hiện các phép tính
- Bước 4: Kiểm tra lời giải
Với các bước giải như trên, quá trình giải bài toán đưa đến cho người giải không chỉ kiến thức mới, mà cả kĩ năng giải
3.3.2. Phương pháp giảng dạy kiến thức quy luật
Ta có thể giảng dạy quy luật sinh học theo một quy trình như sau:
- Bước 1: Đặt nhiệm vụ nhận thức: Giáo viên ra bài tập, gọi học sinh đọc kết quả thí nghiệm trong sách giáo khoa rồi giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề cho học sinh trả lời
- Bước 2: Giới hiệu nội dung định luật: Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện tính quy luật của hiện tượng đang xét
- Bước 3: Phân tích bản chất của quy luật: Bước này cần làm sáng tỏ những mối quan hệ nhân quả, cơ chế quy định tính quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng đang khảo sát
- Bước 4: Phân tích ý nghĩa của quy luật: Cần nêu được vai trò của quy luật trong sinh học trong việc giải quyết bài tập
- Bước 5: Vận dụng quy luật: Sử dụng kiến thức quy luật vừa học vào việc giải bài tập
3.3.3. Phương pháp học sinh tự nghiên cứu
 Quy trình thực hiện 
 - Bước 1: Học sinh tự tóm tắt các yêu cầu của đề bài
 - Bước 2: Sử dụng những kiến thức đã biết để giải quyết các yêu cầu của đề bài
 - Bước 3: Trình bày kết quả
3.3.4. Phương pháp làm việc theo nhóm 
Quy trình thực hiện 
 - Bước 1: Giới thiệu dạng bài tập
 - Bước 2: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng
 - Bước 3: Giao nhiệm vụ trong nhóm, quy định thời gian
 - Bước 4: Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao
 - Bước 5: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn bổ sung ý kiến
 - Bước 6: Giáo viên tổng kết và nhận xét 
3.3.5.. Phương pháp tranh luận 
Quy trình thực hiện 
 - Bước 1: Giới thiệu yêu cầu của bài tập
 - Bước 2: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng
 - Bước 3: Giao nhiệm vụ trong nhóm, quy định thời gian
 - Bước 4: Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao
- Bước 5: Đại diện từng nhóm trình tranh luận về những vấn đề đặt ra trong bài tập. Giáo viên đóng vai trò trọng tài, cố vấn. 
 - Bước 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoặc tự học sinh rút ra kết luận đúng hay sai về những bài tập đó 
 3.4. Kết quả thực nghiệm
 3.5.1. Phân tích định lượng kết quả điều tra
Sau khi thực dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền sinh học 9 ở trường tôi trong năm học 2010-2011. Tôi tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh và thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm lần 1
Nhóm học sinh giỏi lớp 9
TS bài KT
Số HS đạt đạt điểm Xi
4
5
6
7
8
9
10
THCS 
Tân Hùng 
Nhóm thực nghiệm
6
0
0
0
1
2
2
1
Nhóm đối chứng
6
0
0
0
1
3
1
1
Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy mức độ chênh lệch về điểm kiểm tra khảo sát giữa các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần thứ nhất, điểm 9 và điểm 10 ở nhóm đối chứng là 2 trong khi đó nhóm thực nghiệm là 3, nhóm đối chứng tập trung nhiều ở mức điểm 8, ta có thể bước đầu đánh giá hiệu quả của việc thực hiện một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - sinh học 9 ở lần khảo sát đầu tiên.
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm lần 2
Nhóm học sinh giỏi lớp 9
TS bài KT
Số HS đạt đạt điểm Xi
4
5
6
7
8
9
10
THCS 
Tân Hùng 
Nhóm thực nghiệm
6
0
0
0
1
2
2
1
Nhóm đối chứng
6
0
0
1
0
4
1
0
Kết quả ở lần thực nghiệm thứ hai cũng giống như lần thực nghiệm thứ nhất, nhưng sau khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền thêm một thời gian nữa thì điểm 9 và điểm 10 ở nhóm đối chứng là 1 trong khi đó nhóm thực nghiệm là 3, nhóm đối chứng tập trung nhiều ở mức điểm 8. Như vậy, kết quả này một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của việc thực hiện một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - sinh học 9.
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm tổng thể.
Nhóm học sinh giỏi lớp 9
TS bài KT
Số HS đạt đạt điểm Xi
4
5
6
7
8
9
10
Tổng hợp thực nghiệm 
Nhóm thực nghiệm
12
0
0
0
2
4
4
2
Nhóm đối chứng
12
0
0
1
1
7
2
1
Biểu đồ 3.3. Thể hiện mức độ chênh lệch về điểm giữa các nhóm 
đối chứng và thực nghiệm.
 	Kết quả học sinh đạt điểm giỏi của các nhóm thực nghiệm hơn hẳn các nhóm đối chứng. Qua số liệu này đã khẳng định sự chênh lệch khá lớn về kết quả đạt được của cả đợt thực nghiệm. 
 Như vậy, học sinh ở các nhóm thực nghiệm đã tiếp thu kiến thức về phương pháp giải bài tập di truyền hơn hẳn học sinh ở các nhóm đối chứng. Nói cách khác tính hiệu quả của việc bồi dưỡng bài tập di truyền cho học sinh giỏi môn sinh học 9 theo thiết kế, xây dựng và giảng dạy một cách hợp lí có thể giúp cho học sinh giỏi có cách suy luận, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo và nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi tốt hơn việc bồi dưỡng học sinh giỏi một cách bình thường.
 3.5.4. Đánh giá biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền.
Sau khi tiến hành thực giảng các nhóm thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng một số biện pháp giải các bài tập di truyền mang lại hiệu quả khá cao.
+ Học sinh tiếp thu phương pháp giải bài tập nhanh hơn
 	+ Học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của bài toán một cách dễ dàng
 	+ Học sinh hoạt động tích cực hơn, những tiết bồi dưỡng trở nên sinh động. 
 	+ Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi được nâng lên rõ rệt. Mặc dù trường tôi dạy ở vùng sâu, nghèo và chỉ có một lớp 9 . Học sinh tôi chọn để bồi dưỡng đa số là học lực khá những với kinh nghiệm bồi dưỡng cùng với phương pháp giải bài tập này đã đem lại kết quả như sau:
Năm học 
Đạt học sinh giỏi cấp huyện môn sinh học 9
Đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh học 9
2005-2006
 Đạt 1 học sinh giải KK
Đạt 1học sinh giải KK
2006-2007
Đạt 4 học sinh giải KK
Đạt 4 học sinh: (1 giải II; 1 giải III; 2 giải KK)
2007-2008
Đạt 2 học sinh giải KK
Đạt 1 học sinh giải KK
2008-2009
Đạt 2 học sinh: 1 giải II, 1 giải III
Đạt 2 học sinh: (2 giải KK)
2009-2010
Đạt 5 giải: 2 giải II, 1 giải III; 2giải KK
Đạt 3 học sinh: (1 giải III,2 giải KK)
2010-2011
Đạt 6 giải:3 giải III; 3giải KK
Đạt 3 học sinh: 3 giải KK
2011-2012
TỔNG CỘNG
Đạt giải( giải II, giải III, 
 giải KK)
Đạt giải( giải II, giải III, 
 giải KK)
 4.Kết luận
Qua thời gian thực hiện tôi rút ra một số kết luận sau:
 1) Việc áp dụng một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền - sinh học lớp 9 đã giúp cho các em học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền 	
2) Với những kinh nghiệm bồi dưỡng, những thay đổi của chương trình và sách giáo khoa, các phương pháp tích cực được vận dụng đã hình thành cho học sinh tư duy sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề nảy sinh trong các dạng bài tập, từ đó giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập nâng cao dạng tổng hợp, củng như các bài tập trong đề thi học sinh giỏi.
3) Hiệu quả của việc thiết kế một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền sinh học lớp 9 sẽ tạo nên nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên có bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9
4) Giúp cho giáo viên có cơ sở để bồi dưỡng học sinh giỏi và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ở trường THCS. 
5) Giúp rèn luyện chuyên môn cho bản thân cũng như các bạn bè đồng nghiệp
5. Kiến nghị 
Đối với Phòng Giáo dục
	Xin PGD cho triển khai sang kiến kinh nghiệm cho các đơn vị trường bạn 
2) Đối với ban giám hiệu
 	2.1. Lãnh đạo trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra chuyên môn đối với giáo viên các bộ môn có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi để nhắc nhở hoặc khen thưởng 
2.2. Cần có kế hoạch mua sắm các phương tiện dạy học để phục vụ cho dạy học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
3) Đối với giáo viên 
3.1. Xác định rõ trách nhiệm của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, không nên làm qua loa đại khái, chiếu lệ vvv..
 	3.2 .Giáo viên phải nắm chắc kiến thức, phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh học 9 
3.3. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên phải xác định cụ thể trong chương nào, bài nào của sinh học 9 có dạng bài tập di truyền cần phải bồi dưỡng và phải bồi dưỡng từ cơ bản đến nâng cao. Cần tránh bồi dưỡng theo ngẫu hứng thì sẽ không đạt hiệu quả cao. 
 	3.4. Phải xây dựng đề cương về bài tập di truyền để bồi dưỡng học sinh giỏi
 	3.5.Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải thực hiện ngay từ đầu năm. Phải tiến hành bồi dưỡng đúng theo kế hoạch 
 Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác trọng tâm ở các nhà trường THCS. Nhiệm vụ của giáo viên là phải nâng cao được chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, để phát hiện và bồi dưỡng đạt kết quả tốt người giáo viên là yếu tố cơ bản . Giáo viên thật sự phải có năng lực, năng khiếu sư phạm, đồng thời phải có tâm quyết với nghề nghiệp, biết tôn trọng tài năng .Chất lượng học sinh giỏi không chỉ thể hiện đánh giá năng lực của học sinh mà còn thể hiện năng lực bồi dưỡng của giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
Trên đây là những suy nghĩ của tôi, mà tôi đã áp dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 ở trường THCS trong thời gian qua. Hiện nay tôi vẫn đang áp dụng để tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2011-2012. Với biện pháp thực hiện như trên chắc hẳn còn nhiều thiếu sót . Vì vậy chúng tôi rất mong quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp ý kiến, để chúng tôi chọn được phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập di truyền một cách hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn sinh học 9. Vì sự nghiệp giáo dục, vì thế hệ tương lai, tôi không ngừng trao dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp bồi dưỡng của quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp nhằm nâng cao tay nghề để hoàn thành công tác giảng dạy của mình. Qua đó tôi rất chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng kính chào.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc