Đề tài Phương pháp dạy thơ cổ dựa vào kết cấu

Đề tài Phương pháp dạy thơ cổ dựa vào kết cấu

Từ nhiều năm nay, vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở trường đã được nhiều giáo viên quan tâm. Một số công trình biên soạn tài liệu hướng dẫn phương pháp giảng dạy văn trong đó có phần dành cho thơ văn cổ đã được xuất bản. Việc dạy và học văn do đó đã có những bước tiến nhất định. Tuy nhiên không ai trong chúng ta không thừa nhận rằng hiện nay chất lượng dạy và học văn ở nhà trường còn thấp. Môn văn chưa được học sinh ham thích, trong đó, số phận của giai đoạn văn thơ cổ lại càng hẩm hiu hơn. Trong hàng ngũ giáo viên thì số trẻ tuổi ngày càng đông, vốn hiểu biết về văn học cổ hạn chế, nên việc dạy học văn chương cổ lại càng gặp nhiều khó khăn, mà đặc biệt là thơ cổ và đó cũng chính là lý do tôi chọn chuyên đề này

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy thơ cổ dựa vào kết cấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHOØNG GIAÙO DUÏC PHUØ MYÕ
TRÖÔØNG THCS MYÕ THOÏ
? & @
CHUYEÂN ÑEÀ : MOÂN VAÊN
ÑEÀ TAØI :
PHÖÔNG PHAÙP DAÏY THÔ COÅ
DÖÏA VAØO KEÁT CAÁU
\
Năm học : 2005 - 2006
Giáo viên : Voõ Thanh Haø
PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ CỔ DỰA VÀO KẾT CẤU
I. Lý do chọn chuyên đề:
Từ nhiều năm nay, vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở trường đã được nhiều giáo viên quan tâm. Một số công trình biên soạn tài liệu hướng dẫn phương pháp giảng dạy văn trong đó có phần dành cho thơ văn cổ đã được xuất bản. Việc dạy và học văn do đó đã có những bước tiến nhất định. Tuy nhiên không ai trong chúng ta không thừa nhận rằng hiện nay chất lượng dạy và học văn ở nhà trường còn thấp. Môn văn chưa được học sinh ham thích, trong đó, số phận của giai đoạn văn thơ cổ lại càng hẩm hiu hơn. Trong hàng ngũ giáo viên thì số trẻ tuổi ngày càng đông, vốn hiểu biết về văn học cổ hạn chế, nên việc dạy học văn chương cổ lại càng gặp nhiều khó khăn, mà đặc biệt là thơ cổ và đó cũng chính là lý do tôi chọn chuyên đề này.
II. Nội dung:
Một bài thơ đường luật tám câu hay bốn câu thất ngôn hay ngũ ngôn là một chỉnh thể có cấu trúc riêng, kết cấu theo hai chiều ngang dọc kết với nhau thành một chỉnh thể hài hòa, cân đối theo quan điểm thẩm mĩ xưa. Kết cấu chiều dọc bằng bố cục niêm, đối, vần, kết cấu theo chiều ngang bằng thanh luật bằng trắc trong từng câu.
Tìm hiểu thơ đường luật trước hết phải biết “tháo gỡ” dần theo từng lớp lang trong ngoài, trên dưới, trước sau như tháo gỡ một công trình kiến trúc, tháo gỡ ra để “xem xét” từng bộ phận, từng chi tiết rồi “lắp” lại để đánh giá một cách toång hợp. Bố cục một bài thơ Đường luật taùm câu có bốn phần: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần có hai câu, giữ một chức năng nhất định và bốn phần có mối liên hệ hữu cô với nhau.
Hai câu đề, câu thứ nhất gọi là câu phá đề, câu thứ hai gọi là câu thừa đề, đều là mở bài nhưng mỗi câu lại có nhiệm vụ riêng. Câu phá đề, như tên đã gọi của nó, phải hé mở cho người đọc ý bài ngay từ phút đầu. Câu thừa đề làm nhiệm vụ nối tiếp câu phá, triển khai thêm ý đầu bài để hoàn chỉnh chức năng nhập đề. Theo phép làm thơ Đường luật, phần nhập đề phải làm rõ cho người đọc cảm thấy được “cái thần” của bài thơ và từ trong nhập đề đã hàm ý của phần sau đó. Lấy ví dụ bài “ Thói đời” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thế gian biến cải vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Xưa nay đều trọng người chân thực,
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi.
Ở thế này mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó thì lui.
( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
Mở đầu câu phá đề tác giả giới thiệu cho người đọc biết “ Thói đời” mà nhà thơ nói đến là sự biến đổi ở đời, và theo cách nói ẩn dụ của nhà thơ triết lí thì sự biến đổi ở đây là sự biến đổi đối lập hai mặt của sự vật ( vũng biến thành đồi ). Sự biến đổi của sự vật là bình thường nhưng cụm từ “ Thế gian biến cải” đã ngầm ý cho biết sự biến đổi của thói đời mà tác giả muốn nêu lại không bình thường. Câu thừa đề sẽ nối tiếp ý câu phá và chỉ rõ phương hướng của sự biến đổi ấy:
Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi
Một loạt tính từ chỉ vị giác xếp liền nhau, từng cặp đối lập nhau ( mặn vứi nhạT, chua với cay, ngọt với bùi ) làm rõ phương hướng biến đổi của thói đời là xấu xa. Thái độ của tác giả là thấi độ mỉa mai kín đáo của nhà đạo đức. Từ “ lẫn” trong câu thơ làm nổi bậc ý nghĩa của sự thay đổi trắng đen, ấm lạnh của thế tình. Nên lưu ý từ “ lẫn” nằm ở vị trí thứ năm của câu thất. Theo thanh luật ( kết cấu chèo ngang) câu thất Đường luật thường ngắt nhịp theo tiết tấu 4/3, từ thứ năm là từ đứng đầu nên có vị trí quan trọng. Người xưa làm thơ Đường thường dụng công ở từ thứ năm trong câu thất, dùng từ thứ năm để làm điểm tựa để bẩy nổi lên cả câu thơ. Ví dụ:
Bỗng nghe vần thắng vút lên cao ( không đề )
Yên ba giang thượng sử nhân rầu ( Hoàng Hạc Lâu )
Hai câu nhập đề của bài thơ như phân tích trên, đã làm tròn chức năng của phần đề và gợi mở cho người đọc chuyển xuống hai câu thực:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
Hai câu thực làm sáng tỏ “ thực trạng” biến đổi đen bạc của lòng người đương thời, tâm lý chạy theo tiền tài, danh vọng, chà đạp lên nhân nghĩa. Hai câu thực theo thơ Đường luật phải đối nhau. Ở đây tác giả sử dụng lối đối chọi (đối cả chữ và nghĩa) và dùng một loạt điệp từ( còn, hết) làm nổi bật sự đối lập trái ngược. Sự thảy đổi lật lọng, chóng vách của nguời đời. Nó khắc rõ cái xấu xa, bỉ ỏi của xã hội nhân văn đương thời. Hai câu thơ không diễn tả sự trừu tượng mà trình bày sự thật một cách cụ thể, có phần mộc mạc theo phong cách của nhà thơ. Nhà thơ đưa ra sự việc có vẻ khách quan nhưng qua đó vẫn hàm thái độ mỉa mai, phê phán nghiêm khắc
Tiếp theo là hai câu luận:
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Luận nghĩa là bàn bạc, bình luận mở rộng theo ý bài thơ sau khi đã vẽ ra thực trạng thói đời biến đổi xấu xa; tác giả chuyển xuống phần luận bằng cách nêu tên mối quan hệ nhân văn tốt đẹp trong truyền thống trong nhân dân( xưa nay diễn tả truyền thống; ai nấy chỉ sự phổ biến rộng rãi trong nhân dân; xưa nay đều trọng: cách nói khẳng định phẩm chất chân thực, thuỷ chung, câu dưới phủ định lối sống đãi bôi, giả dối; phủ định mặt xấu để càng khẳng định mặt tốt
Qua các phần: đề, thực, luận nêu trên, chúng ta thấy cấu tứ bài thơ triển khai theo một trình tự lô gích, có sự mở rộng và nâng cao dần. Cảm xúc của tác giả- nhà thơ triết lí bộc lộ kiến đaó, lặn vào dưới chiều sâu của tứ thơ
* Cần chú ý:
Trong quá trình phân tích hai phần thực và luận của bài thơ Đường luật không nên rập khuôn, bời vì trong thực tế không phải bài thơ nào cũng đảm bảo phân minh thực, luận. Có khi hai câu ở vị trí luận nhưng nội dung vẫn là thực và có khi hai câu thực nhưng vẫn hàm ý luận
Ví dụ: Trong bài “ Chạy Tây”
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ở bầy chim dáo dát bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Trong bốn câu này, hai câu trên là hai câu thực đúng vị trí của nó, nhưng hai câu dưới nội dung cũng là “ thực” chứ không phải “ luận”. Từ cái thực trạng tàn phá thôn xóm, tác giả đã mở rộng ra đến thực trạng của cả đất nước, vạch rõ thêm tội ác của bọn xâm lược, diễn tả sâu sắc hơn nỗi lòng đau xót của mình. Bài thơ không có luận( hay nhiều nhất là có hàm luận) nhưng với bốn câu trên bài thơ đã dựng lên được bức tranh hiện thực của đất nước bị tàn phá một cách đầy xúc động
Lấy thêm ví dụ hai câu thực của bài “ Cuốc kêu cảm hứng”
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
( Nguyễn Khuyến)
Hai câu này là hai câu thực miêu tả tiếng cuốc đêm ngày khắc khỏi nhưng đã hàm ý luận bày tỏ tấm lòng yêu nước của nhà thơ
Những dẫn chứng trên đây cho ta thấy trong khi phân tích các phần thực, luận không nên rập khuôn cứng nhắc
Trở lại hai câu kết của bài “ Thói đời”
Ở thế mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó thì lui
Câu kết bài thơ trở lại với ý đầu đề và nâng lên thành một triết luận có giá trị khái quát cách diễn đạt cô đọng như một câu châm ngôn, làm cho người đọc phải suy nghĩ về thế thái nhân tình lúc bấy giờ và rút ra kết luận thực tiễn cho mình
Theo kinh nghiệm các cụ ngày xưa thì làm thơ Đường luật câu đề đã khó làm mà câu kết lại càng khó hơn. Câu kết phải viết thế nào cho khái quát vừa “ Níu” lại ý đầu đề, vừa nâng được ý bài thơ cao hơn, gây được âm vang và liên tưởng cho người đọc. Bài thơ có câu kết hay là bài thơ khép lại mà tứ thơ vẫn còn ngân vang, mang mác làm cho người đọc bồi hồi xúc động, tiếp tục suy tư
Ví dụ: Bài “ Vịnh khoa thi hương” của Tú Xương có hai câu kết
Nhân tài đất Bắc nào ai có?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nứơc nhà
Hai câu thơ nêu bật lên thái độ của nhà thơ Vị Xuyên
Vừa mỉa mai vừa đau xót trước tình cảnh đất nước bị thực dân Pháp cai trị, nhố nhăng của xã hội bày ra cả trong cảnh thi cử
Từ những dẫn chứng trên có thể rút ra kết luận:
Trong giảng dạy thơ Đường luật một phương hướng tìm hiểu chủ đề bài thơ là tìm ở câu kết. Phương hướng đối với những bài thơ cổ không có đề mục hoặc nhiều bài tập hợp dưới một đề mục chung như: ngôn chí, Thuật hứng, Bảo kính cảnh giới. của Nguyễn Trãi; Nguyễn Bỉnh Khiêm lại càng có tác dụng
Ví dụ: Bài “ Thuật hứng 5” trong “ Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi có hai câu kết là:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
Và bài “ Thuật hứng 24” của Nguyễn Trãi, có hai câu kết là:
Bui có một lòng trong lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen
Tuy cả hai bài đều xếp chung đề mục “ Thuật hứng” đều diễn tả nổi lòng yêu nước thương dân thiết tha của nhà thơ nhưng câu kết mỗi bài làm sáng tỏ một khía cạnh của chủ đề: Bài trên bộc lộ nỗi lòng ưu ái, dạt dào, luôn luôn canh cánh trong lòng nhà thơ; bài dưới nêu rõ chí hướng bền bĩ, kiên định của nhà thơ
Trở lên là phương pháp tìm hiểu thơ Đường lần theo kết cấu của bài thơ. Bản thân kết cấu bài thơ Đường là một công trình nghệ thuật. Các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ với nhau, mạch thơ phát triển từ câu đầu đến câu cuối theo một lô gich nội tại, nhất quán. Cả bài thơ là môt tổng thể hài hoà. Cho nên nghệ thuật xem thơ Đường luật là phải xem trong toàn bộ cấu trúc hoàn chỉnh của bài, phân tích bình giá một cách toàn diện
Trên đây là nói về thơ Đường luật bát cú. Còn đối với thơ Tứ tuyệt cũng vậy. Một bài thơ Tứ tuyệt tuy dung lượng ít, ngắn gọn hơn nhưng tự nó là một chỉnh thể có kết cấu riêng. Kết cấu một bài thơ ttứ tuyệt thất ngôn haay ngũ ngôn thường có bốn phần theo kết cấu: khai, thừa, chuyển, hợp. Mỗi phần làd một câu có có chức năng riêng, bốn câu kết chặt với nhau chặt thành một chỉnh thể
Ví dụ:Bài “ Nam quốc sơn hà” .Bài thơ này có đề mục nhưng nội dung của nó đã được xác định là một bản tuyên ngôn độc lập thời kì giành tự chủ của đất nứơc ta
Câu mở đầu nêu bật lên chân lí: “Đất nước Nam do hoàng đế nước Nam ở” Quan niệm thời phong kiến nói “ hoàng đế” , “ Vua” tức là nói nguời đại diện cho đất nước. Nói “Đất nước Nam do hoàng đế nước Nam ở” tức là nói đất nước Nam thuộc chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Nói cách khác Nước Việt Nam là một nước độc lập
Trong bối cảnh lịch sử thời xưa, danh hiệu “ hoàng đế” chỉ dành riêng cho vua nước Trung Hoa, còn vua các nước chư hầu gọi là “ Vương”. Chữ “đế’ trong câu thơ “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư” có một ý nghĩa lịch sử sâu sắc, biểu thị một tinh thần tự cường dân tộc mạnh mẽ.Nó đặt ngang hàng vua nước Nam với vua Trung Quốc, đặt quốc gia Việt Nam ngang hàng với quốc gia Trung Hoa. Đó là biểu thị của một tinh thần chống lại tư tưởng lớn, khinh miệt dân tộc nhỏ của vua chúa phong kiến Trung Hoa. Đó cũng là nhận thức về tư tưởng bình đẳng giữa các dân tộc cha ông thời xưa
Câu một ( tức là câu khai)đã tuyên bố chủ quyền của đất nước. Câu hai ( tức là câu thừa ) sẽ “ thừa ý” câu trên, nghĩa là tiếp nối ý câu trên mà khẳng định dứt khoát, mạnh mẽ thêm: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ( Rành rành đã định lại sách trời) . Để diễn đạt lại sự khẳng định này tác giả đã vận dụng đến một thứ quyền uy tối thượng trong xã hội phong kiến- quyền uy của trời mà vua chúa cũng phải phục tùng. Cách nói: Tiệt nhiên định phận.( Rành rành đã phân định rõ ràng trong sách của nhà trời) thể hiện thái độ dứt khoát, quang minh chính đại. Cả hai câu thơ diễn đạt theo hình thức khẳng định, tiết tấu 4/3 đường bệ, âm vang sáng sảng, trịnh trọng của một bản tuyên ngôn
Hai câu “ khai” và “ thừa” đã hoàn chỉnh chân lí:
Nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền riêng. Đó là một sự thật hiển nhiên
Tiếp xuống câu ba là câu “ chuyển”, câu bản lề làm chức năng chuyển ý từ trên xuống dưới:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
( Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm)
Chuyển ý bằng cách nêu lên câu hỏi, một câu “ chất vấn” về hành động trái với chân lí đã khẳng định. Một câu hỏi nhưng hàm ý một lời buộc tội, một lời lên án: Như hà.? Và kết quả của hành động phi chính nghĩa, phi đạo lí của bọn xâm luợc lẽ là:
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)
Câu bốn ( tức là câu hợp) đã gói lại bài thơ bằng một lời cảnh cáo đanh thép
Tóm lại ý bài thơ triển khai theo sát kết cấu:
Khai, thừa, chuyển, hợp, nội dung và hình thức hài hoà với nhau, nhận thức lí trí kết hợp với cảm xúc trữ tình, âm vang ngân vang. Bài thơ xứng đáng là một bài thơ tứ tuyệt hùng tráng tiêu biểu đứng ở ngọn nguồn dòng thơ ca yêu nước của dân tộc
Phân tích bài thơ tứ tuyệt theo kết cấu, cũng như phân tích thơ bát cú như nói ở trên, cần phải linh hoạt tránh rập khuôn. Trong thực tế, thơ tứ tuyệt có nhiều dạng: Có dạng bài bốn câu ba vần không đối, có dạng ba bốn câu ba vần có đối ở câu cuối, có dạng bài bốn câu hai vần, hai câu đầu đối nhau hoặc bốn câu đối nhau từng cặp một. Trong các dạng trên thì dạng bốn câu ba vần không đối phoỏ biến hơn cả
Trong quá trình phân tích thơ bát cú hay tứ tuyệt, cần chú ý đến tính nhất quán của bài thơ. Có bài về hình thức dường như mâu thuẫn giữa các phần nhưng nội dung vẫn nhất quán. Ví dụ bài “ Bảo kính cảnh giới 31” của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập
Chân mềm ngại bước dặm cây xanh
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.
Ơn tư là ấy yêu dường chúa,
lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh.
Bui có một niềm trung hiếu cũ,
Chẳng nằm, thức dậy nẻo ba canh.
Hai câu đầu giới thiệu tác giả không muốn chen chân vào chốn quan trường lui về sống nơi quê nhà
Chân mềm ngại bước dặm cây xanh
Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh
Chân mềm: Một cách nói mỉa mai, kín đáo
Quê cũ tìm về: một sự chủ động, một điều ao ước của nhà thơ; nhà thơ lúc về quê cũ thanh vắng, tịch mịch (đối lập với chốn quan trường chen chúc, náo nhiệt, sát phạt lẫn nhau) để giữ tâm hồn trong sạch
Theo lô gich thông thường thì hai câu thực tiếp theo sẽ nói cảnh sống ẩn dật, thanh nhàn, hứng thú của nhà thơ nói quê cũ. Nhưng không! Hai câu thực đượm vẻ buồn của tâm trạng nhà thơ trước cảnh vật
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
“ Thu lạnh lạnh, nguyệt chênh chênh” không gợi ra cảnh ẩn dật nhà nhã, thoải mái mà ngược lại bộc lộ tâm trạng buồn phiền của nhà thơ. Rồi đến hai câu luận là một sự “ lồng kết” của thể nghiệm bản thân về quãng đời tác giả đã sống, chua chát nhiều hơn là toại nguyệt ( mặc dầu cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời đã sống vì dân vì nước đẹp đẽ biết bao!) Và cuối cùng đến hai câu kết nhói lên một tấc lòng ưu ái xót xa
Bui có một niềm trung hiếu cũ
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh
Ở đây nhà thơ không còn nói gì đến ẩn dật nữa
Câu kết không trở lại với câu đề mà gieo nặng vào lòng người đọc nỗi thao thức của nhà thơ
Xét về hình thức bề ngoài thì kết cấu của bài thơ không nhất quán. Nhưng đi sâu vào cảm xúc của nhà thơ thì lại không phải thế. Cảm hứng sáng tác chi phối toàn bộ bài văn là tâm sự ưu ái của tác giả. Hai câu đầu tuy nói đến sự rút lui ẩn dật nhưng cái toát lên là một niềm đau xót kín đáo “ Chân mềm ngại bước dặm mây xanh” một con người như Nguyễn Trãi đã từng xông pha chinh chiến, từng có mặt ở khắp nơi xung yếu, hiểm nghèo để chiến đấu cho dân, cho nước, con người ấy bây giờ lại phải “ ngại bước” trên con đường hoạn lộ, quyền quý cao sang! Thật là mỉa mai! Giữa hai câu đề với cả bài thơ thực ra là một sự thống nhát bên trong, nhất quán từ đầu đến cuối. Nó cũng như cuộc đời của Nguyễn Trãi xuất thế hay nhập thế vẫn là một sự thống nhất cao độ của lí tưởng vì nước vì dân. Có gắn thơ văn với cuộc đời tác giả mới có thể hiểu được tấm lòng và thơ văn của nhà thơ
Nêu lên bài thơ làm dẫn chứng là để nhấn mạnh thêm yêu cầu sau đây: Trong khi áp dụng phương pháp phân tích theo kết cấu, mặt khác phải luôn luôn gắn liền với nội dung, lấy tính thống nhất của bài thơ làm phương pháp chứ không nên nệ vào hình thức bề ngoài
Hiện nay, ở trường ta thường áp dụng phương pháp phân tích “ bổ ngang” hay “ bổ dọc” tác phẩm. Cả hai cách đều có ưu thế của nó tuỳ theo từng đặc điểm trích giảng
Đối với tôi, thơ Đường luật nên áp dụng phương pháp bổ ngang, dựa theo kết cấu bài thơ mà phân tích. Bời vì phân tích theo kết cấu là lần theo quá trình dàn dựng cấu tứ của bài thơ, hướng dẫn cho học sinh đi từ ngoài đến trong, từ thấp lên cao, sự cảm thụ của học sinh đi từng bước cụ thể có cơ sở, không đại khái chung chung, nhất là đối với bài thơ cổ
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Với một giáo viên mới vào nghề, kiến thức cũng như kinh nghiệm chưa có là bao nhưng tôi vẫn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của quý đồng nghiệp tôi đã hoàn thành chuyên đề này. Vì đây là chuyên đề đầu tay, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn phuong phap day tho co.doc